HIV và thai kỳ: Mẹ nhiễm HIV cần lưu ý gì khi mang thai?

5/5 - (4 bình chọn)

Gia đình hoàn hảo hạnh phúc luôn là đích đến của bao ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ nhiễm HIV, thiên chức làm mẹ đến nay vẫn luôn là mong ước mà hiều người hy vọng. Vậy làm sao để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con ra khỏe mạnh, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Triệu chứng của phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Triệu chứng của phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Triệu chứng của phụ nữ mang thai nhiễm HIV

HIV là loại virus tồn tại rất lâu trong cơ thể, làm suy giảm miễn dịch của cơ thể người. Quá trình xâm nhập và gây bệnh của HIV trong cơ thể của phụ nữ có thai trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn nhiễm trùng khởi phát, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ, kéo dài từ 3 đến 8 tháng;  giai đoạn nhiễm trùng tiềm tàng kéo dài trong vòng 3 đến 10 năm hoặc dài hơn;  cuối cùng là giai đoạn hình thành hội chứng AIDS đầy đủ.

Các bệnh hay gặp của hội chứng AIDS:

  • Nhiềm trùng thông thường.
  • Nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi Pneumocytis carinii hoặc nhiễm cytomegalovirus.
  • Ung thư hóa: u lympho non Hodgkin.
  • Tổn thương trực tiếp HIV: bệnh não do HIV, bệnh tủy do HIV.

Hội chứng AIDS biểu hiện cụ thể qua 2 giai đoạn, đó là hình thành phức hợp liên quan AIDS và hội chứng AIDS đầy đủ.

Về phức hợp liên quan AIDS, biểu hiện bằng những triệu chứng sau:

  • Sốt kéo dài, gầy sút đi lớn hơn 10% thể trọng, ăn không ngon, giấc ngủ chập chờn.
  • Ỉa chảy kéo dài do hệ vi khuẩn chí ở đường ruột bị mất cân bằng.
  • Viêm loét răng miệng kéo dài và tần suất xuất hiện cao.
  • Nhiễm herpes hoặc zona, xuất hiện nhiều mụn nước chứa nhiều virus. Vị trí hay gặp là mắt, khóe môi.
  • Nhiễm nấm da và niêm mạc. Hoặc vùng âm đạo đau, rứa rát do nấm candida.
  • Tình trạng ngứa, ban đỏ bầm tím trên da diễn ra thường xuyên.

Hội chứng AIDS bao gồm các bệnh hay gặp đi kèm với hội chứng AIDS kết hợp với một hay nhiều biểu hiện sau:

  • Hạch to dạng kaposi sarcome.
  • Nhiễm trùng phổi, có thể gặp lao phổi, nấm phổi.
  • Rồi loạn thần kinh như liệt, rối loạn tâm thần sa sút trí tuệ, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

Phụ nữ mang thai có bao nhiêu phần trăm lây nhiễm sang thai nhi?

Khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Theo một số nghiên cứu khoa học đã được công bố, sự lây tuyền virus HIV từ mẹ sang con hầu như chỉ xảy ra trong 2 thời điểm, đoa là khoảng thời gian chuyển dạ và trong khi đẻ. Tỷ lệ lây nhiễm virus phụ thuộc vào 2 yếu tố là số lượng virus trong cơ thể người mẹ và thời gian vỡ nước ối

Dựa vào số lượng virus, thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con biểu thị bằng bảng dưới đây:

Số lượng virus

Tỷ lệ lây truyền

<400

1%

400 – 3000

6%

3000 – 40000

11%

40000 – 100000

21%

>100000

32%

Sau khi sinh con, tỷ lệ lây truyền phụ thuộc vào thời gian cho con bú bằng sữa mẹ. Trong vòng 6 tháng đầu, tỷ kệ lây truyền rất cao, rơi vào khoảng 0,7% mỗi tháng và sau 18 thàng thì tủ lệ này giảm còn 0,2% mỗi tháng.

Các xét nghiểm để xác định phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Các xét nghiểm để xác định phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Các xét nghiểm để xác định phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Để có những chuẩn đoán chính xác về việc người phụ nữ mang thai có bị nhiễm HIV không, cần phải có bằng chứng về các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số những chỉ định cận lâm sàng mà các bà mẹ cần lưu ý là:

Xét nghiệm máu. Thông qua các chỉ số sinh huyết, các y bác sỹ có thể xác định:

  • Có kháng thể kháng HIV hoặc kháng nguyên của HIV trong cơ thể người mẹ hay không. Có 2 loại test được sử dụng với mục đích này là test ELISA và test nhanh HIV.
  • Đếm số lượng T-CD4. Bình thường, số lượng tế bào T-CD4 có khoảng 500 – 1500 tế bào/mm³. Nếu số lượng T-CD4 giảm dưới mức tối thiểu cần phải xem xét.
  • Tỷ lệ số lượng tế bào T-CD4/T-CD8 <1. Ở người bình thường, tỷ lệ này trong khoảng 1,5 – 2,5.
  • Đếm số lượng tế bào bạch cầu lympho, xác định số lượng tế bào này giảm rõ rêt.
  • Vào giai đoạn muộn, khi hội chứng AIDS xuất hiện đầy đủ triệu chứng thì số lượng các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm.

Phân lập virus bằng cách nuôi cấy tế bào.

Phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của tế bào – PCR.

Cả 2 phương pháp này đèu cho kết quả nhanh, độ chính xác cao, tuy nhiên chi phí cao, yêu cầu trình độ phù hợp với máy móc hiện đại.

Làm gì để giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con

Chăm sóc trước khi mang thai.

Nếu trước khi mang thai, người phụ nữ đã phát hiện ra mình bị HIV thì cần phải được chăm sóc đặc biệt.

Thời gian truyền virus từ mẹ sang con diễm ra tưg rất sớm. Ngay từ tuần thứ 8, virus đã có thể xâm nhập vào trong bào thai. Vì vậy, bà mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng kèm với các thuốc điều trị HIV dùng trước đó để giảm thiểu số lượng HIV nhân lên trong cơ thể, đồng thời làm giảm tỷ lệ lây nhiễm virus từ mẹ sang con. Theo các nghiên cứu khoa học, các thuốc điều trị HIV hầu như ít ảnh hưởng đế thai nhi nên các bà mẹ ó thể yên tam sử dụng

Dùng thuốc AVR cho bà mẹ

AVR là một thuốc kháng kháng thể HIV, được dùng trong điều trị HIV cho hầu hết mọi đối tượng. Thuốc ARV ngăn chặn được tối đa và có hiệu lực dài đối với quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể. Mặc dù khônh có tác dụng diệt virus, tuy nhiên ARV giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Các loại thuốc trong nhóm thuốc này vừa có hiệu quả điều trị cao, vừa ít ảnh hưởng đến thai nhi nên được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ manh thai nhiễm HIV.

Chăm sóc lúc chuyển dạ và sinh nở

Chăm sóc lúc chuyển dạ và sinh nở cần những lưu ý đặc biệt
Chăm sóc lúc chuyển dạ và sinh nở cần những lưu ý đặc biệt

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, máu và các dịch trong cơ thể người mẹ mang rất nhiều virus, để lại nguy cơ lây nhiễm rất là cao. Vì vậy, để đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm ít nhất thì trong quá trình này cần những lưu ý đặc biệt:

  • Người mẹ nên sinh mổ. Khi sinh thường, cơ thể thai nhi cần chui qua lỗ âm đạo của mẹ cùng với dịch cơ thể, nước ối sẽ làm tăng tỷ lệ lây nhiễm.
  • Điều trị dự phòng bằng zidovudin 2mg/kg cân nặng/ 1h rồi giảm liều thành 1mg/kg cân nặng cho đến khi sinh và phương pháo dự phòng này nên áp dụng trước khi sinh 3h.
  • Là giai đoạn nhạy cảm, yêu cầu các y bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao. Đồng thời cần tránh tiếp xúc giữ thai nhi với máu của người mẹ.

Sau khi sinh và cho con bú

Sau sinh, mặc dù tỷ lệ lây nhiểm giảm đi đáng kể, tuy nhiên không được chủ quan, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu.

Trẻ em không nên dùng sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ cũng chứa nhiều virus có thể lây truyền sang cho con. Trường hợp tài chính gia đình không đủ chi trả có thể sử dụng sữa mẹ, tuy nhiên trong trường hợp này, trẻ em cần được dự phòng bằng thuốc ARV.

Sau sinh, người mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học để có thể phục hồi sức khỏe sau sinh, nên ăn nhiều bữa.

Sau sinh vài ngày, phụ nữ nên vận động để có thể nhanh chóng thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng lưu lượng máu trở về tử cung, tống xuất đưa máu đẻ còn ứ lại ở tử cung thoát ra ngoài, loại bỏ môi trường dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn và nhiễm trùng cơ hội (đặc điểm phổ biến nhất ở bệnh HIV).

Sử dụng thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Sử dụng thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Sử dụng thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV

ARV là thuốc kháng virus HIV được sử dụng trong hầu hết các phác đồ điều trị cho người nhiễm HIV. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bao gồm:

  • Phác đồ điều trị phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc trong nhóm để có tác dụng ức chế virus phát triển và hạn chế được nguy cơ virus thay đổi cấu trúc, dẫn đến khả năng kháng thuốc cao.
  • Thuốc ARV cần được chỉ định điều trị sớm, từ lúc phát hiện nhiễm HIV đã phải dùng ngay. Mục đích là để ức chế virus nhân lên nhanh chóng làm suy giảm miễn dịch , kéo theo các bệnh cơ hội đi kèm.
  • Thuốc ARV cần được sử dụng suốt đời và cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị trong quá trình sử dụng thuốc.

Đối với đối tượng là phụ nữ mang thai nhiễm HIV, sử dụng thuốc ARV có tác dụng ức chế nhân lên của virus trong cơ thể người mẹ, giảm được số lượng lớn virus lưu hành trong máu dịch sinh học hay trong sữa mẹ, đồng thời thuốc ARV cũng có thể qua hàng rào nhau thai vào bên trong tạo thành hàng rào ban đầu bảo vệ thai nhi khỏi virus lây nhiễm từ mẹ sang.

Để sử dụng thuốc ARV ngoài những nguyên tắc sử dụng thuốc như trên thì phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần phải quan tâm đến một số vấn đề khác như những tác dụng không mong muốn đối với thai nhi; những bất thường trong quá trình chuyển hóa, phân bố, thải trừ thuốc trong cơ thể người mẹ và tác dụng phụ đối với người mẹ.

Độc tính của thuốc ARV đối với thai nhi

Bằng những nghiên cứu khoa học thực nghiệm đã được công bố, độc tính thuốc ARV đối với thai nhi sẽ ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: loại thuốc ARV mà người mẹ đang dùng; tuổi của thai nhi( tỷ lệ gặp độc tính là 2,8% nếu thai nhi được 3 tháng); thời gian người mẹ sử dụng thuốc trước đó. Hai loại thuốc ARV được WHO khuyến cáo sử dụng bao gồm Efavirenz và Tenofovir.

  • Efavirenz: độc tính của Efavirenz gây ra chủ yếu ở hệ thần kinh như thai nhi không có não, không có mắt hay mắt nhỏ, dị dạng, môi bị hở hàm ếch. Tỷ lệ gặp là 2,3% trong vòng 3 tháng đầu. Loại thuốc ARV này được khuyến co không sử dụng, nếu bắt buộc thì chỉ sử dụng khi các phác đồ điều trị có Efavirenz trước đó mang lại hiệu quat điều trị cao, tác dụng rõ rệt.
  • Tenofovir: chủ yếu gâu dị tật ở xương với tỷ lệ bắt gặp là 2,3% trong 3 tháng tuổi đầu. Tuy nhiên tác dụng không mong muốn này có thể hồi phục sau đó.

Các bất thường trong chuyển hóa, phân bố thải trừ thuốc ở cơ thể người mẹ nhiễm HIV

Trong quá trình mang thai đối với cơ thể những người mẹ bình thường cũng có những thay đổi sinh lý như tănh tích lũy nước và mỡ, tăng cung lượng tim làm tăng tiền gánh của tim; tăng tốc độ và lưu lượng tưới máu đến các tổ chức gan, thận; nồng độ protein trong huyết tương giảm làm giảm liên kết thuốc… Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, những thay đổi sinh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân bố, chuyển hóa thải trừ của thuốc.

Quá quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đã phát hiện một số loại thuốc ARV sau sẽ chịu ảnh hưởng lớn:

  • Tenofovir, Efavirenz: nồng độ thuốc ở dạng còn hoạt tính trong máu giảm, tuy nhiên nồng độ tối thiểu để có tác dụng dược lý vẫn không thay đổi. Thuốc sẽ được dữ nguyên liều dùng như trước đó.
  • Lopinavir và Ritonavir( LPV/r), Atazanavir: nồng độ thuốc giảm trong e tháng giữa và 3 tháng cuối. Nên cân nhắc tăng liều cho người mẹ.
  • Darunavir: nồng độ thuốc giảm tronh suốt quá trình mang thai. Không sử dụng liều 1 lần/ngày mà thay bằng liều 2 lần/ ngày.
  • Fasamprenavir: nồng độ thuốc còn dạng hoạt tính trong máu giảm nếu không sử dụng Ritonavir tăng cường trong 3 tháng cuối. Bà mẹ cần điều trị phối hợp với liều nhỏ Ritonavir.
  • Ritonavir: nồng độ thuốc giảm dần trong quâ trình mang thai. Bà mẹ chỉ tăng liều khi phối hợp vói các thuốc PI để đạt hiệu quả tối ưu.

Độc tính đối với người mẹ nhiễm HIV

Các thuốc thuốc nhóm ức chế enzym sao mã ngược có cấu trúc nucleosid và nucleotid( NRTI)  thường gặp các biến chứng về các bệnh lý thần kinh hay bệnh lý cơ-cơ tim. Ngoài ra còn có nguy cơ xuất hiện viêm tủy. Tuy nhiên những biểu hiện này thường hay nhầm lẫn với những triệu chứng của hội chứng HELP như xuất huyết, men gan tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm đáng kể; hoặc hội chứng thoái hóa mỡ gan cấp ở phụ nữ mang thai.

Đối với nhóm thuốc ức chế enzym sao mã ngược không có cấu trúc nucleosid và nucleotid( NNRTI) thì độc tính có tỷ lệ xuất hiễn vẫn con. Đặc biệt, có Nevirapin( NVP) khi sử dụng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ gây độc cho gan, nhất là ở đối tượng phụ nữ có TCD> 250 tế bào/mm³.

Đối với nhóm thuốc ức chế protease, tác dụng không mong muốn hay gặp là làm tăng đường huyết hoặc nặng hơn là đẫn đến bệnh lý tiểu ra đường. Trong nhóm thuốc này, có Saquinavir làm kéo dài khoảng PR và QT, Indinavir tăng tích lũy các muối kết tinh ở đường tiết niệu, nguy cơ sỏi thận cao. Vì vậy, hai loại thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Ngoài ra còn có Atazanavir và Indinavir làm tăng giám tiếp nồng độ bilirubin ở cơ thể người mẹ vag nguy cơ cao tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh, nguy cơ vàng da nhân não rất lớn.

Trong số các loại thuốc ARV, nhóm thuốc ức chế enzym tích hợp rategavir được đánh giá cao về độ an toàn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và nhóm thuốc đầu tay được uu tiên sử dụng. Rategavir làm ức chế sự nhân lên của virus trong tu thể rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng dùng Rategavir nguy cơ men gan tăng cao. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này, bà mẹ nên chú ý men gan.

Bên cạnh công dụng điều trị hiệu quả thì thuốc ARV cũng mang lại nhiều đọc tính. Vì vậy, bà mẹ cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc sức khỏe và được tư vấn trước khi sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng, nên tái khám định kì để nhanh chóng ohats hiện các bất thường có thể xảy ra.

Lưu ý cho người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Những lưu ý cho người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Những lưu ý cho người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Để đảm bảo không có lây nhiễm chéo, ngoài những lưu ý cho bà mẹ mang thai nhiễn HIV thì người chăm sóc cũng phải có những quy định an toàn nghiêm ngặt. Cui thể:

  • Được trang bị đầu đủ các kiến thức về lây nhiễm HIV và biện pháp phòng tránh.
  • Trong quá trình chăm sóc, cần trang bị những thiết bị bảo hộ cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của bà mẹ nhiễm HIV. Nếu đã tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học thì cần phải rửa bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn ngay.
  • Không dùng chung đồ với sản phụ mắc HIV như khăn mặt, bàn chải đánh răng hay bấm móng tay…
  • Cần kết hợp với nhân viên dọn vệ sinh của bệnh viện, đồng thời phân loại rác thải của sản phụ mắc HIV và rác của sản phụ thường, có cách xử lý hợp lý, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
  • Nếu thực sự cần thiết, người chăm sóc nệ sử dụng một lộ trình dự phòng, hạn chế phơi nhiễm HIV.

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp về HIV và thai kì
Một số câu hỏi thường gặp về HIV và thai kì

Phụ nữ nhiễm HIV có nên sinh con không?

Phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm là thấp nhất, sản phụ nhiễm HIV cần được chuẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc ARV trước, trong và sau khi sinh con. Để tránh kháng thuốc, nên tuân thủ điều trị.

Một số phụ nữ khi nhiễm HIV thường tự ti, ngại chia sẻ nên không được tư vấn để dự phòng lây truyền cho thai nhi. Vì vậy, muốn sinh con khỏe mạnh, hãy đến gặp các u bác sĩ chuyên môn để được tư vấn điệu trị một cách hợp lý.

HIV lây truyền từ mẹ sang con bắt đầu từ tuần thứ mấy?

Theo những nghiên cứu khoa học xác định, virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con từ rất sớm, từ khoảng tuần thứ 8.

Vì vậy, việc dự phòng trước khi mang thai vô cùng quan trọng.

Chồng bị nhiễm HIV, vợ không bị có thể sinh con không?

Xin khẳng định chồng bị nhiễm HIV mà vợ không bị nhiễm vẫn có thể sinh con. Đặc biệt đàn ông nhiễm HIV còn có thể sinh con an toàn, nếu tinh trùng của họ được lọc rửa chọn lựa kỹ càng, sau đó được thụ tinh với trứng của vợ trong ống nghiệm thành phôi rồi cấy vào cơ thể người vợ. Phương pháp này an toàn hơn so với quan hệ tìn dục không có đồ bảo hộ, tăng nguy cơ lây truyền từ chồng sang vợ và tưg mẹ sang con.

Mẹ nhiễm HIV sinh con ở đầu có nên sinh con tiếp không?

Như đã đề cập ở trên, mẹ nhiễm HIV có thể sinh con ra khỏe mạnh nếu tuân thủ điều trị bằng thuốc ARV. Vì vậy, bà mẹ có thể sinh con tiếp.

Một dẫn chứng cụ thể đó là anh N.L. và chị P.T.T (TP. Vũng Tàu) đã phát hiện bị nhiễm HIV trước khi kêys hôm và sinh con. Tuy nhiên, anh chị đã được các nhân viên y tế tư vấn và tìm hiểu thông tin về điều trị lây truyền HIV từ mẹ sang con, nên sau giờ đây anh chị đã có 2 đứa con khỏe mạnh và không bị phơi nhiễm HIV ( Trích từ bài viết của sở y tế Bà Rịa-Vũng Tàu).

Mẹ bị HIV nên sinh thường hay sinh mổ?

Trong cáo báo cáo y khoa được công bố, tỷ lệ lây truyền virus HIV từ mẹ sang con giảm đáng kể khi sản phụ thực hiện phương pháp mổ bắt thai. Phương pháp này làm giảm thiểu nguy cơ thai nhi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của mẹ nên hạn chế lây nhiễm chéo. Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo nên đẻ mổ cho sản phụ nhiễm HIV.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây