Kẽm hay còn gọi là zinC là một trong những khoáng chất giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Bài viết này Healcentral (healcentral.org) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc siro Zinbebe với thành phần hoạt chất chính là kẽm, tăng cường hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch.
1, Thuốc Zinbebe là thuốc gì?
Thuốc Zinbebe là một loại thuốc thuộc nhóm vitamin và khoáng chất. Thuốc có tác dụng chính là hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tổng hợp và nhân lên của các ADN và protein trong cơ thể.
Thuốc Zinbebe được bào chế dưới dạng siro dễ uống, quy cách đóng gói dạng lọ với nhiều dung tích khác nhau như 50ml, 60ml, 80ml với bao bì ngoài là hộp giấy.
Thuốc là một sản phẩm sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – VIỆT NAM với quy trình kiểm nghiệm chặt chẽ, dây chuyền sản xuất an toàn, đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm. Thuốc có số đăng ký là VD-22887-15.
Chế phẩm có nhiều quy cách đóng gói khác nhau, tuy nhiên hàm lượng cũng như thành phần trong mỗi chế phẩm là như nhau. Thành phần có trong siro Zinbebe bao gồm:
- Hoạt chất chính: Kẽm (dưới sử dụng dưới dạng Kẽm gluconat): mỗi 5ml siro chứa hàm lượng là 10mg kẽm.
- Tá dược: đường, gôm arabic, glycerin, acid citric, natri citrat, nipagin, nipasol, nước cất vừa đủ.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc xem trên bao bì.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trực tiếp, thuốc được bảo quản tốt hơn ở nhiệt độ mát.
2, Siro Zinbebe 50mg có tác dụng gì?
Tác dụng của Siro thuốc Zinbebe:
- Giúp tăng cảm giác ngon miệng, giúp cơ thể tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tổng hợp khoáng chất, chất đạm, hạn chế tình trạng và làm giảm nguy cơ còi xương hay suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
- Giúp cơ thể tăng cường thể trạng, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Ngoài ra, các hoạt chất trong thuốc còn có tác dụng xúc tác cho enzyme ARN – polymerase. Đây là một yếu tố có vai trò quan trọng, tác động rất lớn đến quá trình tổng hợp và nhân lên của ADN cũng như các loại protein trong cơ thể.
3, Zinbebe Siro được chỉ định trong những trường hợp nào?
kẽm Zinbebe thường được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người bị thiếu hụt kẽm
- Trẻ bị còi xương, chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng.
- Các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa biểu hiện ra tình trạng chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu hoá, thường xuyên bị táo bón.
- Người bị tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính.
- Người có khả năng hấp thu dinh dưỡng qua đường tiêu hoá kém, người nuôi ăn lâu ngày qua đường tĩnh mạch.
- Bệnh nhân đang gặp tình trạng quáng gà, khô mắt hoặc loét giác mạc, khô da, bỏng, lở loét, có vết thương chậm lành.
- Nhiễm trùng da, niêm mạc, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa.
- Phụ nữ cần bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú. Ở giai đoạn cho con bú, kẽm được bổ sung từ trong sữa mẹ sẽ giúp bé có một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh.
- Người bị nghiện rượu (do đối tượng này thường có nguy cơ tổn thương ruột cao dẫn đến hấp thu kém. Ngoài ra, khả năng bài trừ kẽm qua nước tiểu của những người bị nghiện rượu cũng tương đối cao).
4, Thành phần trong thuốc Zinbebe có tác dụng gì?
Thuốc Zinbebe có thành phần chính là Kẽm – ZinC. Đây được xem như là một loại nguyên tố vi lượng không thể thiếu của cơ thể. Không những thế, nó là thành phần thiếu yếu của các hệ thống hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể như: enzyme dehydrogenase, enzyme carbonic anhydrase. Hệ thống enzyme này tác động lên hầu hết các quá trình sinh học của cơ thể, thúc đẩy sự hình thành, tổng hợp acid nucleic, glucid, protein và tham gia vào hệ thống miễn dịch, giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể và phòng chống các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở đường hô hấp và một số cơ quan khác. Chính vì vậy, kẽm đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không thể thay thế trong cơ thể.
Ngoài ra, thuốc Zinbebe còn có một vài thành phần tá dược khác như đường, gôm arabic, glycerin, acid citric, natri citrat, nipagin, nipasol, nước cất. Tá dược gôm arabic là một loại tá dược thông dụng, được sử dụng khá phổ biến trong bào chế dung dịch thuốc. Gôm có tác dụng như một lớp áo thân nước, vừa có tác dụng bảo vệ các tiểu phân dược chất rắn, vừa có khả năng tăng tính thấm và tăng độ hoà tan của của dược chất trong dung môi. Một số tá dược khác như acid citric và natri citrat có vai trò là hệ đệm, giúp tăng độ ổn định cho chế phẩm. Tá dược đường, nipagin, nipasol có tác dụng bảo quản. Không những thế, đường còn có khả năng tạo vị ngọt và che dấu mùi vị khó uống của dược chất.
5, Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: thuốc Zinbebe được dùng theo đường uống, thuốc được khuyến cáo là nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ. Sử dụng kẽm sai thời điểm có thể gây rối loạn tiêu hoá cho bệnh nhân. Nếu xảy ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như vậy, bạn có thể uống thuốc vào thời điểm trong bữa ăn để khắc phục tình trạng này.
Liều lượng: liều dùng của thuốc có thể căn cứ theo cân nặng, độ tuổi, thể trạng cơ thể của người bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc Zinbebe.
- Với đối tượng là trẻ em dưới 10kg: ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần sử dụng 5ml.
- Đối tượng là trẻ em từ 10 – 20kg: ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 10ml.
- Đối tượng là trẻ em và người lớn trên 30kg: ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 30ml.
- Để hấp thu tốt nhất nên uống Siro Kẽm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
6, Thuốc Zinbebe có dùng được cho phụ nữ đang trong thời kỳ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú không?
Đối tượng là phụ nữ có thai: việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân thuộc đối tượng là phụ nữ có thai cần được xem xét kỹ lưỡng do đối tượng này là đối tượng vô cùng nhạy cảm. Sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây tác động xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, thuốc Zinbebe lại là một loại thuốc cần thiết cho đối tượng này. Sở dĩ, thuốc Zinbebe có công dụng chính là bổ sung kẽm, rất cần thiết cho bà mẹ và thai nhi bổ sung và tăng cường miễn dịch. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bà mẹ trong thời kỳ này cần bổ sung kẽm một cách hợp lý. Do đó, thuốc có thể là một lựa chọn phù hợp cho phụ nữ có thai.
Đối tượng là phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Với đối tượng này, việc bổ sung kẽm cũng vô cùng cần thiết. Ngoài tác dụng giúp mẹ tăng cường miễn dịch, thuốc cũng có khả năng đi vào trong sữa và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Việc bổ sung kẽm bằng zinbebe cho đối tượng là phụ nữ đang cho con bú là vô cùng cần thiết.
7, Siro Zinbebe chai 60ml có giá bao nhiêu?
Hiện tại, Siro Zinbebe đang được bán trên thị trường với giá khoảng 35.000 – 60.000 vnd một lọ. Tuỳ vào dung tích khác nhau như 50ml, 60ml, 80ml, giá thuốc sẽ có sự thay đổi. Giá thuốc bán lẻ tại các quầy thuốc có thể cao hơn do phát sinh một số chi phí khác.
8, Thuốc Zinbebe được bán ở đâu?
Thuốc Zinbebe hiện có bán rộng rãi tại khắp các cơ sở, nhà thuốc, hệ thống nhà thuốc bệnh viện và quầy thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể đến các cơ sở này để được tư vấn và mua được thuốc Zinbebe chính hãng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ các website nhà thuốc online uy tín để được giải đáp thắc mắc.
9, Tác dụng phụ
Bệnh nhân sử dụng thuốc Zinbebe có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Việc sử dụng kẽm có thể gây ra một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chậm tiêu, kích thích dạ dày, tiêu chảy thậm chí có thể dẫn tới tình trạng viêm dạ dày.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc vào thời điểm đói, xa bữa ăn sẽ làm các triệu chứng trên trầm trọng hơn, thường xuyên hơn. Bệnh nhân có thể khắc phục tình trạng này bằng việc uống thuốc ngay trong bữa ăn.
Khi gặp những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có được tư vấn và xử trí đúng cách.
10, Thuốc Zinbebe có chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc Zinbebe:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị suy giảm chức năng gan, thận hoặc suy giảm chức năng tuyến thượng thận nghiêm trọng.
- Người có cơ địa tạo sỏi thận.
11, Những lưu ý khi sử dụng thuốc Zinbebe là gì?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zinbebe là:
- Không dùng thuốc Zinbebe khi thuốc bị hết hạn sử dụng
- Để xa tầm tay trẻ em
- Khi tiêu huỷ thuốc, không nên vứt vào hệ thống nước thải sinh hoạt của gia đình cũng như hệ thống sông ngòi.
- Không nên sử dụng phối hợp thuốc với một số khoáng chất khác như sắt, canxi, đồng
- Không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn bị loét dạ dày hoặc đang bị nôn mửa cấp tính.
- Thận trọng với bệnh nhân bị các bệnh về gan thận.
12, Dược động học
Dược động học của thuốc được thể hiện qua khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc:
Hấp thu: thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thường các hoạt chất sẽ được hấp thu tối đa ở tá tràng. Khả năng hấp thu của thuốc tại tá tràng có thể giảm đi nếu trong tá tràng có đồng, oxylat, canxi, phosphat. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể tăng khả năng hấp thu nếu có mặt glucose, iodoquinol, các amino acid và một số chất có khả năng tạo chelate.
Phân bố: Có khoảng 99% kẽm nằm trong các tế bào, phần còn lại thường nằm tại huyết tương và dịch ngoại bào. Các hoạt chất trong thuốc thường liên kết rất lỏng lẻo với protein huyết tương, sau đó nhanh chóng đi vào các mô, cơ quan trong cơ thể. Tuy vậy, kẽm thường tập trung ở tuyến tiền liệt của cơ thể và vị trí mạch mạc mắt. Kẽm cũng có thể liên kết với các nhóm như amino, hydryl, imidazol và một số phân tử hữu cơ khác. Với đối tượng là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, nồng độ kẽm trong huyết tương sẽ giảm đáng kể.
Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chủ yếu ở gan.
Thải trừ: thông thường, mỗi ngày cơ thể thông qua các cơ quan như tuyến tụy, ruột đào thải khoảng 2 – 5mg kẽm và một lượng nhỏ kẽm được đào thải qua thận và tuyến mồ hôi của cơ thể.
13, Tương tác của thuốc Zinbebe với đồ ăn, thức uống và với các thuốc khác là gì?
Tương tác của thuốc Zinbebe với đồ ăn, thức uống: Không nên các chất kích thích khi sử dụng thuốc Zinbebe để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Tương tác của thuốc Zinbebe với các thuốc khác:
- Khả năng hấp thu thuốc bị giảm nếu sử dụng thuốc đồng thời với các khoáng chất như Sắt, Phospho và một số loại kháng sinh như Penicilamin, Tetracyclin.
- Thành phần kẽm trong thuốc cũng là một yếu tố gây giảm hấp thu đồng.
14, Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều: Một số trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể kể đến như:
- Việc sử dụng thuốc Zinbebe trong thời gian dài với nồng độ cao có thể làm giảm hấp thu và thiếu hụt đồng. Đây có thể là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu và suy giảm số lượng bạch cầu trung tính. Khi đó, có thể xử trí bằng cách dùng các thuốc có khả năng tạo chelat đặc hiệu với kẽm, từ đó loại trừ kẽm ra khỏi huyết thanh, ngăn chặn nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, cần tiến hành bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bệnh nhân hoặc truyền máu nếu cần.
- Trong một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng ngộ độc cấp tính, bệnh nhân đau bụng dữ dội, khó chịu, có thể xuất huyết dạ dày. Trường hợp này là do muối kẽm clorua được hình thành trong dạ dày. Khi bệnh nhân sử dụng thuốc lúc đói, lượng acid dịch vị lúc này tương đối nhiều sẽ kết hợp với kẽm và ăn mòn dạ dày. Trong tình huống này, nên xử trí bằng cách cho bệnh nhân uống sữa, cacbonat kiềm hay sử dụng than hoạt tính để tạo tủa, tạo phức làm mất tác dụng của kẽm. Tuyệt đối không dùng biện pháp giải độc bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm
Đối với trường hợp bệnh nhân quên liều khi sử dụng thuốc Zinbebe: Nên uống ngay liều đã quên vào thời điểm gần nhất, nếu thời điểm đó gần với thời điểm uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên. Không nên uống bù liều gây ngộ độc.
Xem thêm:
Vitamin D Stérogyl là thuốc gì? Mở nắp dùng được bao lâu? Tác dụng
Conipa 5ml là gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng?