Thuốc Zentozin là gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tiêu hóa bổ sung lợi khuẩn dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Bài viết dưới đây, HealCentral xin giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm men vi sinh Zentozin – một trong những loại thuốc tiêu hóa đang được tin dùng phổ biến hiện nay.

1, Thuốc Zentozin là gì?

Thuốc Zentozin được sử dụng để phòng và điều trị các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… bằng cách bổ sung các lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể. Thuốc Zentozin được sản xuất và phân phối tại Việt Nam bởi Công ty Liên doanh dược phẩm Mebiphar-Austrapharm theo một dây chuyền hiện đại, tiên tiến. Sản phẩm được cấp phép lưu hành trên toàn quốc với số đăng ký QLSP-0745-03.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng thuốc bột, có 3 dạng đóng gói là hộp 15 gói, hộp 20 gói hoặc hộp 30 gói, trong mỗi gói chứa 1 gam thuốc bột. Thành phần chính trong 1 gam thuốc gồm hoạt chất chính là Lactobacillus acidophilus 10^8 CFU, Vitamin B1 với hàm lượng 0,3 mg cùng các hoạt chất, tá dược khác vừa đủ cho 1 gói.

Thuốc Zentozin có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất, mọi thông tin liên quan đều được ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì và trong tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo.

Hình ảnh hộp thuốc Zentozin
Hình ảnh hộp thuốc Zentozin

2, Công dụng của thuốc Zentozin

Thuốc Zentozin được sử dụng để:

  • Phòng và điều trị các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đường tiêu hóa,…
  • Kết hợp với các phương pháp bổ sung nước và điện giải cho cơ thể để điều trị tiêu chảy
  • Hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn, giúp điều chỉnh cân bằng hệ vi sinh đường ruột tăng cường miễn dịch
  • Bảo vệ đường tiêu hóa cho bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng kháng sinh

3, Chỉ định

Thuốc Zentozin phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ, được các bác sĩ và chuyên gia y tế khác chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Phòng và điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa
  • Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa
  • Người suy dinh dưỡng, da dẻ xanh xao, mệt mỏi do chán ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém

4, Các thành phần của Zentozin có tác dụng gì?

Hai thành phần chính tạo nên các tác dụng cho thuốc Zentozin là hoạt chất Lactobacillus acidophilus và Vitamin B1.

Hoạt chất Lactobacillus acidophilus:

  • Tác dụng chính: Đây là một loại lợi khuẩn Gram dương, thuộc chi Lactobacillus. Môi trường thuận lợi cho Lactobacillus acidophilus phát triển là môi trường acid (pH dưới 5,0). Chúng có khả năng duy trì số lượng vi khuẩn lành mạnh trong dạ dày và ruột bằng cách chuyển hóa đường thành acid lactic , nhờ đó điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó chúng còn được coi như là một loại kháng sinh tự nhiên chống lại các vi khuẩn gây hại trong đường ruột.
  • Cơ chế tác dụng: Hoạt chất Lactobacillus acidophilus gắn vào thành ruột, chống lại các tác nhân gây bệnh theo nhiều cơ chế như:
  • Cạnh tranh nơi lưu trú với các vi khuẩn có hại, gắn vào các vị trí trên thành ruột và tồn tại ở đó
  • Kích thích hệ miễn dịch
  • Có tác động kháng enterotoxin
  • Tiết ra các chất có tính kháng khuẩn, kháng sinh, chống lại các vi khuẩn có hại
  • Thay đổi pH đường ruột

Vitamin B1 là một loại vitamin có vai trò quan trọng với những tác dụng cụ thể như:

  • Tham gia duy trì và bảo vệ các cơ dọc của đường tiêu hóa, nơi có nhiều cơ quan miễn dịch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch chung để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
  • Đảm bảo các quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng cho cơ thể, giảm buồn chán và mệt mỏi.

5, Cách sử dụng thuốc Zentozin

5.1. Liều dùng

  • Trường hợp thông thường sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa:
  • Người lớn: Uống mỗi lần 1 gói, ngày 3 lần
  • Trẻ em: Uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 lần
  • Trường hợp dùng thuốc cho điều trị:
  • Tiêu chảy: Uống 4-8 gói/ ngày, chia thành 2-3 lần trong ngày
  • Táo bón: Uống mỗi lần 2 gói, ngày 3 lần
  • Phòng rối loạn tiêu hóa cho người dùng nhiều kháng sinh: Uống 2 gói/ ngày, 1 lần dùng
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa do dùng nhiều kháng sinh: Uống 4-8 gói/ ngày, chia thành 2-3 lần trong ngày

Tuy nhiên, bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn có thể chỉ định liều dùng khác tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân cụ thể.

5.2. Cách dùng

Thuốc được dùng theo đường uống bằng cách hòa tan với nước hoặc với sữa, nước trái cây. Không dùng cùng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nước hoa quả lên men.

Thời điểm thích hợp để sử dụng thuốc là sau các bữa ăn chính trong ngày, hoặc sau bữa sáng và tối với trường hợp dùng 2 lần/ ngày.

Hình ảnh hộp thuốc Zentozin
Hình ảnh hộp thuốc Zentozin

6, Thuốc Zentozin có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo hoặc khuyến cáo nào về việc thuốc Zentozin ảnh hưởng đến phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các đối tượng trên cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng sản phẩm này.

7, Thuốc Zentozin được bán với giá bao nhiêu?

Sản phẩm được phân phối rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Thuốc có thể được bán theo hộp hoặc lẻ từng gói tùy theo tình trạng bệnh và nhu cầu của người sử dụng. Giá thuốc Zentozin bán lẻ là 2.800 đồng/ gói, đây được đánh giá là mức giá phù hợp với kinh tế mọi đối tượng tiêu dùng, và phù hợp với những công dụng thuốc đem đến cho sức khỏe của người dùng.

8, Thuốc Zentozin có thể mua ở đâu?

Người có nhu cầu sử dụng có thể dễ dàng tìm mua thuốc Zentozin tại hầu hết các nhà thuốc đạt chuẩn GPP và các cơ sở y tế trên toàn quốc. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc các sàn thương mại điện tử đang phát triển cũng giúp chúng ta mua thuốc được tiện lợi hơn, chỉ cần đặt hàng online và nhận ship tới tận nhà. Các trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki,…, website của các nhà thuốc online, hoặc website chính thức của Công ty Liên doanh dược phẩm Mebiphar-Austrapharm là những địa chỉ uy tín mà chúng ta nên tìm đến để mua được sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Hãy tìm hiểu kỹ khi mua hàng, lựa chọn những nhà thuốc, địa chỉ bán hàng uy tín, để tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

9, Chống chỉ định

Thuốc Zentozin không nên dùng cho các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người quá mẫn hoặc dị ứng với các sản phẩm làm từ sữa
  • Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, suy gan thận nặng

10, Tác dụng phụ của thuốc Zentozin

Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc Zentozin:

  • Nổi mề đay, phát ban
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn
  • Cảm giác chán ăn, đắng miệng, cơ thể xanh xao

Mặc dù các tác dụng phụ này xảy ra rất ít, tùy cơ địa của người sử dụng, nhưng vẫn không được chủ quan, cần cẩn thận khi sử dụng thuốc. Khi phát hiện ra các triệu chứng như trên phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ hay dược sĩ kê đơn để được tư vấn và can thiệp xử lý kịp thời.

11, Lưu ý khi sử dụng thuốc Zentozin

Để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra và đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc Zentozin, người dùng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng
  • Thuốc Zentozin là thuốc kê đơn nên không được tự ý sử dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng khi dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuân thủ mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Hiện chưa có báo cáo nào về trường hợp quá liều nhưng không nên chủ quan khi sử dụng
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già và trẻ nhỏ
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Khi dùng thuốc trong điều trị tiêu chảy cần kết hợp các biện pháp bổ sung nước và điện giải phù hợp để bù lại lượng nước bị mất, đảm bảo sự cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.
  • Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn ngay khi có những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc để được tư vấn và có các biện pháp can thiệp xử lý kịp thời
  • Không dùng thuốc đã hết hạn, kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng. Nếu thuốc có những thay đổi bất thường như đổi màu, có nấm mốc, mùi lạ, chảy nước,… cần ngưng sử dụng ngay.
  • Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín của sản phẩm, không nên để thuốc trong tủ lạnh hoặc nhà tắm
  • Để xa tầm tay trẻ nhỏ, tránh để trẻ nuốt nhầm dẫn đến những hậu quả không mong muốn

12, Dược động học

  • Hấp thu: sau khi uống, thuốc chủ yếu ở thành ruột và ống tiêu hóa, các hoạt chất được hấp thu và tồn tại trong đó khoảng 15 ngày.
  • Thải trừ: qua phân và nước tiểu.
Hình ảnh hộp thuốc Zentozin
Hình ảnh hộp thuốc Zentozin

13, Tương tác thuốc

Hiện nay chưa có báo cáo nào về tương tác giữa thuốc Zentozin và các loại thuốc khác. Tuy vậy, trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng bệnh lý của bản thân, thông tin của các loại thuốc đang dùng hoặc đã dùng gần đây để bác sĩ/ dược sĩ kê đơn dự phòng đảm bảo tránh các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Ngoài ra người dùng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn về cách dùng và chế độ ăn uống đi kèm trong quá trình sử dụng thuốc Zentozin.

14, Xử trí quá liều, quên liều

14.1. Quá liều

Mặc dù chưa có báo cáo nào về các triệu chứng khi dùng quá liều nhưng bệnh nhân vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng, nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ kê đơn, không tự ý thay đổi liều dùng.

14.2. Quên liều

  • Khi phát hiện ra quên liều, bệnh nhân nên bổ sung liều đó càng sớm càng tốt
  • Nếu khi phát hiện ra quên liều đã gần với thời gian uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên, tiếp tục sử dụng liều sau như bình thường. Không được uống 2 liều quá gần nhau hoặc gấp đôi liều đã được chỉ định để bù lại liều đã quên.
  • Có thể sử dụng các cách tự nhắc nhở bản thân uống thuốc để hạn chế việc quên liều như: để thuốc và dán giấy nhắc nhở thời gian uống thuốc ở gần bàn ăn hoặc nơi dễ thấy, sử dụng báo thức hoặc các ứng dụng nhắc nhở uống thuốc trên điện thoại, tự tạo thói quen uống thuốc đúng giờ,…

Bài viết trên đây đã giới thiệu một số thông tin cơ bản về thuốc Zentozin. Đây là một loại thuốc đường tiêu hóa tiện lợi, nhiều công dụng, hiệu quả và dễ sử dụng cho cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ vấn đề gì chưa hiểu về sản phẩm, hoặc nếu muốn được kiểm tra và tư vấn một các kỹ càng hơn, hãy liên hệ với chúng tôi.

Xem thêm:

Men tiêu hóa Probio IMP: Công dụng, Cách dùng, Lưu ý tác dụng phụ

Men vi sinh Bạch Mai Colibacter: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây