Cây xương rồng hay được biết đến với các tên gọi như: Hóa ương lặc hay Bá vương tiên…. Là một trong những loại thuốc trị xương khớp trong dân gian từ xưa đến nay.
Xương rồng có tên khoa học là Euphorbia antiquorum, thuộc họ Đại kích (Thầu dầu): Euphorbiaceae. Xương rồng được biết đến là một loài thực vật mọng nước, chiều cao từ 1 – 3 mét, được con người trồng khắp nơi trên thế giới, phát triển thành cây lớn, thành bụi. Xương rồng có hơn 1000 loài được con người sử dụng với nhiều công dụng khác nhau như để trang trí làm đẹp, nhiều loại xương rồng còn cho trái ăn được như thanh long, và xương rồng còn được biết đến với công dụng trị xương khớp rất hiệu quả. Xương rồng bẹ và xương rồng 3 chia là hai loại xương rồng thường dùng trong chữa xương khớp, vì vậy, cần nắm rõ đặc điểm của hai loại này để có tác dụng trong điều trị, tránh nhầm lẫn với các loài khác.
- Xương rồng bẹ: Thân hình bầu dục, dài, dẹp, nhiều nhánh cũng hình bầu dục giống thân nhưng nhỏ hơn, phiến dẹp, nhiều gai.
- Xương rồng 3 chia (3 cạnh): Thân mọng nước, cao từ 1 – 3 mét. Thân được chia thành 3 cạnh, có nhiều cành. Trên thân có nhiều gai, có nhiều lá nhỏ.
Tác dụng của cây xương rồng đối với xương khớp
Trong Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có độc nên khi sử dụng, cần tìm hiểu kĩ các bộ phận trong xương rồng để sử dụng làm thuốc. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm phù thũng, tốt cho xương khớp,… xương rồng được dùng trong đông y để chữa các bệnh về thần kinh tọa, đau lưng, đau khớp,…, kích thích tuần hoàn máu, giảm ứ trệ. Ngoài ra với tính hàn, xương rồng còn giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa, giảm táo bón, ổn định lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu biết cách áp dụng đúng các bộ phận, cách dùng thì xương rồng là vị thuốc đơn giản, an toàn hiệu quả có thể chữa tại nhà.
Trong Y học hiện đại, thân xương rồng có các thành phần có dược tính quan trọng như các triterpenoid friedelan-3a-ol, taraxerol,…, các acid citric, tartric, trong nhựa xương rồng còn có euphorbol, euphol,… Đều là những chất quan trọng trong điều trị thoái hóa cột sống (giai đoạn nhẹ) và những bệnh về xương khớp khác với các tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Xương rồng được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp, giảm các triệu chứng đau nhức và sưng viêm.
Hiệu quả của tác dụng điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Thời gian sử dụng: Phương pháp này cần được sử dụng kiên trì, lâu dài thì mới đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ giúp giảm đau tức thời mà không điều trị triệt để được bệnh
- Cơ địa với người bệnh: Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà hiệu quả của phương pháp điều trị khác nhau. Nếu cơ địa hợp, hiệu lực giảm đau của phương pháp này nhanh chóng đạt hiệu quả, tuy nhiên sẽ có những người cơ địa không phù hợp mà sử dụng trong thời gian dài cũng không có tác dụng.
- Thông thường, phương pháp này chỉ giúp quá trình điều trị bệnh lý xương khớp được thuận lợi hơn.
Bài thuốc điều trị gai cột sống, thoái hóa cột sống bằng xương rồng
Hiện nay có rất nhiều cách để dùng xương rồng chữa bệnh, tuy nhiên, cần áp dụng cách mới đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Có thể tham khảo các cách chế biến xương rồng trong điều trị bệnh như sau:
Đắp bằng xương rồng bẹ
Do trong xương rồng có cả độc tố nên việc đắp xương rồng vẫn được cho là an toàn hơn, dễ sử dụng tại nhà hơn so với việc ăn hay sắc uống xương rồng. Khi sử dụng, có thể sử dụng xương rồng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác để có thể đạt được hiệu quả cao hơn:
Nguyên liệu cần chuẩn bị : 1-2 nhánh xương rồng bẹ, 10 gam muối hạt, 1 tấm vải mỏng, sạch.
Cách thực hiện:
- Xương rồng dùng dao cắt bỏ hết phần gai, rửa sạch rồi đem đi ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi đem ra ngoài cho ráo nước. Dùng vật nặng đập dập xương rồng cùng với một ít muối hạt.
- Cho hỗn hợp xương rồng muối vào chảo sao khoảng 1 phút cho nóng lên rồi đem để vào trong một cái khăn mỏng và sạch, đắp khăn lên lưng dọc vị trí đau.
- Áp dụng phương pháp này mỗi ngày một lần. Sử dụng liên tục kiên trì trong 2 đến 3 tuần, việc đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc từ xương rồng nướng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 – 4 nhánh xương rồng bẹ, 1 tấm vải mỏng, sạch.
Cách thực hiện:
- Xương rồng sau khi thu hoạch dùng cao cạo bỏ hết phần gai ở xung quanh.
- Rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút cho sạch bụi bẩn, nhớt. Vớt ra, để khô ráo.
- Đặt nhánh xương rồng trên bếp than và nướng cả 2 mặt cho nóng, nướng trong khoảng 5 phút.
- Sau khi nướng xong, để xương rồng được bọc trong một chiếc khăn mỏng và sạch, sau đó đắp lên vùng lưng dọc theo vị trí bị đau nhức. Sau 5 – 10 phút bẹ lá nguội, bỏ bẹ lá cũ, sử dụng bẹ lá xương rồng nướng mới.
- Áp dụng đều đặn mỗi lần một ngày, kiên trì liên tục sử dụng trong 1 – 2 tuần sẽ thấy được hiệu quả điều trị, khí huyết lưu thông, giảm đau nhanh chóng, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị xương khớp.
Tìm hiểu thêm: Top 10 bài thuốc nam điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất
Bài thuốc xương rồng chia ba và cá lóc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 đọt xương rồng ba chia, cá lóc 1 con khoảng 200g, một ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Đọt non xương rồng dùng dao loại bỏ sạch gai, cắt thành lát mỏng theo chiều ngang. Sau đó bóp với muối để khử nhớt vài lần, ngâm trong nước muối loãng tầm 15 phút cho sạch nhớt và bụi bẩn. Cá lóc làm sạch vảy và ruột, dùng muối sát sạch.
- Cho cá lóc, xương rồng vào nồi, thêm nước đến xâm xấp nồi, đun nhỏ lửa đến khi chín (khoảng 15 phút) thì tắt bếp. Sau đó nêm nếm muối cho vừa vị.
- Chú ý trong khi nấu không được nêm bất cứ gia vị nào khác.
- Canh xương rồng cá lóc có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, tuy nhiên không được để qua đêm vì sẽ làm giảm công dụng. Sử dụng liên tục trong 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả điều trị xương khớp.
Sử dụng xương rồng ba chia và muối hạt
Nguyên liệu cần chuẩn bị: ba nhánh xương rồng ba chia, 1 nắm muối hạt,
Cách thực hiện:
- Xương rồng 3 chia bạn đem đi rửa sạch với nước, sau đó loại bỏ sạch phần gai trên thân xương rồng, tiếp theo đập dập xương rồng cùng với muối hạt.
- Cho các nguyên liệu trên vào chảo và sao nóng trong vài phút cho đến khi vàng, đợi đến khi nguội 1 chút rồi bọc lại bằng 1 chiếc khăn sạch và chườm lên chỗ đau cho bệnh nhân.
Lưu ý; khi vừa sên xong xương rồng vẫn còn nóng hãy cẩn thận để không bị bỏng da.
Bài thuốc điều trị gai cột sống : Xương rồng – Cúc tần – Ngải cứu – Dây tơ hồng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: xương rồng bẹ 3 nhánh. Cúc tần 1 nắm, dây tơ hồng 1 nắm ngải cứu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch xương rồng với nước, gọt sạch phần vỏ sau đó đem ngâm chung với nước muỗi loãng để phần nhựa trong xương rồng được ra bớt
- Tiếp theo dã nát xương rồng rồi cho cúc tần, tơ hồng, ngải cứu vào chảo, sao đều tay sau khoảng tầm 10 phút là xong.
- Đợi cho xương rồng nguội bới thì bọc lại bằng khăn sạch và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức cho người bệnh.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tai thỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Xương rồng tai thỏ 1 nhánh, chanh 1 quả, 1 nắm muối hạt, vài chén rượu trắng cùng với 2-3 củ gừng
Cách thực hiện:
- Sau khi thu hoạch, xương rồng tai thỏ vệ sinh thật sạch dưới vòi nước, sau đó loại bỏ đi phần gai trên thân cây.
- Tiếp theo, pha nước chanh cùng với muối rồi cho xương rồng vào ngâm ít nhất 2 tiếng. Sau 2 tiếng ta lấy ra rồi đợi cho ráo nước.
- Khi xương rồng đã ráo thì ta dã cho nát phần xương rồng.
- Tiếp tục dã nhuyễn 2-3 củ gừng cùng với rượu trắng sau đó bỏ phần nước chỉ lấy phần bã, ta cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo rồi xao cho đến khi ngả vàng.
- Sau khi hoàn tất các công đoạn trên thì dùng 1 tấm vải sạch cho hỗn hợp vừa hoàn thành để bọc lại và đem đi chườm cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hiện nay [Bác sĩ khuyên dùng]
Lưu ý trị gai cột sống bằng cây xương rồng
Để việc đều trị gai cột sống đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh phải kiên trì sử dụng đều dặn, liều lượng phải đúng như hướng dẫn, tránh vận động mạnh sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn. Thường xuyên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Việc điều trị gai cột sống bằng xương rồng chỉ là phương pháp tạm thời, không thể trị dứt điểm được căn bệnh này.
Cẩn thận với nhựa xương rồng
Nhựa hay mủ xương rồng có chứa rất nhiều chất độc, chúng ta cần chú ý khi sử dụng xương rồng để điều trị gai xương khớp hay thoát vị đĩa đệm. Loại bỏ thật sạch nhựa cây xương rồng, bởi nếu bị dính vào da có nguy cơ bị bỏng da và tuyệt đối không được để nhựa xương rồng dính vào mắt vì có thể ảnh hưởng đến thị lực của mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù mắt.
Nguy cơ ngộ độc khi chế biến thức ăn
Khi sử dụng xương rồng để chế biến mốn ăn chúng ta cần phải cẩn thận bởi có những bệnh nhân có thể mẫn cảm, dị ứng với 1 số chất độc trong xương rồng, và nên nhớ loại bỏ thật sạch gai xương rồng cũng như mủ xương rồng để giảm thiểu nguy cơ thấp nhất bị ngộ độc do ăn xương rồng
Cần tìm đúng loại cây
Thật không khó để bắt gặp hay tìm mua cây xương rồng, tuy nhiên trên thị trường hiện nay các mẫu cây xương rồng rất đa dạng và phong phú, chính vì thế mà bệnh nhân dễ nhầm lẫn mà mua phải không đúng loại cây dùng để điều trị, khiến việc điều trị không có hiệu quả làm mất nhiều thời gian cũng như là công sức của bệnh nhân. Chính vì thế bệnh nhân cần chú ý tìm đúng loại cây và sử dụng đúng liều lượng để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.
Không nên lạm dụng
Như đã nêu ở phần trên việc điều trị bằng cây xương rồng chỉ là phương pháp tạm thời không thể thay thế việc điều trị của bác sĩ, chúng ta không nên lạm dụng cây xương rồng để điều trị bởi tuy cây xương rồng mang lại hiệu quả giảm đau giúp cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện phần nào, tuy vậy mủ xương rồng không tốt cho cơ thể nếu như được tiếp xúc với liệu lượng nhiều và thường xuyên vậy nên bệnh nhân nên nhớ chỉ áp dụng phương pháp điều trị bằng cây xương rồng vài lần trong tuần chứ không nên lạm dụng phương pháp này.