[Giải đáp] Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi?

5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay, do cuộc sống bận rộn hoặc do sở thích, chế độ ăn uống của nhiều người không khoa học dẫn tới nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày. Một trong số đó là bệnh xuất huyết dạ dày. Vậy thì, khi bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì và chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý để giúp cho bệnh nhanh chóng khỏi sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất huyết, chảy máu vào lòng dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, do ăn uống không điều độ thường ăn đồ cay nóng, rượu bia gây tổn thương niêm mạc dạ dày, do căng thẳng stress, do chấn thương,… Xuất huyết dạ dày cần được phát hiện và điều trị một cách kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Thức ăn cũng như chế độ ăn là một trong những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Như vậy, người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì và nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh? Các bạn hãy tiếp tục đọc bài viết này để biết rõ hơn nhé.

Xem thêm: [Chia sẻ] Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử lý kịp thời?

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Khoai lang

Khoai lang có lợi trong điều trị xuất huyết dạ dày
Ảnh: Khoai lang có lợi trong điều trị xuất huyết dạ dày

Khoai lang là một loại củ rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây cũng là một thực phẩm dễ tìm và đã được chứng minh có tác dụng có lợi trong quá trình điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.

Khoai lang có chứa nhiều tinh bột – nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, khi luộc khoai lang mềm vì vậy tốt cho việc tiêu hóa thức ăn, giảm việc dạ dày phải tiêu hóa thức ăn cứng.

Khoai lang cũng có chứa nhiều chất xơ, vì vậy giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, nhuận tràng, chống táo bón.

Khoai lang cũng chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng tái tạo, lành vết thương.

Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp tăng cường hệ vi khuẩn chí đường ruột cũng như sức đề kháng của đường ruột.

Cách đơn giản nhất để chế biến khoai đó là khoai luộc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến các món làm từ khoai khác như bánh khoai, chè khoai,…

Xem thêm: Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Củ dền

Củ dền hay củ dền đỏ cũng là một loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong điều trị xuất huyết dạ dày. Củ dền là một loại củ được trồng phổ biến ở miền Nam, đặc biệt có nhiều ở Đà Lạt, còn miền Bắc thì ít gặp hơn tuy nhiên vẫn có thể mua nó ở các chợ lớn hay siêu thị.

Củ dền có màu đỏ tím, có chứa nhiều chất bổ máu. Củ dền có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6 và vitamin C. Các vitamin này có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa, kháng khuẩn, nhanh lành vết thương.

Củ dền còn cung cấp nhiều các khoáng chất cho cơ thể như sắt, magie, photpho, canxi, đồng có tác dụng bổ máu, đặc biệt là sắt là một thành thần cần thiết cho quá trình tạo máu, giúp bù lại lượng máu đã mất cho cơ thể.

Củ dền còn có tác dụng tốt đối với mạch máu, giảm tình trạng giãn mạch, bảo vệ mạch máu.

Chất xơ có trong củ dền cũng giúp chống tình trạng táo bón.

Không chỉ dùng trong hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày, mà củ dền còn được các bác sĩ khuyên nên dùng mỗi ngày nhờ tác dụng trong điều hòa huyết áp, chống các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư.

Cách sử dụng củ dền rất đơn giản, bạn có thể làm nước ép củ dền, vừa mát mà vẫn giữ được nguyên thành phần. Có thể kết hợp nước ép củ dền với một chút mật ong hay nước ép cà rốt.

Ăn bơ tốt cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Ảnh: Ăn bơ tốt cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Bơ là một loại trái cây khá phổ biến tại Việt Nam, với giá trị dinh dưỡng cao, đã được nghiên cứu khoa học chứng minh.

Bơ có chứa nhiều loại vitamin như vitamin K, B5, B6, vitamin C, vitamin E. Bởi vậy vitamin K có tác dụng bổ máu, vitamin C và E giúp tăng cường sức đề kháng và giúp tái tạo tế bào, chống quá trình oxy hóa, chính vì vậy, bơ còn được dùng trong làm đẹp. Vitamin K là một loại vitamin cần thiết cho quá trình tạo các yếu tố đông máu, giúp đông máu, giảm tình trạng xuất huyết dạ dày.

Quả bơ có tên gọi như vậy do bơ có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa, hay có thể nói là một loại bơ thực vật. Chúng giúp việc hấp thu các vitamin tan trong dầu rất tốt, đồng thời là loại chất béo tốt cho tim mạch.

Bơ có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan lớn, giúp tăng cường hệ vi khuẩn chí của cơ thể, tăng sức đề kháng của đường ruột đồng thời giúp chống táo bón.

Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm béo thì bơ cũng là một lựa chọn rất tốt.

Bơ có thể chế biến thành nhiều loại đồ ăn ngon miệng như kem bơ, sinh tố bơ,…

Ngũ cốc

Ngũ cốc là một lựa chọn tốt cho những người đang bị xuất huyết dạ dày, mà cuộc sống bận rộn không có nhiều thời gian cho việc ăn uống.

Ngũ cốc bao gồm 5 loại hạt khác nhau, đó là gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, hạt mè, các loại đậu.

Ngũ cốc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, bên cạnh đó chúng còn chứa nhiều loại vitamin cũng như khoáng chất, có tác dụng tốt trong tái tạo tế bào, chống viêm, nhiễm khuẩn đường ruột và tác dụng bổ máu. Bên đó, các loại ngũ cốc cũng có chứa chất xơ giúp chống táo bón, cải thiện các vấn đề tiêu hóa.

Bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc trong bữa ăn hằng ngày hoặc bạn có thẻ sử dụng các loại bột ngũ cốc hoặc sữa từ ngũ cốc.

Bí đỏ

Bí đỏ hạn chế tình trạng xuất huyết dạ dày
Ảnh: Bí đỏ hạn chế tình trạng xuất huyết dạ dày

Bí đỏ cũng là một loại quả phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc rất quen thuộc với quả bí đỏ. Trong quả bí đỏ có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B6, C, E, K có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể, bổ máu, tăng cường tạo yếu tố đông máu giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất khoáng như magie, đồng, đặc biệt là sắt giúp bổ máu, tăng cường tạo máu, bù lại lượng máu bị mất. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất xơ chống táo bón, tốt cho tiêu hóa.

Bí đỏ có nhiều cách chế biến như nước ép bí đỏ, bí đỏ xào, nấu canh. Bạn nên thêm chút dầu khi nấu bí đỏ sẽ giúp hấp thu tốt các loại vitamin có trong bí đỏ.

Thức uống tốt cho dạ dày

Dưới đây là một số loại thức uống bạn có thể giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh xuất huyết dạ dày:

Nước cam thảo và mật ong: Đây là loại thức uống khá ngon miệng và dễ làm. Cảm thảo có tác dụng tốt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc dạ dày tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường tái tạo cũng như tác dụng chống viêm, giảm đau.

Trà hoa cúc: Đây là một loại thức uống cũng rất ngon, với vị thanh nhã, đặc biệt với những ai có thói quen uống trà. Trà hoa cúc có tác dụng tốt với đường tiêu hóa, đặc biệt có công dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng tốt trong điều trị xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, trà hoa cúc giúp giấc ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái thư giãn, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Nước ép bắp cải: Nước ép bắp cải có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp nhanh chóng tái tạo tế bào, làm lành tổn thương.

Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?

Thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Ăn đồ nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Ảnh: Ăn đồ nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ hay ăn những đồ khó tiêu không tốt cho dạ dày cũng như là hệ tiêu hóa do làm hệ tiêu hóa phải làm việc quá mức. Dầu mỡ được tiêu hóa chậm, làm cho việc làm rỗng dạ dày lâu hơn, dẫn tới đầy hơi, nôn và đau dạ dày. Thức ăn khó tiêu, thức ăn cứng làm dạ dày phải tăng cường hoạt động và co bóp. Tất cả các yếu tố trên là các yếu tốt gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày nặng hơn, lâu lành vết thương.

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn không được tươi mới, đồng thời chúng cũng có chứa nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật, bên cạnh đó còn có thể có chứa các chất độc với hệ tiwwu hóa.

Đồ uống có gas và chất kích thích

Đồ uống có gas và chất kích thích gây co cơ trơn dạ dày, tăng tiết acid dịch vị làm cho tổn thương càng lan rộng, vết loét nặng hơn.

Thực phẩm có tính acid

Thực phẩm có tính acid, có vị chua như chanh,… làm kích thích hệ tiêu hóa, tăng co bóp, đồng thời tăng độ acid gây ảnh hưởng tới vết loét, làm vết loét nặng hơn.

Thực phẩm cay, nóng

Thực phẩm cay, nóng đặc biệt không tốt cho dạ dày, nó làm tổn thương niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày phải tăng co bóp từ đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày, làm tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn.

Một số lưu ý về chế độ ăn khi bị xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, bạn nên chú ý hơn về chế độ ăn của mình, bạn nên ăn uống hợp lý theo chế độ như sau:

  • Bạn nên ăn đủ bữa, đặc biệt là không nên bỏ bữa sáng. Bữa sáng rất quan trọng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn đối với cả cơ thể.
  • Bạn nên ăn ít trong một bữa và chia nhỏ bữa trong một ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày của bạn không bị quá tải.
  • Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá nhanh. Điều này sẽ giúp dạ dày không phải hoạt động nhiều và tiếp xúc với thức ăn cứng.
  • Sau khi ăn, bạn không nên vận động mạnh hay nằm luôn mà nên ngồi nghỉ một lúc.
  • Không nên để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no.

Qua bài viết trên đây, hi vọng bạn đã hiểu hơn về cách ăn uống khi bị bệnh xuất huyết dạ dày. Bệnh xuất huyết dạ dày là một bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa khỏi vì thế bạn nên thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn tích cực sẽ giúp cho bạn nhanh chóng chữa khỏi bệnh này.

Ngày viết:
Tôi là dược sĩ Quang, hiện đang theo học tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Ngôi trường đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam. Tôi viết những bài này nhằm cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây