Thuốc Vincomid: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

Đánh giá post

Hiện nay có rất nhiều các thuốc chống nôn khác nhau được nghiên cứu và phát triển trong đó có Vincomid, dưới đây sẽ đưa ra cho bạn một số những thông tin như tác dụng gì, liều dùng thế nào, dùng ra sao, không được sử dụng hay chú ý khi sử dụng cùng thuốc nào, và một số lưu ý khi dùng cho đối tượng đặc biệt như: phụ nữ có thai và cho con bú…

Vincomid là thuốc gì?

  • Vincomid là thuộc nhóm thuốc đối kháng với dopamin, có tác dụng chống nôn, sử dụng trong trong các phẫu thuật hoặc trong trị xạ để chống nôn.
  • Thuốc có thành phần chính là Metoclopramid dưới dạng Metoclopramid hydroclorid hàm lượng 5mg/ml. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch pha tiêm, được đóng gói vào một hộp gồm gồm 10 ống, mỗi ống chứa 2ml dung dịch thuốc.
  • Thuốc do công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất.

Số đăng ký thuốc Vincomid

Số đăng ký thuốc Vincomid là VD-21919-14

Thuốc Vincomid  có tác dụng gì?

  • Cơ chế chống nôn của thuốc: Khi có một số yếu tố kích thích gây nôn xâm nhập vào cơ thể như các thuốc trị xạ… các yếu tố này sẽ kích thích trung tâm CTZ sau đó một số tin hiệu sẽ được dẫn truyền sang trung tâm nôn ở hành não gây ra phản xạ nôn thông qua việc tác động vào 2 thụ thể D2 và 5HT, khi CTZ . Thuốc có tác dụng phong bế 2 thụ thể là receptor dopaminergic và đối kháng với receptor 5HT3  do đó có tác dụng ức chế trung tâm nôn (CTZ) từ đó có tác dụng chống nôn
  • Thuốc làm tăng tính nhạy cảm với acetylcholin của các receptor ở các tế bào biểu mô trên đường tiêu hóa do đó có tác dụng kích thích cơ trơn đường hóa tăng co bóp, tăng nhu động ruột, giúp làm giảm một số triệu chứng do rối loạn nhu động đường tiêu hóa gây nên.

Chỉ định của Vincomid

  • Với tác dụng chống nôn nên thuốc được sử dụng trong dự phòng các chứng nôn gây ra bởi các nguyên nhân như: sau  phẫu thuật, sử dụng một số hóa chất trong trị xạ.
  • Thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị chứng nôn, buồn nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau kể trong đau nửa đầu.
  • Đối với trẻ em dưới 18 tuổi thì thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn
  • không phải phải là ưu tiên đầu tay mà được chỉ định ở hàng thứ 2 khi các thuốc ở đầu tay không đạt hiệu quả.
Thuốc Vincomid được chỉ định sử dụng trong dự phòng các chứng nôn
Thuốc Vincomid được chỉ định sử dụng trong dự phòng các chứng nôn

Cách sử dụng thuốc Vincomid

Cách dùng

  • Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêp sử dụng tiêm đường bắp hoặc tĩnh mạch chậm vì vậy cần có những bác sĩ hoặc y tá tiêm thuốc, không tự ý sử dụng tại nhà.
  • Khi sử dụng cần kiểu ra thuốc trước về màu sắc dung dịch thuốc xem có biến màu không, có bị lẫn tạp vẩn đục mà quan sát được… để có thể phát hiện ra các sai sót, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Liều dùng (5mg/ml)

  • Khi sử dụng thuốc cho đối tượng là người lớn để chống  nôn và buồn nôn sau phẫu thuật thì sử dụng với liều dùng là 1 ống 2ml/lần tiêm
  • Khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân là người lớn có hóa trị xạ để chống nôn hoặc buồn nôn thì sử dụng với liều dùng là 1 ống/lần và chú ý sử dụng tối đa 3 lần tiêm trong ngày.
  • Liều tối đa khi cho bệnh nhân sử dụng để phòng nôn và buồn nôn là 3 ống/ngày hoặc tính theo cân nặng 0,5mg/kg trọng thể trong một ngày.
  • Khi sử dụng thuốc cho đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi thì liều dùng được tính theo cân nặng của trẻ, khi sử dụng thuốc để sử phòng nôn thì sử dụng với liều dùng là 0,1-0,15 mg/kg trọng thể/lần và  có thể tiêm tối đa ngày 3 lần. Chú ý không được tiêm Vincomid trong một ngày quá liều 0,5mg/kg trọng thể. Thuốc được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch.

Liều khuyến cáo sử dụng cho trẻ em theo tuổi và theo cân nặng như sau:

  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em có đội tuổi từ 1-3 tuổi với cân nặng của trẻ từ 10 đến 14 kg thì sử dụng và liều dùng là 1mg/lần và ngày tối đa tiêm 3 lần.
  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em có đội tuổi từ 3-5 tuổi với cân nặng của trẻ từ 15 đến 19 kg thì sử dụng và liều dùng là 2mg/lần và ngày tối đa tiêm 3 lần.
  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em có đội tuổi từ 5-9 tuổi với cân nặng của trẻ từ 20 đến 29 kg thì sử dụng và liều dùng là 2,5mg/lần và ngày tối đa tiêm 3 lần.
  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em có đội tuổi từ 9-18 tuổi với cân nặng của trẻ từ 20 đến 60 kg thì sử dụng và liều dùng là 5mg/lần và ngày tối đa tiêm 3 lần.
  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em có đội tuổi từ 15-18 tuổi với cân nặng của trẻ trên 60kg thì sử dụng và liều dùng là 10mg/lần và ngày tối đa tiêm 3 lần.
Hình ảnh: Ống thuốc Vincomid 2ml
Hình ảnh: Ống thuốc Vincomid 2ml

Chú ý thời gian sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi trong trường hợp phòng nôn và buồn nôn trong sử dụng hóa trị xạ thì sử dụng nhiều nhất 5 ngày, còn sau khi phẫu thuật là nhiều nhất 2 ngày.

  • Tham khảo liều dùng của bác sĩ đưa ra cho từng đối tượng đặc biệt là đối tượng người già, khi sử dụng thuốc cho đối tượng này cần cân nhắc liều dùng theo chức năng gan thận
  • Đối với bệnh nhân suy thận liều dùng đc đánh giá theo nồng độ creatinin huyết thanh và tình trạng suy thận trên bệnh nhân. Chú ý giảm liều dùng cho bệnh nhân và tham khảo liều dùng của bác sĩ đưa ra.
  • Với bệnh nhân suy gan liều dùng cũng được hiệu chỉnh sao cho phù hợp, với những bệnh nhân có suy gan nặng sử dụng với liều dùng bằng ½ liều so với đối tượng bình thường.

Các dữ liệu an toàn trên trẻ em dưới 1 tuổi rất hạn chế vì vậy không sử dụng thuốc cho đối tượng này để tránh gây nguy hiểm đến trẻ.

Tác dụng phụ của thuốc Vincomid

  • Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có thể có xảy ra một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết như Methemoglobin máu, Sulfhemoglobin máu. Vì vậy khi sử dụng thuốc cần chú ý khi sử dụng cho những bệnh nhân có báo cáo về việc thiếu hụt enzyme NADH cytochrome b5 reductase, không nên sử dụng thuốc cho đối tượng này, nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc cần chú ý sử dụng các biện pháp để hạn chế Methemoglobin máu xảy ra. Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần chú ý khi kết hợp với các thuốc chứa lưu huỳnh với liều cao để hạn chế tác dụng phụ Sulfhemoglobin máu có thể xảy ra.
  • Một số tác dụng không mong muốn tên tim mạch cũng có thể được xảy ra khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: nhịp tim chậm, ngừng tim, kéo dài khoảng QT hoặc xoắn đỉnh những tần suất hiếm gặp xong các tác dụng không mong muốn này rất nghiêm trọng do đó thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, và những bệnh nhân có đang sử dụng các thuốc có nguy cơ gây kéo dài khoảng QT.
  • Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có thể báo cáo về các tác dụng không mong muốn trên hệ nội tiết như: đối với nữ giới có thể gặp phải tình trạng vô kinh với tần suất ít gặp, có thể có tình trạng tăng tiết sữa do tăng tiết prolactin những tần suất hiếm gặp; đối với nam giới có thể có báo cáo về tình trạng to những tần suất chưa xác định.
  • Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc được báo cáo trên bệnh nhân liên quan đến tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)
  • Một số tác dụng không mong muốn liên quan đến hệ thống miễn dịch được báo cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: sốc phản vệ, các phản ứng mẫn cảm.
Công thức hóa học của Metoclopramid
Công thức hóa học của Metoclopramid
  • Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh khi sử dụng thuốc như: buồn ngủ với tần suất rất hay gặp, ngoài ra có tình trạng rối loạn ngoại tháp hoặc hội chứng parkinson có thể xảy ra với tần suất hay gặp. Một số tác dụng không mong muốn khác được báo cáo như: rối loạn vận động, co giật..  với tần suất ít hơn. Cần chú ý theo dõi khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử động kinh, những bệnh nhân có hội chứng tâm thần an thần ác tính để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Một số tác dụng không mong muốn hệ tâm thần có thể được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc bao gồm như: trầm cảm với tần suất gặp gặp phải,  ảo giác với tần suất ít xảy ra hơn, rối loạn tâm trạng.
  • Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc được báo cáo như: tụt huyết áp, suy nhược, ngất. Thận trọng và theo dõi huyết áp khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tình trạng u tủy thượng thận.
  • Sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc cần quan sát và theo dõi các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, nếu thấy xuất hiện một vài các triệu chứng lạ cần báo cáo ngay cho bác sĩ biết để có thể hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi có thể xảy ra trên bệnh nhân.

Chống chỉ định của thuốc Vincomid

  • Thuốc được chống chỉ định khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc như với metoclopramid và tá dược
  • Một số bệnh nhân có một số bệnh lý về tiêu hóa cũng được chống sử dụng thuốc như xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ống tiêu hóa hoặc có biến chứng thủng dạ dày do nguy có làm tăng các triệu chứng của bệnh.
  • Những bệnh nhân được báo cáo về có hoặc nghi ngờ có có u thượng thận cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc do thuốc có khả năng gây nên một số tác dụng không mong muốn trên mạch máu cho đối tượng này.
  • Những bệnh nhân có báo cáo về các rối loạn vận động xảy ra khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc an thần hoặc metoclopramid được chống chỉ định sử dụng thuốc cho đối tượng này do nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn vận động khi sử dụng thuốc.
  • Những bệnh nhân có báo cáo về tiền sử hoặc có đang mắc động kinh, parkinson được chống chỉ định sử dụng thuốc này để tránh làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Thuốc được chống chỉ định phối hợp với các thuốc có tác dụng chủ vận trên dopamin do làm mất tác dụng của thuốc này.
  • Thuốc không được sử dụng đồng thời với levodopa do làm mất tác dụng của Vincomid khi sử dụng đồng thời.
  • Do nguy cơ gây methemoglobin máu trên những bệnh nhân có báo cáo về tình trạng  thiếu NADH cytochrome b5 reductase vì vậy chống chỉ định sử dụng thuốc cho đối tượng này.
  • Thuốc được chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi do một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trên đối tượng này.
Hình ảnh: Thuốc Vincomid hộp 10 ống tiêm
Hình ảnh: Thuốc Vincomid hộp 10 ống tiên

Tương tác của Vincomid  với các thuốc khác

  • Thuốc có tác dụng đối kháng với dopamin, khi sử dụng với các thuốc có tác dụng chủ vận trên dopamin hoặc sử dụng đồng thời với levodopa có thể làm mất tác dụng của Metoclopramide khi sử dụng đồng thời vì vậy chống chỉ định phối hợp các thuốc này với nhau.
  • Tác dụng ức chế thần kinh của thuốc, một số tác dụng không mong muốn trên thần kinh cho thể tăng lên khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc đồng thời với rượu bia vì vậy khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc không được uống rượu bia.
  • Thuốc có tác dụng tăng sự nhạy cảm của tế bào đường tiêu hóa với acetylcholin do đó tác dụng của thuốc trên đường tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc với một số thuốc khác có tác dụng kháng cholinergic hoặc các thuốc  là dẫn xuất của morphin
  • Khi cho bệnh nhân phối hợp thuốc với một số thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương thì tác dụng của 2 thuốc này tăng lên, nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn trên thần kinh có thể tăng lên khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
  • Nguy cơ gây rối loạn ngoại tháp có thể tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc với thuốc an thần kinh khác vì vậy cần thận trọng khi phối hợp thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn này có thể xảy ra.
  • Tần suất gặp phải tác dụng không mong muốn như hội chứng serotonin với một số triệu chứng như: bồn chồn, đổ mồ hôi, lú lẫn, run… tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng thuốc với SSRI vì vậy theo dõi bệnh nhân nếu có phối hợp các thuốc này để có các biện pháp hạn chế tác dụng không mong muốn này xảy ra.
  • Sinh khả dụng của digoxin bị giảm đi nếu cho bệnh nhân sử dụng phối hợp Metoclopramide với digoxin do đó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của digoxin vì vậy nếu phối hợp nên theo dõi nồng độ của digoxin trong máu của bệnh nhân để xem xét đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra và có các biện pháp phù hợp.
  • Sinh khả dụng của cyclosporin tăng lên nếu cho bệnh nhân phối hợp đồng thời  Metoclopramid và cyclosporin do đó nguy cơ nhiễm độc của cyclosporin khi phối hợp đồng thời 2 thuốc vì vậy khuyến cáo nên theo dõi nồng độ của cyclosporin trong máu bệnh nhân để xem xét đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra.
  • Tác dụng phong bế thần kinh cơ của Mivacurium hoặc suxamethonium được tăng cường, kéo dài thời gian tác dụng nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời Metoclopramide với Mivacurium hoặc suxamethonium, chu ý khi sử dụng thuốc cần theo dõi về tình trạng yếu cơ khi phối hợp sử dụng thuốc trên bệnh nhân
  • Metoclopramide được chuyển hóa qua CYP2D6 do đó khi phối hợp với một số có tác dụng ức chế enzym CYP2D6 như fluoxetine và paroxetine có thể làm giảm chuyển hóa của thuốc và tăng nồng độ của thuốc trong máu, nguy cơ gây tác dụng không mong muốn có thể tăng lên thận trọng khi phối hợp sử dụng các thuốc này với nhau
  • Sự hấp thu của một số thuốc như  paracetamol hoặc aspirin có thể bị thay đổi khi phối hợp đồng thời với thuốc do thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột
  • Sinh khả dụng của Atovaquone bị giảm đi khi cho bệnh nhân phối hợp đồng thời  metoclopramide với atovaquone do đó có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cả atovaquone trong máu.
Tương tác của Vincomid  với các thuốc khác
Tương tác của Vincomid  với các thuốc khác

Như vậy khi sử dụng thuốc đầu tiên bệnh nhân cần báo cáo cho bác sĩ các thuốc đang được sử dụng, nếu có các tương tác nghiêm trọng cần xem xét ngừng phối hợp nếu cần,để đưa ra một số khuyến cáo về việc sử dụng thuốc một cách hợp lý giảm thiểu các hậu quả do tương tác thuốc gây nên.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Vincomid được không?

Phụ nữ có thai: Mặc dù chưa có các báo cáo về dị tật hay quái thai xảy ra khi sử dụng thuốc xong các báo cáo về hội chứng ngoại tháp trên trẻ sơ sinh có thể xảy ra nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong giai đoạn cuối thời kỳ mang thai vì vậy để hạn chế các bất lợi có thể xảy ra trên trẻ sau khi sinh không sử dụng thuốc cho phụ nữ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thận trọng khi sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trong các giai đoạn thai kỳ để được tư vấn sử dụng thuốc.

Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho thấy Metoclopramide được tìm thấy trong sữa mẹ, không nên sử dụng thuốc cho đối tượng này để hạn chế các tác dụng không mong muốn trên trẻ. Nếu bắt buộc sử dụng thuốc cân nhắc việc cho con sử dụng sữa ngoài trong thời gian sử dụng thuốc

Thuốc Vincomid giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc được bán với giá 21000 VNĐ/ hộp 10 ống dung dịch tiêm, giá bán có thể chênh lệch giữa các cửa hàng.

Thuốc Vincomid mua ở đâu?

Thuốc được bán tại một số nhà thuốc uy tin, nhiều người tin tưởng mua với sự hướng dẫn và tư vấn đầy đủ, giải đáp các thắc mắc chi tiết như: nhà thuốc Ngọc Anh, Lưu Anh… bạn nên mua thuốc tại các cửa hàng này hoặc một số quầy thuốc tại các bệnh viện theo đơn của bác sĩ kê cho. Nếu có thắc mắc, liên hệ với page hoặc nhắn tin để được giải đáp các thắc mắc nếu cần.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây