Thuốc giảm đau hạ sốt Tydol Có mấy dạng? Giá bao nhiêu? SĐK thuốc

3/5 - (3 bình chọn)

Tydol là thuốc gì?

Tydol là một chế phẩm thuốc dùng đường uống được bào chế dưới nhiều dạng thuốc khác nhau như hỗn dịch uống, viên nén, … Thành phần hoạt chất chính ở bất kỳ dạng thuốc Tydol nào đều chứa Paracetamol (hay có tên gọi khác là Acetaminophen). Ngoài ra một số dạng thuốc khác có phối hợp thêm hoạt chất khác như Codein, Cafein, Diphenhydramin, Phenylephrin HCl, … Tydol được đóng gói với bao bì đa dạng tương ứng với từng chế phẩm thuốc và được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm OPV của Việt Nam.

Số đăng ký thuốc Tydol

Năm 2011, có 4 dạng thuốc Tydol được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam bao gồm: Tydol women (SĐK VD-7574-09), Tydol codein forte (SĐK VD-3911-07), Tydol codein (SĐK VD-11662-10) và Tydol (SĐK VD-9491-09)

Năm 2017, Tydol plus được cấp số đăng ký thuốc là  VD-25249-16

Các dạng thuốc Tydol trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc Tydol với thành phần hoạt chất, hàm lượng hoạt chất chính, dạng thuốc và cách sử dụng cũng như đối tượng dùng khác nhau.

Tydol Plus

Thuốc Tydol Plus
Thuốc Tydol Plus

Tydol Plus là dạng thuốc chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm Paracetamol hàm lượng 500mg và Cafein với hàm lượng 65mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói trong vỉ chứa 10 viên, một hộp thuốc chứa 10 vỉ. Ngoài ra thành phần thuốc chứa nhiều tá dược như tinh bột, natri starch glycolat, povidone K30, lactose ngậm 1 nước, magie stearate, …

Tydol 650

Tydol 650 là thuốc dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính là Paracetamol với hàm lượng 650mg, được đóng gói dưới dạng hộp chứa 1 vỉ 10 viên hoặc hộp chứa 10 vỉ, 10 viên mỗi vỉ.      Thành phần tá dược bao gồm gelatin, lactose monohydrate, tinh bột ngô, magie stearate, …

Thuốc Tydol 650
Thuốc Tydol 650

Tydol 500

Tydol 500  là thuốc dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính là Paracetamol với hàm lượng 500mg, được đóng gói dưới dạng hộp chứa 1 vỉ 10 viên hoặc hộp chứa 10 vỉ, 10 viên mỗi vỉ.

Thuốc Tydol 500
Thuốc Tydol 500

Tydol PM

Tydol PM là dạng thuốc chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm Paracetamol hàm lượng 500mg và Diphenhydramin HCl có hàm lượng là 25mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim và được đóng gói dạng hộp thuốc chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Thuốc Tydol PM
Thuốc Tydol PM

Tydol fort

Tydol fort là thuốc dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính là Paracetamol 500 mg và Codein phosphat (dưới dạng Codein phosphat hemihydrat) 30 mg, được đóng gói dưới dạng hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Tydol fort
Thuốc Tydol fort

Tydol 80

Tydol 80 là dạng thuốc chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm Paracetamol hàm lượng 80mg. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha hỗn dịch uống và được đóng gói trong hộp chứa 12 gói, mỗi gói chứa 1,5g bột. Tá dược gồm có lactose phun sấy, aspartame, đường, cellulose vi tinh thể, hương trái cây.

Thuốc Tydol 80
Thuốc Tydol 80

Tydol 150

Tydol 150 là thuốc dạng viên nén bao phim bột pha hỗn dịch uống chứa thành phần hoạt chất chính là Paracetamol 150mg. Quy cách đóng gói và thành phần tá dược tương tự Tydol 80.

Thuốc Tydol 150
Thuốc Tydol 150

Tydol 250

Tydol 250  là dạng thuốc chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm Paracetamol hàm lượng 250mg. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha dung dịch uống và được đóng gói dạng gói 1,5g, mỗi hộp 12 gói. Thành phần tá dược trong thuốc gồm có đường, lactose phun sấy, aspartame, cellulose vi tinh thể, Na CMC, hương trái cây.

Thuốc Tydol 250
Thuốc Tydol 250

Tydol codeine

Tydol codeine là thuốc dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính là Paracetamol 500mg và Codein phosphat 8mg, được đóng gói dưới dạng hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Tydol codeine
Thuốc Tydol codeine

Thuốc Tydol có tác dụng gì?

Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen, là một chất giảm đau ngoại vi được dùng phổ biến trong các chế phẩm thuốc giảm đau hiện nay. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm. Cơ chế tác dụng của nó chưa rõ ràng nhưng tác dụng giảm đau có thể do Paracetamol có khả năng ức chế con đường oxyd nitric (NO) qua trung gian của nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh bao gồm N-methyl-D-aspartate và chất P do đó làm cho ngưỡng đau tăng lên. Còn tác dụng hạ sốt có thể do sự ức chế quá trình tổng hợp và giải phóng prostaglandin trong hệ thần kinh trung ương vì thế mà ức chế các tác động qua trung gian prostaglandin trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi trước.

Codein là một thuốc giảm đau trung ương yếu. Codein có ái lực yếu với các thụ thể opioid và do chuyển đổi thành morphin nên cho tác dụng giảm đau nhẹ. Đặc biệt khi kết hợp với các thuốc giảm đau khác, Codein có hiệu quả giảm đau trong cơn đau cấp tính. Ngoài ra codein còn có tác dụng giảm ho nên thường được dùng phối hợp trong các chế phẩm thuốc ho.

Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế liên kết cạnh tranh thụ thể adenosine, có tác dụng làm tăng sự tỉnh táo, tuy nhiên đôi khi có thể gây tinh trạng bồn chồn và kích động. Cafein còn có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sự co bóp của cơ tim. Cafein thường được kết hợp trong các sản phẩm với thuốc giảm đau và các alkaloid ergot để làm giảm các triệu chứng của chứng đau nửa đầu và các loại đau đầu khác.

Diphenhydramin là một chất đối kháng thụ thể histamin H1 cho tác dụng chống nôn, giảm chóng mặt, an thần và gây ngủ. Cơ chế tác dụng của nó là cạnh tranh với histamine tại các vị trí thụ thể H1 trên tế bào, gây ức chế không thuận nghịch histamin do đó ngăn chặn tác động gây co thắt và sung huyết của histamine trên ruột, tử cung, mạch máu lớn, cơ phế quản, … Diphenhydramin ức chế vùng kích hoạt thụ thể hóa học của tủy do đó có tác dụng chống nôn. Tác dụng chống chóng mặt là do tác dụng của thuốc trên bộ máy tiền đình, trung tâm nôn và cả vùng kích hoạt thụ thể hóa học tủy của não giữa.

Phenylephrin HCl là một chất chủ vận thụ thể alpha 1-adrenergic sau synap đồng thời là một chất giống giao cảm cho tác dụng gây co mạch nhanh nên được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi, sung huyết mũi.

Chỉ định của Tydol

Tydol được chỉ định chủ yếu để hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, đau họng, đau bụng kinh, đau do cắt amidan.

Thuốc Tydol được chỉ định chủ yếu để hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, đau răng
Thuốc Tydol được chỉ định chủ yếu để hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, đau răng

Tydol codein và Tydol forte được chỉ định đối với bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính khi các thuốc giảm đau ngoại vi như paracetamol và ibuprofen không cho tác dụng khi dùng đơn độc trong các trường hợp đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau do chấn thương, đau trong bệnh thấp khớp, đau sau phẫu thuật, …

Cách sử dụng thuốc Tydol

Cách dùng

  • các chế phẩm thuốc Tydol được dùng theo đường uống.
  • Dạng viên nén bao phim nên được uống cả viên với một ly nước lọc, tốt nhất không nên nhai hoặc bẻ viên nếu không cần thiết.
  • Dạng bột pha hỗn dịch và bột pha dung dịch: Với mỗi gói bột thuốc đơn liểu, bệnh nhân chỉ nên pha thuốc với một lượng nước vừa đủ ngay trước khi dùng. Cần khuấy đều để bột phân tán đồng nhất và uống toàn bộ lượng thuốc đã pha để đạt được hiệu quả tác dụng mong muốn

Tham khảo thêm: 10+ THUỐC HẠ SỐT NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Liều dùng

Các dạng thuốc khác nhau sẽ có chế độ liều dùng khác nhau. Vì thế bệnh nhân cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn để tránh dùng sai liều hay quá liều.

Tydol Plus: Liều dùng thông thường với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 1-2 viên nén bao phim mỗi 6 giờ nếu như tình trạng đau kéo dài, tùy vào mức độ đau và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Chú ý tối đa được sử dụng 8 viên mỗi 24 giờ để tránh xảy ra các tác dụng bất lợi do quá liều.

Tydol 650 và Tydol 500

  • Liều dùng với người lớn là 1 viên mỗi lần, các lần uống thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ và không dùng hơn 6 viên trong vòng 24 giờ
  • Với trẻ em từ 7-12 tuổi, liều dùng thuốc là nửa viên nén mỗi lần, cách nhau 4 giờ và một ngày không được uống quá 3 viên thuốc.
  • Chú ý: Thời gian dùng thuốc không nên kéo dài quá 10 ngày với người lớn và 5 ngày nếu dùng cho trẻ em hoặc tình trạng sốt cao 39,5°C kéo dài hơn 3 ngày.

Tydol PM:

  • Chế độ liều dùng thông thường đối với đối tượng người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi là 2 viên Tydol PM vào thời điểm 20 phút trước khi đi ngủ. Hai viên thuốc mỗi ngày đã là liều tối đa do đó không tự ý dùng thêm thuốc
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Tydol PM
  • Chú ý: thời gian dùng thuốc không được kéo dài quá 7 ngày.

Tydol codein hoặc Tydol fort :

Tydol fort không được khuyến cáo sử dụng đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Tydol fort không được khuyến cáo sử dụng đối với trẻ dưới 12 tuổi.
  • Liều sử dụng thuốc cho người lớn là 1 đến 2 viên nén/ lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ và mỗi ngày dùng tối đa là 8 viên thuốc.
  • Liều sử dụng thuốc cho trẻ từ 12-18 tuổi là 1 đến 2 viên/ lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng và mỗi ngày dùng tối đa 8 viên thuốc
  • Với trẻ em dưới 12 tuổi, do codein có khả năng chuyển hóa thành morphin với mức độ khó đoán trước và do tác dụng phụ gây ức chế hô hấp cho nên Tydol codein và Tydol fort không được khuyến cáo sử dụng đối với trẻ dưới 12 tuổi.
  • Chú ý: Thời gian điều trị không nên vượt quá 3 ngày. Sau 3 ngày, nếu như triệu chứng không được cải thiện, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc khác hiệu quả hơn.

Tydol 80mg hoặc Tydol 250 là dạng thuốc thường được sử dụng và thích hợp cho trẻ em

  • Với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi (cân nặng từ 14-21kg), liều dùng thuốc được khuyến cáo là một gói/ lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ và không dùng hơn 4 gói trong vòng 24 giờ
  • Với trẻ em từ 6 đến 8 tuổi (cân nặng từ 21-27 kg), liều dùng thuốc được khuyến cáo là một gói/ lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ và không dùng hơn 6 gói trong vòng 24 giờ
  • Với trẻ em từ 8 đến 10 tuổi (cân nặng từ 27-41 kg), liều dùng thuốc được khuyến cáo là hai gói/ lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ và không dùng hơn 8 gói trong vòng 24 giờ
  • Với trẻ em từ 10 đến 12 tuổi (cân nặng từ 41-50 kg), liều dùng thuốc được khuyến cáo là hai gói/ lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ và không dùng hơn 12 gói trong vòng 24 giờ.
  • Trường hợp đặc biệt: Với trẻ em suy thận có ClCr dưới 10ml/ phút, liều dùng 1-2 gói/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Trẻ em mắc bệnh suy gan nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và không dùng kéo dài.

Tydol 150 dạng thuốc bột pha dung dịch.

  • Liều dùng thuốc cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi (cân nặng 8-12kg) là 1 gói mỗi lần, 6 giờ một lần. Liều tối đa mỗi ngày là 4 gói thuốc.
  • Liều dùng thuốc cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi (cân nặng 13-15 kg) là 1 gói mỗi lần, 4 giờ một lần. Liều tối đa mỗi ngày là 6 gói thuốc.
  • Liều dùng thuốc cho trẻ từ 4 đến 9 tuổi (cân nặng 16-24 kg) là 2 gói mỗi lần, 6 giờ một lần. Liều tối đa mỗi ngày là 8 gói thuốc.
  • Liều dùng thuốc cho trẻ từ 8 đến 11 tuổi (cân nặng từ 25-30kg) là 2 gói mỗi lần, 4 giờ một lần. Liều tối đa mỗi ngày là 12 gói thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Decogen: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Tác dụng phụ của thuốc Tydol

Tác dụng phụ gây ra bởi Paracetamol

  • Tác dụng không mong muốn trên da như ban đỏ, mày đay có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Tydol với tần suất thường gặp. Ngoài ra có thể ít gặp tình trạng phát ban hay phù mạch, hiếm gặp hội chứng Steven- Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc,..
Công thức hóa học của Paracetamol
Công thức hóa học của Paracetamol
  • Trên hệ tạo máu và bạch huyết, các tác dụng phụ có thể gặp phải như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu với tần suất ít gặp. Khi đó bệnh nhân có thể dễ nhiễm trùng hơn bình thường.
  • Khi sử dụng Tydol, bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khó chịu, … với tần suất ít gặp
  • Tydol có thể gây rối loạn chức năng gan, làm nặng thêm tình trạng suy gan. Đặc biệt nếu như dùng quá liều Paracetamol có thể dẫn đến tình trạng hôn mê gan (do chất chuyển hóa của nó gây độc gan ở liều cao vượt ngưỡng giải độc của cơ thể)
  • Khi sử dụng Tydol codein, ngoài các tác dụng không mong muốn kể trên, bệnh nhân có thể gặp phải các tình trạng bất thường như táo bón, co thắt dạ dày, chóng mặt, nhìn mờ, nhức đầu, buồn ngủ, lú lẫn, khô miệng, đánh trống ngực, khó thở, co đồng tử, …
  • Tydol PM ngoài các tác dụng không mong muốn gây ra bởi Paracetamol, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác liên quan đến Diphenhydramin như buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, mũi họng, khó đi tiểu hoặc nhìn mờ (với tần suất ít gặp) hay tình trạng đánh trống ngực, run, co giật, tê liệt hoặc các phản ứng quá mẫn như phát ban da, ban đỏ, mày đay và phù mạch (với tần suất hiếm gặp).

Chống chỉ định của Tydol

Thuốc Tydol chống chỉ định với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và bệnh nhân suy gan nặng

Ngoài ra, các dạng thuốc khác nhau cũng có chống chỉ định trong các trường hợp khác nhau:

  • Tydol Plus không được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và bệnh nhân thiếu hụt G6PD.
  • Tydol PM chống chỉ định đối với bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. Không nên dùng Tydol PM cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh.
  • Tydol 80, Tydol 150 và Tydol 250 không nên sử dụng với bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD, thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi hay thận.
  • Tydol codein và Tydol fort chống chỉ định với các đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú hay người bị suy hô hấp. Trẻ em dưới 18 tuổi vừa phẫu thuật cắt amidan để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp không nên dùng thuốc này do có nguy cơ ức chế hô hấp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Panadol là thuốc gì? Công dụng & liều dùng của các loại Panadol

Tương tác của Tydol với các thuốc khác

Tương tác với Paracetamol

  • Sử dụng đồng thời với Cholestyramin có thể làm giảm tốc độ hấp thu của Paracetamol dẫn đến hiệu quả giảm đau chậm. Vì vậy không nên uống cholestyramine trong vòng một giờ trước khi dùng Paracetamol để hiệu quả giảm đau tối đa và nhanh chóng.
  • Thuốc metoclopramide và domperidone có thể tương tác làm tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol khi dùng đồng thời tuy nhiên không gây ra tác dụng đáng kể vì vậy không cần thiết phải tránh việc dùng đồng thời.
  • Tương tác thuốc với Warfarin thường không gây hại khi dùng Paracetamol ở liều thông thường. Tuy nhiên nguy cơ chảy máu có thể tăng lên nếu lượng Paracetamol sử dụng cao hơn (hơn 1300 mg/ ngày) trong một vài ngày tại cùng một thời điểm, đặc biệt ở những người cao tuổi, uống rượu thường xuyên hoặc có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Các triệu chứng có thể gặp phải như chảy máu hoặc bầm tím bất thường hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu khác như chóng mặt, phân màu đỏ hoặc đen, ho hoặc nôn ra máu tươi hoặc khô trông giống như bã cà phê, nhức đầu dữ dội và suy nhược, mất sức. Do vậy cần kiểm soát liều Paracetamol sử dụng mỗi ngày nếu như cần thiết phải dùng đồng thời cùng với Warfarin để tránh tác dung bất lợi có thể xảy ra.
  • Ngoài ra Paracetamol có thể làm tăng nồng độ chloramphenicol khi dùng đồng thời.

Tương tác của Codein

Công thức hóa học của Codein
Công thức hóa học của Codein
  • Codein có thể tương tác làm giảm tốc độ hấp thu của mexiletine do đó làm giảm tác dụng chống loạn nhịp của thuốc này.
  • Các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương như thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng và phenothiazine có thể làm tăng tác dụng của Codein
  • Ngoài ra nếu như sử dụng đồng thời Codein với metoclopramide và domperidone thì tác dụng của hai thuốc này có thể bị giảm đi do tương tác đối kháng.

Tương tác với Diphenhydramin

  • Diphenhydramine có tác dụng đối kháng cholinergic cho nên nó có thể làm tăng tác dụng của thuốc kháng cholinergic như atropine hay một số loại thuốc hướng thần dẫn đến tăng hiệu quả hoặc tăng nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn như đau đầu, nhịp tim nhanh, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, bí tiểu.

Tham khảo thêm: Thuốc hạ sốt Tatanol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Tydol được không?

  • Nghiên cứu trên động vật cho thấy Paracetamol không gây tác dụng bất lợi cho thai nhi. Nghiên cứu trên người cũng chưa thấy tác hại nào trên thai nhi khi người mẹ dùng Paracetamol đường uống. Mặc dù Paracetamol được coi là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai, tuy nhiên vẫn chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết.
  • Paracetamol đi vào sữa mẹ với lượng ít và chưa phát hiện thấy ảnh hưởng trên trẻ với liều dùng thông thường. Có thể dùng Paracetamol với liều thấp cho phụ nữ cho con bú nếu cần thiết.
  • Tydol Codein không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú do có nguy cơ ức chế hô hấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Cần thận trọng khi sử dụng Tydol PM cho phụ nữ có thai, đặc biệt là nên tránh dùng trong vòng 3 tháng đầu do Diphenhydramin có thể gây ra các tác dụng phụ trên hệ thần kinh của thai nhi.

Thuốc Tydol giá bao nhiêu?

  • Thuốc Tydol Plus hiện được bán trên thị trường với giá là 80000 VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol 650 hiện được bán trên thị trường với giá là 50000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol 500 hiện được bán trên thị trường với giá là 50000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol 80 hiện được bán trên thị trường với giá là 24000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol 150 hiện được bán trên thị trường với giá là 30000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol 250 hiện được bán trên thị trường với giá là 35000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol codein hiện được bán trên thị trường với giá là 150000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol fort hiện được bán trên thị trường với giá là 100000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Tydol PM hiện được bán trên thị trường với giá là 110000VND/ Hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Tydol mua ở đâu?

Để mua được thuốc Tydol với chất lượng và giá cả phù hợp, bạn có thể tìm đến các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh tại Hà Nội, nhà thuốc bệnh viện Từ Dũ, nhà thuốc bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, … hoặc bạn có thể nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm thông tin chi tiết.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây