Thuốc TrivacinTana là thuốc gì? Giá bao nhiêu, có công dụng gì?

4/5 - (2 bình chọn)

1,Thuốc TrivacinTana là thuốc gì?

Thuốc TrivacinTana thuốc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gout và các bệnh lý xương khớp. Do đó thuốc có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Thuốc được sản xuất bởi công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam – Việt Nam, có số đăng ký là SĐK:VD-12071-10. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được đóng gói một hộp 10 viên x 10 vỉ hoặc lọ x 100 viên nén dài bao phim.

Thuốc TrivacinTana là thuốc gì?
Thuốc TrivacinTana là thuốc gì?

2, Công dụng và Chỉ định của thuốc TrivacinTana

Thuốc TrivacinTana có tác dụng giảm đau, hạ sốt, làm giảm các triệu chứng của cảm cúm. Thuốc được dùng trong điều trị như: sốt, đau đầu, cảm cúm, viêm xoang viêm mũi dị ứng theo thời tiết, đau nhức mỏi cơ bắp kèm theo hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.

3, Thành phần của thuốc TrivacinTana có tác dụng gì?

Thuốc TrivacinTana có thành phần chính là paracetamol 650mg, Phenylephrin HCl 5mg, Clorpheniramin maleat 4mg, và tá dược vừa đủ một viên.

Paracetamol là một chất chuyển hóa hoạt tính của phenacetin, thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau không có tác dụng chống viêm như aspirin. Nhưng với cùng hàm lượng và liều dùng tác dụng hạ sốt và giảm đau của thuốc không kém gì so với aspirin. Ngoài ra với liều điều trị paracetamol ít gây tác động lên hệ tim mạch, không gây kích thích niêm mạc dạ dày như nhóm salicylat và Paracetamol không tác động lên tiểu cầu và đông máu. Paracetamol tác động lên vùng dưới đồi làm giảm thân nhiệt, tác động chỉ đối với bệnh nhân sốt, không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường.

Phenylephrine HCl: là một thuốc cường giao cảm A1 có tác động trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic làm tăng huyết áp và co mạch.

Clorpheniramin maleat là thuốc kháng histamin, có tác dụng đối kháng cạnh tranh với các thụ thể H1, thuốc ít có tác dụng an thần. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống tiết Acetylcholin, nhưng có hiệu quả phụ thuộc và từng đối tượng.

Hình ảnh của vỉ thuốc TrivacinTana
Hình ảnh của vỉ thuốc TrivacinTana

4, Cách sử dụng

Đường dùng: Thuốc dùng theo đường uống, uống trong hoặc sau bữa ăn. Uống nguyên viên, không nhai, hoặc làm vỡ nát viên thuốc trước khi uống.

Liều dùng: Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/ lần, ngày 2-3 lần. thời gian cách 8-12 giờ giữa các liều.

Trẻ dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.

5, Thuốc TrivacinTana có dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Thuốc TrivacinTana không dùng được cho phụ nữ mang thai vì thuốc gây quái thai, đẻ non, dị tật ở thai nhi, đặc biệt trong dùng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Trước khi dùng thuốc cần kiểm tra tình trạng có mang thai hay không và thông báo cho bác sĩ để đổi sang thuốc khác không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thuốc TrivacinTana không dùng cho phụ nữ mang thai, vì thuốc bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng cho trẻ khi bú mẹ, vì vậy trường hợp thật cần thiết phải dùng và không có thuốc khác thay thế thì không nên cho trẻ bú mẹ hoặc cai sữa trước khi dùng. Cần phải cân nhắc thật kĩ lợi ích giữa việc dùng thuốc.

6, Thuốc TrivacinTana có giá bao nhiêu?

Hiện giá một hộp thuốc TrivacinTana có giá khoảng 75.000 đồng, là giá rất phù hợp với mọi người dân. Giá thuốc có thể chênh lệch ở một số địa điểm bán thuốc và thời điểm mua thuốc. Để tránh mua phải thuốc có giá quá cao hoặc thuốc rẻ quá, Healcentral khuyên bạn trước khi mua thuốc cần nên tham khảo giá tránh mua phải thuốc kém chất lượng.

7, Thuốc TrivacinTana mua ở đâu?

Thuốc TrivacinTana được bán ở hầu hết các quầy thuốc bệnh viện, quầy thuốc phòng khám, các quầy thuốc tư nhân trên toàn quốc. Ngoài việc mua hàng trực tiếp tại quầy thuốc chúng ta có thể dễ dàng mua thuốc qua các app, website bán hàng, hay gọi điện giao thuốc tại nhà của một số quầy thuốc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau, giảm triệu chứng cảm cúm. Vì vậy khi mua hàng người dân cần phải lưu ý như cần phải kiểm tra kĩ loại thuốc mình mua tên thuốc, nhà sản xuất, thành phần, hạn dùng thuốc, để tránh mua phải thuốc kém chất lượng. Bên cạnh đó việc lựa chọn nơi mua thuốc cũng rất quan trọng, nên mua thuốc ở các cửa hàng thuốc có đăng ký kinh doanh và đội ngũ dược sĩ có đủ trình độ chuyên môn.

Hình ảnh của hộp thuốc TrivacinTana
Hình ảnh của hộp thuốc TrivacinTana

8, Chống chỉ định

Thuốc TrivacinTana không dùng cho một số trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc cho bất kì trường hợp nào quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh tăng huyết áp nặng, block nhĩ thất nặng, nhịp nhanh thất, cường giáp nặng.
  • Người bệnh đang có cơn hen phế quản cấp.
  • Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang.
  • Các bệnh lý mạch vành, bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng, phụ nữ đang mang thai đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) trong vòng 14 ngày, do tác dụng chống tiết Acetylcholin tăng lên bởi thuốc Clorpheniramin.
  • Người bệnh suy gan, suy thận nặng, thiếu máu, thiếu hụt men G6PD.
  • Người bệnh glocom góc hẹp, Loét dạ dày tá tràng.

9, Tác dụng phụ của Thuốc TrivacinTana

Khi dùng thuốc TrivacinTana có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như sau

Tác dụng phụ thường gặp: choáng váng, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khô miệng an thần, tăng huyết áp, kích động bồn chồn, lo âu, khó ngủ,..

Tác dụng phụ ít gặp: phản ứng dị ứng, phát ban, tăng huyết áp kèm phù phổi, tăng nhịp tim,suy hô hấp, giảm tưới máu do co mạch ngoại vi và nội tạng, thiếu máu, rối loạn quá trình tạo máu, gây độc tính cho gan, thận nếu sử dụng liều cao kéo dài.

Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, viêm cơ tim thành ở, xuất huyết dưới màng tim.

Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết.

10, Lưu ý khi sử dụng

  • Khi dùng thuốc cần chú ý tăng nguy cơ bí tiểu do tăng khả năng chống tiết Acetylcholin.
  • Người bệnh dùng thuốc kéo dài làm tăng khả năng sâu răng do tác dụng chống tiết Acetylcholin. Vì vậy khi sử dụng thuốc cần phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kĩ.
  • Không dùng thuốc cho người cần tập trung cao như lái tàu xe, người vận hành máy móc vì thuốc có tác dụng phụ gây chóng váng, ngủ gà.
  • Thuốc được bảo quản ở nơi khô ráo tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp 25-30 độ C, để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh thiếu máu từ trước, thiếu máu nhiều lần.
  • Thận trọng dùng cho người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng hoặc bị vỡ nát, nấm mốc.
Hình ảnh của hộp và vỉ thuốc TrivacinTana
Hình ảnh của hộp và vỉ thuốc TrivacinTana

11, Dược động học

  • Paracetamol

Hấp thu tốt ở đường tiêu hóa, thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu, đối với thức ăn giàu carbohydrate làm chậm sự hấp thu. Nồng độ thuốc đặt đỉnh trong huyết tương sau khi uống khoảng 30-60 phút.

Phân bố hầu hết Paracetamol nhanh chóng ở các mô, khoảng 25 % được phân bố trong máu và liên kết với protein huyết tương.

Chuyển hóa Paracetamol được chuyển hóa dưới dạng N – acetyl benzoquinonimin ở cytocrom P450 ở gan, sau đó tiếp tục được chuyển hóa liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion tạo thành chất không hoạt tính.

Thải trừ hầu hết Paracetamol được thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

  • Chlorpheniramin Maleat:

Hấp thu tốt qua đường uống,nồng độ đặt đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2,5 – 6 giờ, khoảng 70% thuốc liên kết với protein trong máu, sinh khả dụng thấp chiếm khoảng 25%-50%.

Chuyển hóa Clorpheniramin maleat nhanh, các chất chuyển hóa là  desmethyl – didesmethyl- clorpheniramin và một số các chất chuyển hóa khác,

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tieur dưới dạng chất chuyển hóa và dạng không đổi.

  • Phenylephrine HCl

Sự hấp thu của Phenylephrine HCl thay đổi bất thường ở đường tiêu hóa. Sau khi uống thuốc sinh khả dụng chống xung huyết mũi sau 15-20 phút và kéo dài trong 2-4 giờ.

Phenylephrine HCl chuyển hóa qua gan và ruột nhờ enzym monoamine oxidase (MAO).

12, Tương tác thuốc

Khi sử dụng cùng một số thuốc có thể xảy ra một số tương tác thuốc như:

  • Sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
  • Dùng thuốc Phenothiazin làm gây hạ sốt nghiêm trọng cho tác dụng của Paracetamol.
  • Dùng thuốc Coumarin uống dài ngày với Paracetamol làm tăng tác dụng chống đông của thuốc.
  • Sử dụng thuốc chống cho giật như Carbamazepin, Barbiturat, Phenytoin…, thuoc Isoniazid gây tăng độc tính cho gan của Paracetamol.
  • Metoclopramid, Domperidon, làm tăng hấp thu của Paracetamol., còn dùng cùng với thuốc  Colestyramin làm giảm hấp thu.
  • Sử dụng thuốc ức chế MAO làm tăng khả năng chống tiết Acetylcholin của Clorpheniramin.
  • Dùng thuốc an thần, rượu bia làm tăng tác dụng kích thích thần kinh của Clorpheniramin
  • Sử dụng kháng sinh Erythromycin làm thay đổi sự chuyển hóa của thuốc.
  • Sử dụng các thuốc lợi tiểu, Furosemid làm giảm tác dụng huyết áp.
  • Dùng thuốc Digitalis tăng độc tính, độ nhạy cảm cho cơ tim do Phenylephrin.

Trước khi dùng thuốc cần thông báo cho bác sỹ tất cả các thuốc đang sử dụng để được tư vấn tránh xảy ra tương tác thuốc.

13, Xử trí quá liều, quên liều

Quá liều:

Biểu hiện gây ngộ độc gan nếu hàm lượng Paracetamol lớn hơn 4 gam/ ngày xuất hiện buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao và đau bụng thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Tiếp đó men gan tăng nhanh, hoại tử gan hoặc suy gan không hồi phục.

Xử trí: Kích thích nôn, rửa dạ dày dùng các thuốc giải độc Paracetamol. Khi có biểu hiện của quá liều cần ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay hoặc gọi điện trung tâm cấp cứu 115 để được tư vấn và xử trí kịp thời. Tuyệt đối không được ở nhà tự dùng thuốc như vậy gây nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Quên liều: Quên liều có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, tuy nhiên hậu quả không nghiêm trọng bằng việc sử dụng thuốc quá liều. Khi quên liều cần phải bổ sung liều cho hợp lý tránh gây nên tình trạng quá liều, cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần bù liều nếu gần nhau thì bỏ qua liều quên, dùng liều tiếp theo như bình thường.Tuyệt đối không được bù 2 liều là một như vậy sẽ gây tình trạng quá liều. Không nên quên liều nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm:

Thuốc Hapacol 150: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Thuốc Andol Fort là thuốc gì? Giá bao nhiêu, Có tác dụng gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây