Cuộc sống vội vã, con người mải chạy theo nhịp sống hối hả của xã hội với những lo toan, phiền muộn vì mưu sinh, vì gia đình. Những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Để giải tỏa mệt mỏi, stress mỗi người có những giải pháp, chọn lựa khác nhau. Rất nhiều người đã tìm tới “trà” và “trà” dần dần như một người bạn giúp bạn giải tỏa mọi thứ. Trà đã có ở Việt Nam từ thời xa xưa và ngày nay ngày càng phát triển. Không chỉ đơn thuần là trà xanh mà hiện nay, có rất nhiều loại trà dược liệu được sản xuất và được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trong bài viết này, Heal central sẽ chia sẻ với độc giả một loại trà xuất phát từ cây “trà hoa vàng” – cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người song lại mang đến nhiều điều bất ngờ mà bạn chưa hề biết tới.
Cây trà hoa vàng là cây gì?
Cây trà hoa vàng là một trong những loại cây quý, không chỉ được trồng làm cảnh, tô điểm thêm sắc màu cho ngôi nhà của bạn mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loài cây này có cái tên khoa học là Camellia chrysantha, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài trà”. Ngoài cái tên “trà hoa vàng”, nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như: trà trường thọ, kim hoa trà…
Phân bố
Do thích hợp với điều kiện ngoại cảnh tại Việt Nam nên cây trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Song diện tích cây trà hoa vàng tại nước ta ngày càng thu hẹp do sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây, cùng với đó là sự khai thác bừa bãi, không có kế hoạch của người dân.
Cây trà hoa vàng ở nước ta chủ yếu là mọc hoang. Một phần được trồng song diện tích không đáng kể. Cây trà hoa vàng được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang… Ngoài ra, cây trà hoa vàng cũng được phát hiện rải rác ở những vùng khác.
Thu hoạch
Lá, búp non, hoa của cây trà hoa vàng đều được thu hoạch và sử dụng với những mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào việc thu hoạch bộ phận nào của cây mà việc lựa chọn thời điểm cũng thu hoạch như phương pháp thu hoạch cũng khác nhau.
Đối với lá và búp non thì được thu hái quanh năm. Hái đủ lá quy định sao cho vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Lá và búp non được thu hái
bằng tay, cẩn thận chọn lựa. Còn đối với việc thu hái hoa thì thời điểm thích hợp nhất là khi hoa vừa nở rộ. Hoa thường được sử dụng làm trà vì vậy tại thời điểm thu hoạch ấy cho chất lượng trà ngon nhất. Hoa cũng được thu hái bằng phương pháp thủ công – bằng tay. Khi hái, người hái chọn lựa cũng như cẩn thận để tránh hoa bị dập nát, ảnh hưởng tới chất lượng của trà sau này. Mùa thu hoạch thường vào khoảng tháng 3 và tháng 4 hàng năm.
Hoạt chất
Trong cây trà hoa vàng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: saponin, phenolic, acid fomic cùng các vitamin B1, B2, C, E… và khoáng chất như: Zn, Se, Mo… chủ yếu có trong lá, búp, hoa. Nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, khối u. Lá cây cũng có rất nhiều công dụng như: cải thiện lượng đường trong máu, giải độc gan và thận. Sử dụng nước sắc lá của cây trà hoa vàng trong thời gian dài giúp phòng ngừa các bệnh về huyết áp, mỡ máu, tim mạch, ngăn chặn sự hình thành huyết khối gây tắc mạch.
Cách trồng cây trà hoa vàng
Cây trà hoa vàng ngoài việc trồng làm cảnh thì còn được người dân trồng và thu hoạch đem bán, thu về giá trị kinh tế cao.
Đối với việc làm cảnh, bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng ở chỗ đất râm mát. Trước khi trồng cây ở chậu cần lựa chọn chậu có kích thước phù hợp rồi bịt lỗ thoát nước ở đáy chậu. Sau đó rải một lớp sỉ than xuống đáy chậu dày khoảng 2 cm. Đem giá thể đã trộn và trồng cây và chậu. Để thuận lợi cho việc chăm sóc sau này, khi trồng chú ý mặt đất thấp hơn đáy chậu khoảng 3cm.
Đối với việc trồng trên đất với diện tích lớn, khâu đầu tiên là làm đất. Đất trồng cần phải khô hoặc được ủ chế phẩm sinh học để loại bỏ nấm gây bệnh. Đất trồng có thể là đất phù sa, đất ruộng… trộn cùng 10-15 % phân chuồng hoai sạch bệnh và 20% trấu hun. Phân chuồng có thể được thay thế bằng phân NPK 16-16-5 hoặc 10-10-3, 0.3-0.5 kg/m2. Giá thể cũng cần được bổ sung thêm Kali và chế phẩm sinh học trichoderma.
Khâu thứ hai là làm đất và lên luống với chiều rộng 1.2m theo hướng Nam Bắc. Đào hố nhỏ, xé bỏ túi bầu, đặt cây vào hố để cây thẳng đứng. Mỗi luống trồng 3 hàng, cách nhau 30cm. Thông thường, sau khoảng 3 năm trồng sẽ cho thu hoạch lá và búp, sau 4-5 năm cho thu hoạch hoa. Cây trà hoa vàng là loại cây lâu năm
nhưng lại có thể thu hoạch các bộ phận quanh năm.
Trà hoa vàng có tác dụng gì?
Trong Đông y, các bộ phận của cây như: lá, búp non, hoa đều là những vị thuốc quý. Khi uống trà hoa vàng chúng ta cảm nhận được vị ngọt cùng mùi thơm dịu nhẹ.
Lá cây sau khi được thu hoạch được phơi khô để hãm trà uống, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, người dân còn sử dụng nước đun lá cây trà hoa vàng tươi để tắm cho trẻ, giúp trị chứng mẩn ngứa, rôm sảy.
Hoa phơi khô được sử dụng hãm trà uống giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm béo, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Rễ phối hợp cùng vài vị thuốc khác được dùng để chữa bỏng, làm giảm đau cơ, rất hiệu quả.
Công dụng của trà hoa vàng
Hoa của cây trà hoa vàng sau khi được thu hoạch sẽ được đem làm khô với nhiều công nghệ khác nhau, cho ra đời một loại trà – trà hoa vàng. Trà hoa vàng có thể uống hàng ngày, sử dụng thay nước lọc. Không những giúp tinh thần thư giãn, thoải mái, giải tỏa áp lực, stress trong công việc cũng như trong cuộc sống. Uống trà hoa vàng còn giúp bồi bổ cơ thể, phòng ngừa được các bệnh như: mỡ máu, tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Hơn thế nữa, trà hoa vàng còn giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm – ung thư, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thận.
Để sử dụng trà hoa vàng hiệu quả thì một yếu tố rất quan trọng chính là bạn cần phải uống trà đúng cách. Uống trà thích hợp nhất là vào buổi sáng, sau ăn 1 giờ, vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa tạo cho tinh thần được thư thái, bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Nếu muốn sử dụng trà hoa vàng thay cho nước lọc, dùng cả ngày thì 3 cốc mỗi ngày là đủ, không nên uống nhiều hơn. Trà hoa vàng cũng rất thích hợp dùng sau khi bạn uống nhiều bia rượu, ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Không nên uống trà khi đói vì nó ảnh hưởng không đến dạ dày.
Tham khảo thêm: Trà Atiso có tác dụng gì? Phụ nữ có thai có thể dùng trà Atiso không?
Phân biệt trà hoa vàng sấy khô và sấy lạnh
Trước kia, để bảo quản được trà trong thời gian dài, người ta thường đem sấy khô bằng cách sấy tự nhiên. Đối với sấy tự nhiên, trà được phơi dưới ánh nắng mặt trời và gió, làm giảm dần lượng nước từ đó trà khô lại. Phương pháp thủ
công này tốn nhiều thời gian lại không đem lại hiệu quả cao. Chưa kể trong quá trình phơi có thể dẫn tới trà bị lẫn tạp, sự xâm nhập của vi sinh vật, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của trà.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các phương pháp sấy nhân tạo như: sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy bơm nhiệt, sấy năng lượng mặt trời… đã khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của phương pháp thủ công. Sấy khô sử dụng nguồn nhiệt nóng, làm bay hơi đáng kể nước trong trà, giúp bảo quản trà được lâu song dưới tác động của nhiệt độ cao trong quá trình sấy làm thay đổi màu sắc cùng mùi vị của trà, khiến trà trở nên kém bắt mắt người dùng, trà thường có màu sậm hơn lúc còn tươi, mùi vị cũng giảm bớt. Ở nhiệt độ cao còn có thể làm mất tác dụng của các hoạt chất trong trà.
Vì vậy, hiện nay, để chế biến các loại trà, nhà sản xuất thường được áp dụng phương pháp sấy sử dụng nguồn nhiệt lạnh. Phương pháp này sử dụng nguồn nhiệt lạnh, giữ được hương vị cũng như màu sắc bắt mắt của trà khi còn tươi, cũng không lo thay đổi tác dụng của trà. Để áp dụng phương pháp sấy lạnh, nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản đầu tư khá lớn cho máy móc, thiết bị. Vì vậy, giá thành của trà thường cao hơn.
Trà hoa vàng trên thị trường hiện nay được sấy theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên sấy thăng hoa là phương pháp đem lại chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Cách làm trà hoa vàng tại nhà
Để làm ra được trà hoa vàng ngon thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Lựa chọn những bông trà hoa vàng tươi, không bị dập nát, sâu bệnh, không chứa các chất độc hại: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… Đem rửa hoa dưới vòi nước sạch để loại bỏ đi bụi bẩn, tránh làm dập nát hoa. Lấy 5-10 bông đem đun với 250ml nước, để sôi 5 phút. Để nguội là có thể sử dụng, sử dụng trong ngày.
Nếu bạn muốn bảo quản và sử dụng lâu dài có thể đem hoa của cây trà hoa vàng tới các cơ sở có đầy đủ máy móc, đảm bảo chất lượng để sấy rồi cho vào lọ thủy tinh khô để bảo quản.
Cách pha trà hoa vàng tốt cho sức khỏe
Để có được một chén trà ngon ngoài việc trà có chất lượng tốt thì cách pha trà cũng quyết định tới mùi vị của trà. Để pha được trà hoa vàng ngon, khá đơn giản,
không cần phải cầu kì như pha trà xanh.
Rót khoảng 200ml nước suối đã được đun sôi, nhiệt độ khoảng 800C vào bình thủy tinh, thêm 5-10 bông trà hoa vàng vào, chờ 5-10 phút là có thể uống.
Để thưởng thức được hết vị ngon của trà trước hết hãy đưa mũi lại gần cốc trà, ngửi để cảm nhận được mùi thơm của trà. Từ từ nhấp một hụm nhỏ vào miệng, giữ lại trong miệng một chút để cảm nhận rõ vị của trà rồi nuốt chầm chậm, cảm nhận vị trà từ từ chảy xuống họng và vị trà lưu lại nơi đầu lưỡi.
So sánh trà hoa vàng Tam Đảo và trà hoa vàng Ba Chẽ
Trà hoa vàng Tam Đảo và trà hoa vàng Ba Chẽ khi uống, mùi vị sẽ có sự khác nhau. Nguyên nhân là do sự khác biệt về nguồn nguyên liệu, phương pháp chăm sóc và công nghệ sấy nên dẫn tới giá thành của 2 loại trà cũng có sự chênh lệch.
Trà hoa vàng Tam Đảo được áp dụng công nghệ sấy khô bằng nhiệt lạnh, giữ lại được màu sắc tươi sáng, không làm mất đi mùi vị vốn có.
Trà hoa vàng Ba Chẽ được áp dụng công nghệ sấy bằng nhiệt nóng nên trà thành phẩm có màu sắc đậm hơn.
Những ai nên sử dụng trà hoa vàng?
Trà hoa vàng thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi. Trà hoa vàng rất tốt cho những người béo phì, người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, nhân viên văn phòng, người thường xuyên chịu áp lực công việc, người muốn giảm béo, người thường xuyên uống nhiều rượu bia, ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
Trà hoa vàng có mùi vị gì?
Trà hoa vàng trong thời phong kiến là loại trà thượng hạng, chỉ các bậc vua chúa dùng. Trà hoa vàng trong, có màu vàng nhạt, rất hấp dẫn. Trà hoa vàng khi uống có mùi thơm của dược liệu, rất dễ chịu cùng vị ngòn ngọt và đắng dịu để lại nơi đầu lưỡi.
Bà bầu có uống được trà hoa vàng không?
Bà bầu là đối tượng hết sức nhạy cảm. Sự thay đổi về tâm lí, cơ thể khiến bà bầu thường hay bị căng thẳng, tâm trạng sớm nắng chiều mưa, dễ tủi thân, cáu gắt, đa cảm do sự thay đổi của nội tiết tố. Bên cạnh đó là những triệu chứng thường gặp
khác khi mang thai như: nghén, thèm ăn, buồn nôn, táo bón, da khô. Để cải thiện những vấn đề này, rất nhiều chị em sử dụng trà thảo mộc. Trà thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe song những loại trà sử dụng được cho bà bầu rất ít. Nếu dùng trà thảo mộc tùy ý cho bà bầu không cẩn thận có thề gây ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và bé, nguy hiểm hơn là nguy cơ sảy thai.
6 loại trà thảo mộc an toàn cho phụ nữ có thai:
Trà gừng với hương thơm dễ chịu, rất thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kì. Sử dụng 1 cốc trà gừng vào buổi sáng giúp cải thiện tình trạng ốm nghén, giảm cảm giác buồn nôn, giúp thư giãn tinh thần, tăng cường sức đề kháng.
Trà hoa cúc giúp cải thiện tinh thần, tâm trạng bà bầu, có tác dụng an thần, dễ ngủ đồng thời cũng làm cải thiện cảm giác ốm nghén trong thời kì mang thai.
Trà tinh dầu chanh với mùi hương ngào ngạt, không gay gắt, không thấy khó chịu mà rất thoải mái, thư thái, rất tốt cho việc ổn định tâm trạng, kích thích tinh thần bà bầu đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh cảm lạnh vào mùa đông.
Trà bồ công anh với vị ngọt dịu cùng hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện chứng phù nề của thai phụ.
Trà lá mâm xôi đỏ với màu sắc bắt mắt, giúp làm giảm nguy cơ sinh non của bà bầu, hạn chế việc em bé sinh ra bị thiếu cân thích hợp dùng ở giai đoạn gần cuối của thai kì, khoảng tuần thứ 38.
Trà bạc hà rất thích hợp cho việc cải thiện tinh thần cũng như tâm trạng, đem lại cảm giác sảng khoải. Bà bầu sử dụng trà bạc hà giúp làm giảm cảm giác buồn nôn, giảm căng thẳng và mất ngủ. Tuy nhiên bà bầu không nên sử dụng nhiều. Một tách trà bạc hà vào buổi sáng là đủ.
Một số trà thảo mộc không thích hợp dùng cho bà bầu: trà ma hoàng, trà dâm bụt, trà xanh, trà sả, trà rễ cam thảo, trà sâm…
Tuy trà hoa vàng rất tốt cho sức khỏe, song nếu bà bầu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng. Nếu dùng cũng không nên tùy tiện kết hợp cũng các loại thảo mộc khác, cũng không nên uống quá nhiều. Một cốc trà hoa vàng vào buổi sáng là đủ.
Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] Trà hoa nhài có tác dụng gì? Cách pha trà, Giá bán
Cách bảo quản trà hoa vàng.
Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tránh xa tầm tay trẻ em. Sau khi dùng, vặn chặn nắp để tránh trà bị hút ẩm từ không khí làm sản phẩm dễ bị hư hại.
Mua trà hoa vàng ở đâu?
Bạn có thể mua hàng trực tiếp tại các cơ sở sản xuất ở Ninh Bình, Ba Chẽ – Quảng Ninh, Tam Đảo – Vĩnh Phúc nếu có dịp đi du lịch tới đó hay đặt hàng online trên tiki… Lựa chọn mua hàng tại những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mất tiền oan. Hiện có 3 thương hiệu trà hoa vàng nổi tiếng nhất trên thị trường để bạn lựa chọn là: trà hoa vàng Ba Chẽ – Quảng Ninh, trà hoa vàng Tam Đảo – Vĩnh Phúc, trà hoa vàng Ninh Bình.
Trà hoa vàng giá bao nhiêu?
Trà hoa vàng được bán rộng rãi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Giá mỗi gói trà hoa vàng khá cao do giá nguồn nguyên liệu đầu vào cao, chi phí đầu tư cho các máy móc, thiết bị để sấy cao. Mỗi lọ trà hoa vàng 50g có giá dao động từ 900.000 – 1.200.000 VNĐ.