Bài viết Tìm hiểu về bệnh lý tóc – Tổng quát, Chẩn đoán, Điều trị được biên dịch bởi Bs Trương Tấn Minh Vũ từ sách “BỆNH LÝ TÓC”.
1.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TÓC
- Giai đoạn Anagen: Giai đoạn tăng trưởng, kéo dài trong nhiều năm; khoảng 90 đến 95% các sợi tóc bình thường ở giai đoạn anagen.
- Giai đoạn Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp, tóc ngừng phát triển, kéo dài hàng tuần; rất ít sợi tóc ở trong giai đoạn này tại bất kỳ thời điểm nào.
- Giai đoạn Telogen: Giai đoạn nghỉ trước khi tóc rụng, kéo dài khoảng 3 tháng; khoảng 5 đến 10% các sợi tóc bình thường ở giai đoạn telogen. Các sợi tóc telogen có đặc điểm nang tóc hình bóng đèn tròn được thấy rõ dưới độ phóng đại. Việc rụng từ 50 đến 100 sợi tóc telogen mỗi ngày là điều bình thường.
Bảng 17.1. Tóm tắt bệnh lý tóc
Bệnh lý tóc | Kiểu rụng tóc | Liên quan | Đặc điểm riêng biệt | Điều trị |
Rụng tóc từng mảng
(Alopecia Areata) |
• Khoảng hình tròn – bầu dục, thường đơn độc
•Ảnh hưởng vùng da đầu, ít ảnh hưởng ở mặt và cơ thể |
• Các bệnh tự miễn (tuyến giáp)
• Bệnh lý dị ứng • Bệnh lý tâm thần |
Tóc hình “dấu chấm than” và móng rỗ Diễn biến tái phát và thuyên giảm |
Tiêm steroid trong da |
Rụng tóc do nhổ (Trichotillomania) |
• Không có kiểu hình cụ thể
• Bên phía tay thuận •Ảnh hưởng da đầu, mặt và cơ thể |
• Hành vi lặp lại
• Rối loạn tâm thần •Ăn tóc |
Dấu hiệu Friar Tuck: Tóc gãy với độ dài khác nhau và tóc xung quanh
không bị ảnh hưởng |
Đánh giá tâm thần
Liệu pháp hành vi |
Rụng tóc lan toả (Telogen Effluvium) |
• Phân tán • Chủ yếu giới hạn ở da đầu |
• Căng thẳng sinh lý
• Bất thường trao đổi chất • Thuốc • Bệnh toàn thân |
Test “nhổ tóc” dương tính |
Loại bỏ stress |
Rụng tóc nội tiết (Androgenetic Alopecia) | • Kéo lui viền tóc, trán và
đỉnh đầu (nam) • Vương miện (nữ) • Giới hạn ở da đầu |
• Nam chiếm ưu thế
• Di truyền (tiền sử gia đình) • Tăng tiết androgen |
Tóc vellus (mỏng) |
Minoxidil và / hoặc Finasteride |
2.RỤNG TÓC TỪNG MẢNG (ALOPECIA AREATA)
- Tổng quát: Rụng tóc tự miễn không rõ nguyên nhân, không để lại sẹo ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào có tóc (lông) trên cơ thể (thường trên da đầu), ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và có thể có liên quan tiền sử gia đình. Rụng tóc từng mảng liên quan đến:
Bệnh lý dị ứng: Viêm da dị ứng, hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
Các bệnh tự miễn: Bạch biến, bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh viêm ruột (IBD), thiếu máu ác tính và viêm khớp dạng thấp (RA).
Rối loạn tâm thần: Trầm cảm, các yếu tố gây căng thẳng, rối loạn hoang tưởng và lo lắng.
- Lâm sàng: Đặc trưng bởi một (hoặc nhiều) mảng rụng tóc, hình tròn hay hình bầu dục trên da đầu (phổ biến nhất) hoặc bất kỳ vùng có lông khác (ví dụ: râu). Thường theo diễn biến tái phát và thuyên giảm không thể đoán trước. Hầu hết không có triệu chứng, mặc dù một số bệnh nhân than phiền về cảm giác nóng rát và ngứa ở các mảng rụng tóc. Không thường xuyên dẫn đến rụng tóc toàn bộ vùng đầu (alopecia areata totalis) hoặc rụng lông tóc toàn bộ cơ thể và đầu (alopecia areata universalis). Phát hiện đặc trưng là những sợi tóc có đầu thon nhọn, được gọi là tóc “dấu chấm than, exclamation point”. Móng tay có thể bị ảnh hưởng và thường có hiện tượng rỗ móng.
- Chẩn đoán
Chẩn đoán ban đầu tốt nhất: Lâm sàng. Soi tóc có thể phát hiện ra sự hiện diện của các chấm vàng trên các mảng rụng tóc.
Chẩn đoán chính xác nhất: Sinh thiết da cho thấy thâm nhiễm tế bào lympho quanh nang tóc.
- Điều trị
Lựa chọn đầu tiên: Thường tự giới hạn; để điều trị nhanh, sử dụng steroid tại chỗ hoặc tiêm trong da +/- minoxidil tại chỗ.
Lựa chọn thứ hai: Steroid đường uống.
3. TRICHOTILLOMANIA
- Tổng quát: Rối loạn giật tóc thường ảnh hưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên, được phân loại là một loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trong đó bệnh nhân cảm thấy muốn lặp đi lặp lại hành vi kéo tóc. Hành vi này gây ra lo âu đáng kể cùng với giảm chức năng xã hội và nghề nghiệp. Trichotillomania có liên quan đến:
Hành vi lặp lại: Cắn móng tay và cạy da vùng má.
Trichophagia: Ăn tóc dẫn đến GI trichobezoars (quả bóng tóc). Điều này có thể xuất hiện với tắc nghẽn đường tiêu hóa và chảy máu, buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu và thiếu máu.
Rối loạn tâm thần: Lo lắng, ADHD, rối loạn biểu hiện cơ thể và rối loạn tâm trạng và cử động.
- Lâm sàng: Thường ảnh hưởng nhất đến da đầu nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào có lông trên cơ thể. Rụng tóc thường xảy ra ở bên tay thuận và các mảng rụng tóc thường có hình dạng không cụ thể. Dấu hiệu “Friar Tuck” là sự hiện diện của các sợi tóc bị gãy với độ dài khác nhau trong các mảng rụng tóc bao quanh bởi các sợi tóc không bị ảnh hưởng. Các phát hiện quan trọng khác là các nang tóc trống rỗng, tóc mọc lại và thân tóc hình xoắn ốc.
- Chẩn đoán
Chẩn đoán ban đầu tốt nhất: Lâm sàng. Cha mẹ thường báo cáo hành vi giật tóc của trẻ.
Chẩn đoán chính xác nhất: Sinh thiết da cho thấy các sợi tóc anagen và các nang tóc trống hoặc biến dạng mà không có tình trạng viêm nhiễm đáng kể.
- Điều trị
Lựa chọn đầu tiên: Đánh giá tâm thần (liệu pháp hành vi).
Lựa chọn thứ hai: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như clomi
4. RỤNG TÓC LAN TOẢ (TELOGEN EFFLUVIUM)
Tổng quát: Rụng tóc lan tỏa, không để lại sẹo xảy ra khi một số lượng lớn tóc cảm ứng để bước vào giai đoạn telogen và sau đó bị rụng. Thường thấy vài tháng sau một sự kiện kích động. Telogen effluvium ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thường được kích hoạt bởi:
- Căng thẳng sinh lý: Bệnh gây sốt, chấn thương lớn, phẫu thuật, nhiễm trùng, nhập viện, mang thai, sinh con và chủng ngừa.
- Bất thường về chuyển hóa: Chế độ ăn kiêng, biếng ăn và thiếu sắt.
- Các bệnh hệ thống: Ung thư, bệnh tự miễn, suy giáp và bệnh gan hoặc thận.
- Thuốc: thuốc chẹn β, retinoids, propylthiouracil (PTU), heparin, thuốc chống co giật và ngừng sử dụng thuốc tránh thai (OCP).
Lâm sàng: Đặc trưng bởi kiểu rụng tóc lan tỏa trên da đầu có thể được coi là tóc mỏng. Rụng tóc có thể xảy ra đột ngột trong nhiều ngày hoặc liên tục trong nhiều tháng. Không có mảng bị rụng tóc hoàn toàn; vùng bị ảnh hưởng thường có tóc ngắn mới mọc ra. Không có viêm và các bộ phận khác của cơ thể hiếm khi bị ảnh hưởng. Các yếu tố căng thẳng hoặc chấn thương trước đó gần như luôn luôn có thể xác định được.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán ban đầu tốt nhất: Lâm sàng. Xác định yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn. Trong trường hợp bệnh đang diễn tiến, test “nhổ tóc” sẽ cho kết quả dương tính (> 20% tổng số tóc được nhổ là ở giai đoạn telogen).
- Chẩn đoán chính xác nhất: Sinh thiết da cho thấy > 25% tóc ở giai đoạn telogen.
Điều trị
- Lựa chọn đầu tiên: làm an lòng bệnh nhân, khắc phục nguyên nhân cơ bản nếu phát hiện được.
- Lựa chọn thứ hai: minoxidil bôi tại chỗ.
5. RỤNG TÓC NỘI TIẾT ( ANDROGENETIC ALOPECIA)
Tổng quát: bệnh lý tóc di truyền kiểu nam hoặc nữ; loại rụng tóc phổ biến nhất ở người lớn. Quá trình chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) bởi 5-alpha-reductase khiến tóc dày trưởng thành (terminal hair) trở thành tóc vellus mỏng, thu nhỏ và cuối cùng rụng. Giai đoạn anagen được rút ngắn và có nhiều sợi tóc cùng lúc ở trong giai đoạn telogen hơn.
Lâm sàng: Thường biểu hiện ở người lớn trên 30 tuổi. Ở nam gới i, kiểu hình đặc trưng là viền tóc lui dần và rụng tóc rõ rệt ở da đầu phía trước trán và đỉnh đầu. Ở nữ, rụng tóc chủ yếu ở đỉnh đầu (phần trên cùng của đầu); nữ giới hiếm khi bị rụng tóc toàn bộ.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán ban đầu tốt nhất: Lâm sàng. Thường có tiền sử gia đình. Ở phụ nữ, hãy xem xét loại trừ chứng tăng tiết .
- Chẩn đoán chính xác nhất: Sinh thiết da cho thấy phần lớn các nang tóc thu nhỏ (vellus) và biến mất các đơn vị nang tóc.
Điều trị
- Lựa chọn đầu tiên: Minoxidil và / hoặc Finasteride (chất ức chế 5-alpha-reductase).
- Lựa chọn thứ hai: Spironolactone hoặc thuốc uống tránh thai (OCPs) có thể được thử ở một số bệnh nhân nữ được chọn.
USMLE Pearls: Các mối liên hệ quan trọng đến bệnh lý tóc:
-
- Suy giáp: Biểu hiện với tóc thô và rụng một phần ba bên lông mày.
- Chán ăn tâm thần: Xuất hiện với lông tơ trên cơ thể.
- Bệnh phong: Biểu hiện với rụng lông mày và lông
- Rậm lông: Mọc lông kiểu nam ở nữ; nó có thể là một dấu hiệu của sự dư thừa Rậm lông có liên quan đến:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)
Hội chứng Cushing
- Các khối u tiết androgen (ví dụ: ung thư buồng trứng)
- Thuốc (ví dụ: steroid đồng hóa, cyclosporin, minoxidil, danazol, phenytoin)
- Hội chứng xoăn tóc Menkes: bệnh lý thoái hóa thần kinh kiểu lặn do đột biến gen ATP7A. Kết quả là sự vận chuyển đồng bị suy giảm và lượng đồng phân bố kém xung quanh các mô cơ thể. Thiếu hụt lysyl oxidase (phụ thuộc vào đồng) dẫn đến tóc có màu bất thường (trắng hoặc xám), thưa thớt , xoắn và dễ gãy.