Reprat là thuốc gì?
Reprat là một thuốc thuộc nhóm các thuốc điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là các bệnh lý ở dạ dày như loét dạ dày – tá tràng, thực quản trào ngược. Thuốc Reprat được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính có tác dụng dược lý là Pantoprazol ( dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat ), mỗi viên nén Reprat bao gồm:
- Thành phần hoạt chất chính Pantoprazol có hàm lượng là 40mg.
- Một số tá dược có trong viên nén là: Crospovidon, Nari carmellose, Maltitol, Calcium stearat, Lecithin, oxid sắt vàng, Opadry II yelloe 85G52042 ( Poly vinyl Alcohol ), bột Talc, Macrogol 3350, Titanium dioxid, Ethyl acrylate copolymer, triethyl citrat, natri carbonat anhydrous, Acid methacrylic sao cho vừa đủ 1 viên.
Viên nén Reprat được đóng gói trong hộp 20 viên, mỗi hôp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
Thuốc Reprat được sản xuất bởi nhá sản xuất Advance Pharma GmbH của Đức.
Số đăng ký thuốc Reprat
Thuốc Reprat có số đăng ký là: VN – 18128 – 14.
Thuốc Reprat có tác dụng gì?
Thuốc Reprat có thành phần hoạt chất chính là Pantoprazol là một chất thuốc dẫn xuất Benzimidazol, có khả năng ức chế chọn lọc bơm proton, từ đó ức chế sự bài tiết acid ở dạ dày.
Cơ chế tác dụng của Pantoprazol: sau khi đi vào một trường acid của dạ dày, Pantoprazol biến đổi thành dạng có hoạt tính, ở đây nó ức chế hệ enzym H+, K+ – ATPase tức là giai đoạn cuối trong quá trình tạo acid ở dạ dày, từ đó ức chế dạ dày bài tiết acid.
Dược động học của Pantoprazol
- Hấp thu: Pantoprazol được hấp thu một cách nhanh chóng ngay sau khi uống. Việc dùng Pantoprazol cùng với thức ăn sẽ là chậm lại thời gian hấp thu thuốc, tuy nhiên việc này không ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương và sinh khả dụng của nó.
- Phân bố: Pantoprazol có khả năng liên kết với protein trong máu rất cao ( khoảng 98% ).
- Chuyển hóa: Pantoprazol chủ yếu được chuyển hóa ở gan bởi enzym CUP2C19 và CYP3A4.
- Thải trừ: Thời gian bán thải của Pantoprazol là khoảng 1 giờ. Thuốc chủ yếu được thải trừ bởi thận ( khoảng 80% ) dưới dạng chuyển hóa của nó, phần còn lại được bài tiết ra khỏi cơ thể bởi phân.
TÌM HIỂU THÊM [CHIA SẺ] Đau dạ dày khi mang thai – Triệu chứng và cách xử lí an toàn
Chỉ định của thuốc Reprat
Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Reprat được chỉ định để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản.
Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày: thuốc Reprat thường được chỉ định dùng đơn độc hoặc phối hợp với các liệu pháp kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh bệnh viêm loét đạ dày – tá tràng. Ngoài ra Reprat còn được chỉ định cho các bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison.
Thuốc Reprat sử dụng như thế nào?
Cách dùng
Thuốc Reprat được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột nên thuốc được dùng theo đường uống, uống thuốc với một cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Nên uống thuốc một viên thuốc nguyên vẹn, không được nhai thuốc, nghiền thuốc trước khi uống để tránh ảnh hưởng đến sinh khả dụng cũng như tác dụng của thuốc.
Thuốc Reprat được khuyến cáo nên uống trước khi ăn 1 giờ.
Liều dùng
Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
Liều dùng của thuốc Reprat trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên. Trong trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng với các điều trị khác có thể tăng liều của bệnh nhân lên gấp đôi ( mỗi ngày uống 2 viên Reprat ). Thời gian để điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản bằng Reprat thường kéo dài trong 4 tuần, nếu sau 4 tuần mà người bệnh vẫn chưa khỏi hẳn có thể kéo đài điều trị thêm 4 tuần nữa.
Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày
Thuốc Reprat có thể được phối hợp với các kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh viêm loét dạ dày thông qua tiêu diệt tác nhân gây bệnh là vi khuẩn H. pylori. Tuy thuốc vào xu hướng đề kháng kháng sinh ở tùng địa phương cũng như từng bệnh nhân mà sẽ có các cách phối hợp khác nhau:
- Phác đồ 1: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần bao gồm 1 viên Reprat, 1000mg amoxicillin, 500mg clarithromycin.
- Phác đồ 2: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần bao gồm 1 vên Reprat, 400 – 500 mg metronidazaol, 250 – 500 mg clarithromycin.
- Phác đồ 3: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần bao gồm 1 viên Reprat, 1000mg amoxicillin, 400 – 500 mg metronidazol.
Trong các phác đồ phối hợp Reprat với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nên dùng viên Reprat thứ 2 vào khoảng 1 giờ trước khi ăn tối. Thời gian sử dụng các phác đồ trên để điều trị viêm loét dạ dày thường kéo dài trong 7 ngày, hoặc có thể kéo dài thêm 7 ngày nữa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trong trường hợp bệnh nhân xét nghiệm H. pylori âm tính có thể sử dụng Reprat đơn trị liệu mà không cần phối hợp thêm kháng sinh cho các trường hợp:
- Điều trị loét dạ dày: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên Reprat. Trong trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng với các điều trị khác có thể tăng liều của bệnh nhân lên gấp đôi ( mỗi ngày uống 2 viên Reprat ). Thời gian để điều trị bệnh loét dạ dày bằng Reprat thường kéo dài trong 4 tuần, nếu sau 4 tuần mà người bệnh vẫn chưa khỏi hẳn có thể kéo đài điều trị thêm 4 tuần nữa.
- Điều trị loét tá tràng: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên Reprat. Trong trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng với các điều trị khác có thể tăng liều của bệnh nhân lên gấp đôi ( mỗi ngày uống 2 viên Reprat ). Thời gian để điều trị bệnh lý loét tá tràng bằng Reprat thường kéo dài trong 2 tuần, nếu sau 2 tuần mà người bệnh vẫn chưa khỏi hẳn có thể kéo đài điều trị thêm 2 tuần nữa.
Liều dùng cho bệnh nhân có hội chứng Zollinger và các tình trạng tăng tiết bệnh lý khác: Liều khởi đầu là 2 viên Reprat một ngày, sau đó có thể điều chỉnh liều tùy thuộc vào sự tiết acid ở dạ dày.
TÌM HIỂU THÊM Thuốc Pepsane: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ, SĐK thuốc
Tác dụng phụ của thuốc Reprat
Các nghiên cứu, báo cáo về việc sử dụng Reprat ở các bệnh nhân cho thấy có khoảng 5% số bệnh nhân gặp phải các phản ứng có hại của thuốc trong quá trình sử dụng, trong đó tác dụng phụ phổ biến nhất là nhức đầu và tiêu chảy. Dưới đây là các tác dụng phụ đã được báo cáo của Reprat trong quá tình sử dụng thuốc:
- Rối loạn hệ máu và hạch bạch huyết: Có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ bệnh nhân gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trong quá trình sử dụng thuốc. ( < 1/10000 ).
- Rối loạn hệ miễn dịch: Mốt số ít người ( khoảng 5000 người có 1 người ) gặp phải các phản ứng quá mẫn của thuốc như sốc phản vệ, phản ứng phản vệ.
- Rối loạn hệ thần kinh: các phản ứng bất lợi thường gặp là nhức đầu, chóng mặt.
- Rối loạn thị giác, mờ mắt có thể xảy là nhưng tần suất rất thấp.
- Rối loạn tâm thần: tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn giấc ngư, ngoài ra có một tỷ lệ rất ít người sẽ bị trầm cảm, mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn,…
- Rối loạn tiêu hóa: trong quá trình sủ dụng Reprat có khoảng 1% số người sủ dụng sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, trướng bụng, đầy hơi, khô miệng, đau bụng, táo bón.
- Rối loạn hệ thống gan – mật: tác dụng có thể gặp phải là tăng enzym gan, ngoài ra có thể sẽ tăng bilirubin, rất hiếm tỷ lệ tế bào gan bị tổn thương, vàng da, suy tế bào gan.
- Rối loạn da và mô dưới da: ngứa, phát ban, ngoại ban, đốm trên da, mày đay và phù mạch, ngoài ra người bệnh còn có thể gặp hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, nhạy cảm với ánh sáng nhưng tần suất xảy ra rất thấp.
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết: tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Reprat ở cơ xương là đau khớp, đau cơ.
- Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận kẽ.
- Rối loạn vú và hệ sinh sản: ở nam giới có thể gặp phải bệnh vú to.
Chống chỉ định của thuốc Reprat
Chống chỉ định sử dụng thuốc Reprat cho các bệnh nhân bị dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc đặc biệt là thành phần hoạt chất chính Pantoprazaol hoặc các dẫn xuất của Benzimidazol khác.
Thuốc Reprat được khuyến cáo là không nên sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi do người ta vẫn chưa biết về độ an toàn của thuốc đối với lứa tuổi này.
Tương tác của Reprat với các thuốc khác
Với khả năng ức chế mạnh và kéo dài sự tiết acid ở dạ dày, một số thuốc có độ hấp thụ, sinh khả dụng phụ thuộc vào pH dạ dày đã bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng với Pantoprazol, cụ thể như một số azol kháng nấm như itraconazol, posaconazol, ketoconazol, cùng một số thuốc khác.
Việc dùng đồng thời Pantoprazol với Atazanavir hoặc các thuốc điều trị HIV khác mà sinh khả dụng của nó phụ thuốc vào độ pH của dạ dày có thể làm giảm rất nhiều sinh khả dụng của các thuốc này, từ đó có thể làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của chúng. Vì vậy không nên dùng Reprat đồng thời với các thuốc điều trị HIV như Azatanavir.
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Reprat được không?
- Đối với phụ nữ có thai
Hiện nay chưa có đủ các nghiên cứu, báo cáo về việc dùng Pantoprazol ở phụ nữ có thai. Một số nghiên cứu của Pantoprazol trên động vật có thai cho thấy có độc tính đối với sinh sản, còn nguy cơ này ở trên người chưa được làm rõ. Vì vậy không nên sử dụng Reprat cho phụ nữ đang mang thai trừ khi việc sử dụng nó là thực sự cần thiết.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú
Các nghiên cứu về việc dùng Pantoprazol trên động vật cho thấy nó có thể được tiết vào sữa mẹ. Ngoài ra cũng đã có một số báo cáo cho thấy thuốc được tiết vào sữa của người mẹ. Do đó không nên sử dụng thuốc Reprat cho phụ nữ đang cho con bú trừ khi việc sử dụng nó là thực sự cần thiết và lợi ích nó mang lại lớn hơn nhiều nguy cơ mà nó gây ra cho trẻ nhỏ.
Giá thuốc Reprat 40mg?
Thuốc Reprat 40mg hộp 20 viên hiện nay trên thị trường có giá là 340000 VND/ hộp.
Thuốc Reprat mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua thuốc Reprat ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Page để được tư vấn thêm về sản phẩm.
TÌM HIỂU THÊM [REVIEW] Thuốc Omeptul uống trước hay sau khi ăn? Công dụng, giá tiền
Mình từng bị đau dạ dày uống thử thuốc này thấy khá ok đó, đỡ hẳn đi