Đại dịch COVID-19 đang là một vấn đề nóng nhất hiện nay với tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2, nó đã và đang gây ra những ám ảnh kinh hoàng và tổn thất nghiêm trọng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng đây có phải lần đầu trong lịch sử virus mang đến nỗi sợ cho con người không? Thực tế là không, cái tên “virus” lần đầu xuất hiện vào năm 1599, nó có nghĩa là “nọc độc”. Từ khi được phát hiện tới nay, loài người đã chứng kiến rất nhiều loại dịch bệnh, thậm chí là đại dịch trước Covid-19 gây ra bởi tác nhân là virus. Ví dụ như: Đại dịch Cúm do chủng 2 chủng virus H2N2 và H3N8 gây ra ở Nga từ năm 1889 đến năm 1890 đã khiến tử vong xấp xỉ 1 triệu người; Đại dịch cúm trong những năm 1918 ở Tây Ban Nha khiến con số người chết lên đến 50 triệu hay như HIV/AIDS – Đại dịch kéo dài từ năm 1981 đến nay đã gây ra cái chết của 36 triệu người và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Tại Việt Nam, cũng không ngoại lệ, là 1 nước có khí hậu nóng ẩm nên mỗi năm có khá nhiều dịch bệnh bùng phát như: dịch sởi, dịch chân tay miệng ở trẻ nhỏ, dịch đau mắt đỏ,… gây tổn hại không hề nhỏ cả về người và của.
Sau khi vào cơ thể con người, virus được ví như những tên không tặc tham gia chiếm lấy và lợi dụng các tế bào chức năng của vật chủ người, từ đó tạo ra các bản sao của chúng và tăng lên theo cấp số nhân. Các chức năng và hoạt động vốn có của tế bào sẽ bị ngưng trệ, thay vào đó tế bào sẽ huy động các nguồn lực như năng lượng ATP và các protein để tham gia nhân bản virus mới. Số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ tế bào vật chủ và phóng thích chúng ra ngoài tiếp tục xâm nhập các tế bào khỏe mạnh khác. Đích tấn công phổ biến của virus là các tế bào thuộc cơ quan hô hấp, máu và thần kinh gây ra nhiều bệnh như: cúm, zona, dại, sốt xuất huyết, sars, zika…thậm chí có thể gây ung thư (HPV).
Sự tàn phá của virus đã thúc đẩy con người cần phải tìm ra những giải pháp để chống lại chúng. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu về các loại thuốc kháng virus.
Thuốc kháng virus là những thuốc có khả năng điều trị bệnh gây ra bởi virus thông qua việc tác động ngăn cản vào một hoặc nhiều giai đoạn trong chu kỳ sao chép của virus để ngăn cản quá trình nhân lên của chúng.
Các thuốc kháng virus được sử dụng phổ biến hiện nay tiêu diệt virus theo các cơ chế sau:
Thuốc chế enzym sao chép ngược nucleotid (NRTI): là nhóm thuốc có vai trò quan trọng nhất phác đồ phối hợp điều trị bệnh nhân HIV. Các thuốc nhóm này ở dạng tiền thuốc có cấu trúc gần giống với thành phần của ADN. Thuốc cần gắn thêm nhóm phosphat nhờ các enzym của tế bào để có tác dụng ức chế RT của virus HIV.
Thuốc ức chế enzym sao chép ngược không nucleotid (NNRTI): là nhóm thuốc tổng hợp có khả năng ức chế RT thông qua việc gắn vào trung tâm dị lập thể khiến enzym bị biến đổi hình dáng và mất hoạt tính. Nhóm thuốc chỉ có tác dụng với chủng virus HIV typ 1 nhưng lại không cần được phosphoryl hóa.
Protease là những enzym cần thiết để tổng hợp protein cấu tạo nên lõi virus cũng như một số enzym thiết yếu của virus (tổng hợp RT hay chính protease). Khi enzym này bị ức chế, các hạt virus sẽ không phát triển và gây hại được.
Cơ chế ức chế ADN polymerase và ARN polymerase: Ức chế enzym này sẽ khiến ngăn cản sự nhân đôi của ADN của virus.
Protein M2 cấu tạo nên màng virus, có khả năng giúp chúng hoà tan màng của mình vào màng tế bào vật chủ và phóng thích ADN hoặc ARN vào tế bào vật chủ. Ức chế protein M2 sẽ ngăn cản quá trình xâm nhập này.
Enzym neuraminidase có trong 1 số loại virus cần cho sự giải phóng virus ra khỏi tế bào vật chủ nhiễm bệnh và xâm nhập các tế bào lành khác, do vậy ức chế enzym này khiến virus ko nhân rộng được.
Các kháng thể trong γ – globulin có thể tác động trực tiếp lên vỏ envelop, làm mất hoạt tính của một số virus.
Interferon – α có ái lực đặc hiệu với thụ thể trên màng tế bào, bất hoạt enzym tham gia dịch mã của mARN virus để tổng hợp protein nên ngăn cản sự nhân bản của virus.
Người mắc bệnh viêm gan B mạn tính là người nhiễm virus HBV kéo dài trên 6 tháng.
Thuốc trị viêm gan B là loại thuốc giúp kiểm soát được sự nhân lên của virus HBV đồng cũng bảo vệ gan khỏi sự gây hại của chúng. Trong 1 số trường hợp bệnh nhân viêm gan B, không loại trừ hoàn toàn được virus khỏi cơ thể nên chỉ định dùng thuốc điều trị có thể cần duy trì cả đời. Nhóm thuốc peginterferon alfa 2-α và thuốc kháng virus thường được chỉ định trong điều trị viêm gan B mạn tính.
Virus viêm gan BBệnh nhân viêm gan B có chức năng gan hoạt động khỏe mạnh, thuốc chỉ định đầu tay là peginterferon alfa 2-α. Thuốc có tác dụng thúc đẩy miễn dịch của cơ thể tấn công virus HBV và đòi lại được quyền điều khiển chúng. Thời gian điều trị thường kéo dài trong 48 tuần, mỗi tuần tiêm 1 liều thuốc. Có thể xuất hiện 1 số tác dụng không mong muốn nhưng sẽ cải thiện dần như có biểu hiện giống của bệnh cúm (thân nhiệt cao, cơ và khớp bị đau mỏi).
Bệnh nhân viêm gan B có chức năng gan hoạt động không còn khỏe mạnh hoặc chống chỉ định với peginterferon alfa 2-α thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus. Nhóm thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén nên dễ sử dụng và tuân thủ hơn. Thời gian điều trị thường từ 1 năm trở lên, mỗi ngày uống 1 viên thuốc. Tác dụng không mong muốn phổ biến là cảm thấy cơ thể mệt, nhức mỏi, nôn và choáng đầu.
Một số loại thuốc kháng virus viêm gan B cho người trưởng thành:
Tác dụng của thuốc Tenofovir: Thuốc có chứa hoạt chất tenofovir disoproxil fumarate sau khi vào cơ thể mới thủy phân trở thành tenofovir. Với cấu trúc phân tử khá giống adenosin monophosphat nên tiếp đó sẽ được gắn thêm nhóm phosphat bởi enzym của tế bào và thành tenofovir diphosphat có hoạt tính: ức chế enzym α, β và γ -ADN polymerase nên ngăn cản sự nhân đôi của virus HBV, bên cạnh đó còn ức chế RT ở HIV-1.
Công thức cấu tạo của TenofovirChỉ định của Tenofovir: Người lớn bị viêm gan B mạn tính (mắc hoặc không mắc HIV-1), thuốc cũng dùng để điều trị/ dự phòng HIV-1 trong phác đồ phối hợp.
Liều dùng thuốc Tenofovir cho người nhiễm viêm gan B mạn tính là 1 viên Tenofovir 300mg hàng ngày kéo dài từ 48 tuần trở lên. Trong phác đồ phối hợp điều trị HIV-1 liều dùng được khuyến cáo cũng là 1 viên Tenofovir 300mg mỗi ngày. Liều dùng trên cần được điều chỉnh ở những bệnh nhân suy thận và thẩm tách máu.
Chống chỉ định thuốc Tenofovir đối với người quá mẫn cảm với Tenofovir và những bệnh nhân suy thận có chỉ số thanh thải creatinin hạ xuống dưới 10ml/phút.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tenofovir:
Một số chế phẩm thuốc có chứa Tenofovir mới nhất trên thị trường hiện nay là:
Tác dụng của thuốc Entecavir: Thuốc tổng hợp này có cấu trúc gần giống với nucleosid purin – dẫn xuất của guanin. Entecavir được gắn thêm nhóm phosphat nhờ các enzym trong tế bào tạo ra chất chuyển hóa entecavir triphosphat mang hoạt tính. Chất này có khả năng ức chế DNA polymerase của virus HBV thông qua cơ chế cạnh tranh với cơ chất tự nhiên của enzym này từ đó ngăn cản các quá trình HBV polymerase tham gia (RT, phiên mã ngược).
Công thức cấu tạo của EntecavirChỉ định của Entecavir: Người trên 16 tuổi nhiễm viêm gan B mạn tính có bằng chứng sự nhân lên của virus hoạt động hoặc sự tăng lên kéo dài ALT/ AST trong máu hoặc bằng chứng mô học về bệnh viêm gan đang tiến triển.Thuốc cũng dùng điều trị cho người nhiễm viêm gan B kháng lamivudin.
Liều dùng của Entecavir đối với người từ 16 tuổi trở lên mắc viêm gan B mạn tính chưa từng điều trị bằng thuốc tương tự nucleosid trước đó là 0,5 mg, uống 1 lần hàng ngày khi đói (cách bữa ăn 2h) trong 12 tháng trở lên. Các đối tượng còn lại trong chỉ định uống 1 lần hàng ngày với liều là 1mg.
Chống chỉ định Entercavir khi mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng của Entercavir:
Một số chế phẩm thuốc có chứa Entercavir mới nhất trên thị trường hiện nay là:
Một số chế phẩm thuốc có chứa Entercavir
Tác dụng của Adefovir: Thuốc chứa adefovir dipivoxil, sau khi vào cơ thể mới chuyển hóa thành adefovir, có cấu trúc khá giống acyclic nucleotid của adenosin monophosphat. Adefovir tiếp tục được các enzym kinase của tế bào gắn thêm nhóm phosphat trở thành adefovir diphosphat mang hoạt tính. Chất này cạnh tranh với cơ chất tự nhiên deoxyadenosin triphosphat ức chế enzym HBV polymerase kết thúc tổng hợp chuỗi DNA.
Chỉ định của Adefovir tương tự với Entecavir.
Liều dùng của Adefovir được khuyến cáo là uống 1 viên Adefovir 10mg mỗi ngày. Những bệnh nhân suy giảm chức năng thận và thẩm tách máu cần hiệu chỉnh liều phù hợp.
Chống chỉ định Adefovir khi mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng của Adefovir:
Một số chế phẩm thuốc có chứa Adefovir mới nhất trên thị trường hiện nay như:
Một số chế phẩm thuốc có chứa Adefovir
Trái ngược với người trưởng thành, bệnh viêm gan B mạn tính trên trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được coi là loại bệnh không mấy nghiêm trọng. Đa phần đối tượng này vẫn có khả năng sinh trưởng và lớn lên bình thường như những đứa trẻ khỏe mạnh cùng lứa khác mà không có biểu hiện lâm sàng hay hạn chế sức khỏe nào.
Dù vậy, việc thăm khám định kỳ cho các bệnh nhi viêm gan B mạn tính đề quyết định xem có bắt đầu điều trị không vẫn rất cần thiết. Khoảng cách giữa các lần thăm khám bác sĩ chuyên khoa gan của bệnh nhi nên là sáu tháng một lần và có thể dao động phụ thuộc theo tình trạng bệnh nhi và một số yếu tố cụ thể khác.Mỗi đợt thăm khám, trẻ sẽ được đánh giá đầy đủ về các yếu tố thể chất, chỉ số xét nghiệm và bổ sung thêm các các chẩn đoán hình ảnh để xem xét toàn diện những thương tổn của gan như siêu âm FibroScan, Chụp CT cắt lớp và cộng hưởng từ.
Một số rất ít các bệnh nhi viêm gan B mạn tính cần có chỉ định điều trị can thiệp khá sớm bởi có các chẩn đoán về thương tổn thực thể ở gan đề loại trừ nguy cơ di chứng trên gan sau này.
Các loại thuốc kháng virus được khuyến cáo trong điều trị cho trẻ em nhiễm viêm gan B:
Chỉ định thay thế là sử dụng Lamivudin vì đây thuộc nhóm kháng virus thế hệ cũ nên nguy cơ virus đề kháng lại thuốc cao hơn. Một số chế phẩm thuốc chứa lamivudin như: Epivir-HBV (có nhiều dạng bào chế để lựa chọn như viên nang chứa 50mg lamivudin, dung dịch đường uống chứa 10mg lamivudin/ml hoặc viên nén chứa 300mg lamivudin); Zeffix (chứa 100mg lamivudin).
Phần lớn bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần điều trị bằng thuốc kháng virus HBV duy trì trong thời gian dài, có khi là cả đời.
Chủ động ngăn ngừa các yếu tố, hành động của bản thân gây phát tán, lây nhiễm mầm bệnh cho những người xung quanh. Thành viên trong gia đình bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm, đối tượng có quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần gần khác với bệnh nhân cũng nên xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B hoặc nếu cần thiết có thể tiêm phòng.
Thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm khả năng mắc bệnh u xơ, suy giảm chức năng gan hoặc ung thư gan để điều trị từ sớm.
Viêm gan C là căn bệnh do cơ thể bị nhiễm virus HCV- loại virus có kích thước rất nhỏ có lớp vỏ ngoài bao bọc vững chắc, bệnh thường diễn biến âm thầm và rất khó để loại trừ hoàn toàn nên để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan C thường có khả năng cao tiến triển sang mạn tính do tính diễn biến âm thầm của nó. Đến nay, ước tính rằng khoảng 1 triệu người nhiễm Viêm gan C mạn ở nước ta.
Bệnh viêm gan C ở thể cấp tính hay đã mạn tính đều có khả năng được chữa khỏi.
Mục đích điều trị ở bệnh nhân viêm gan C cấp tính là loại bỏ/ngăn ngừa bệnh diễn biến thành mãn tính. Trong số ít trường hợp, bệnh nhân mới nhiễm virus có khả năng tự tiêu diệt và khỏi bệnh vì lượng kháng thể chống sinh ra đủ đề kháng lại virus. Vì vậy, việc tăng cường và bổ sung miễn dịch cho bệnh nhân thông qua chế độ luyện tập và ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả tiêu diệt virus.
Khi viêm gan C đã chuyển sang mạn tính, nếu được nhận biết và điều trị từ sớm thì bệnh nhân vẫn có thể bình phục hoàn toàn mà không để lại di chứng. Y học hiện đại ngày càng phát triển kéo theo đó là sự ra đời của nhiều loại thuốc mới được nghiên cứu và cải tiến để điều trị bệnh viêm gan C một cách hiệu quả. Nhóm thuốc thường được chỉ định hiện nay là các thuốc kháng virus để tiêu diệt, loại trừ virus HCV khỏi cơ thể và các thuốc miễn dịch để nâng cao đề kháng của bệnh nhân.
Các thuốc DAAs điều trị viêm gan C hiện nay:
Tác dụng của thuốc:
Chỉ định: Người trưởng thành nhiễm viêm gan C cấp hoặc mạn tính với cả 6 typ HCV.
Liều dùng với những bệnh nhân bị viêm gan C không kèm xơ gan hoặc xơ gan ở giai đoạn còn bù là 1 viên hàng ngày trong 12 tuần. Với bệnh nhân bị viêm gan C kèm xơ gan đã sang giai đoạn mất bù vẫn uống 1 viên hàng ngày nhưng cần phối hợp thêm Ribavirin (liều tính theo cân nặng) trong liên tục 12 tuần.
Lưu ý: Thuốc không kèm tác dụng điều trị viêm gan B và cần phối hợp thêm thuốc khác với bệnh nhân đồng nhiễm HIV, vì vậy cần sàng lọc bệnh nhân nhiễm viêm gan B, HIV trước khi điều trị.
Một số chế phẩm thuốc mới nhất hiện nay chứa Sofosbuvir + Ledipasvir:
Chi phí cho điều trị viêm gan C phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố:
Nhìn chung, điều trị viêm gan C được đánh giá là tốn kém, điều trị bằng phác đồ cổ điển kết hợp thuốc Interferon và Ribavirin chi phí trung bình hàng tháng khoảng 10 triệu đồng. Trong khi sử dụng các thuốc thế hệ mới còn cao hơn, khoảng hơn 21 triệu đồng một tháng nhưng rút ngắn thời gian hơn rất nhiều chỉ còn 12 tuần.
Để chi phí điều trị tiết kiệm hết mức có thể, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không gián đoạn điều trị giữa chừng gây khả năng bệnh nặng hơn.
Tác dụng:
Lamivudin thuộc nhóm ức chế enzym sao chép ngược nucleotid. Thuốc có cấu trúc gần giống 2,3 – dideoxycytidin, sau khi vào cơ thể chuyển thành dạng triphosphat nên cạnh tranh với deoxycytid in triphosphate tự nhiên để gắn vào ADN của HIV bởi RT, gây kết thúc sớm tổng hợp ADN của virus, chấm dứt sự nhân lên của HIV. Lamivudin còn có tác dụng trên virus viêm gan B.
Chỉ định: điều trị/dự phòng HIV trong phác đồ phối hợp cho cả người lớn và trẻ em (đơn độc lamivudin dễ khiến virus đề kháng thuốc nhanh).
Liều dùng thông thường cho người lớn là 1 viên 150mg, uống 2 lần mỗi ngày hoặc 300mg uống 1 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em tùy theo cân nặng và dạng thuốc để có chế độ liều phù hợp.
Tác dụng: Zidovidin thuộc nhóm ức chế enzym sao chép ngược nucleotid. Thuốc là dẫn chất thymidin, sau khi vào cơ thể chuyển thành dạng triphosphat và cạnh tranh với thymidin triphosphat của RT tạo khiếm khuyết, gây kết thúc sớm tổng hợp ADN của virus, chấm dứt sự nhân lên của HIV.
Chỉ định: dùng trong phác đồ phối hợp để điều trị HIV và đơn độc trong dự phòng lây HIV từ mẹ sang con.
Liều dùng thông thường trong điều trị HIV là uống 300 mg 2 lần mỗi ngày hoặc 200 mg 3 lần mỗi ngày hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 mg/kg (trên 60 phút) khoảng cách mỗi lần là 4 giờ kể cả ngày đêm.
Tác dụng: Efavirenz thuộc nhóm ức chế enzym sao chép ngược không nucleotid. Thuốc ức chế RT thông qua gắn trực tiếp với RT của HIV1 và tác động một cách đặc hiệu không cạnh tranh lên men sao chép ngược HIV1.
Chỉ định: trong phác đồ phối hợp điều trị/dự phòng HIV.
Liều dùng thông thường với người lớn là 600mg uống 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ, có thể uống kèm nước hoa quả để giảm vị cay nóng. Liều ùng trẻ em tùy theo cân nặng của trẻ.
Thuốc Avonza kết hợp 300mg Efavirenz, 300mg Tenofovir Disoproxil Fumarat và 400mg Lamivudin, lọ 30 viên của công ty Mylan Pharmaceuticals Pvt. Ltd.
Hàm lượng: 300mg/300mg/400mg.
Tác dụng: Efavirenz thuộc nhóm ức chế RT không cấu trúc nucleotid, tác dụng thông qua gắn trực tiếp vào RT. Còn Lamivudine và Tenofovir cùng nhóm thuốc ức chế RT cấu trúc nucleotid nhưng thông qua 2 cách khác nhau: Lamivudin nhờ RT tạo sản phẩm kết thúc tổng hợp chuỗi; Tenofovir cạnh tranh cơ chất của RT, vì vậy không bị đối kháng tác dụng.
Kết hợp 3 hoạt chất trên cơ chế hoạt động khác nhau tạo tác dụng hiệp đồng, tăng hiệu quả diệt virus HIV và ngăn nguy cơ kháng thuốc.
Chỉ định: dùng trong các phác đồ điều trị/dự phòng HIV.
Liều dùng thông thường là uống 1 viên mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Lưu ý: thuốc đã ở dạng phối hợp vì vậy không được tự ý sử dụng thêm các thuốc kháng retro-virus khác.
Thuốc TLE chứa 600mg Efavirenz, 300mg Lamivudin, 300mg Tenofovir, lọ 30 viên của Công ty MYLAN LABORATORIES INC Ấn Độ sản xuất.
Tác dụng tương tự như Avonza vì có cùng các hoạt chất nhưng có thay đổi về hàm lượng.
Chỉ định:dùng trong phác đồ điều trị/dự phòng HIV.
Liều dùng:1 viên mỗi ngày trước khi đi ngủ, không phối hợp các thuốc kháng retro-virus khác.
Chi phí điều trị cho bệnh nhân HIV bằng ARV theo phác đồ bậc 1 trung bình khoảng hơn 4 triệu đồng/năm cho 1 bệnh nhân, con số này chưa bao gồm các chi phí không nhỏ khác như: khám bệnh, các xét nghiệm và dịch vụ đặc đặc. Đến 2019, nước ta có hơn 115.000 bệnh nhân HIV điều trị bằng ARV và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.
Trong suốt hơn 1 thập niên, thuốc ARV được phát miễn phí để điều trị duy trì kháng virus cho bệnh nhân HIV của Việt Nam. Chi phí này đều từ nguồn tài trợ quốc tế và tới năm 2018, hầu như nguồn viện trợ cho chiến lược này đã không còn. Vì vậy, từ năm 2019, chính phủ Việt Nam ra quyết định rằng việc điều trị cho người bệnh HIV bằng ARV sẽ chuyển từ miễn phí qua hình thức thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT).
Herpes là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus Herpes Simplex (HSV), thường gặp ở các cơ quan trên cơ thể như bộ phận sinh dục hoặc miệng. Có 2 loại virus HSV là HSV typ 1 và HSV typ 2, thường được điều trị bằng Acyclovir.
Tác dụng: Acyclovir có cấu trúc gần giống nucleotid và cần phải trải qua 3 lần phosphoryl hóa để có tác dụng. Để gắn nhóm phosphat thứ nhất, cần có enzym thymidine kinase của virus vì vậy không ảnh hưởng đến tế bào bình thường của cơ thể nhưng là giai đoạn thuốc dễ bị đề kháng nhất. Nhóm phosphat thứ 2 và 3 được gắn vào thuốc nhờ enzym trong tế bào của người. Sau khi trở thành dạng triphosphat ức chế enzym ADN polymerase của HSV khiến ngăn cản quá trình tổng hợp ADN và sự nhân bản của HSV. Ái lực của aciclovir cao nhất trên virus HSV typ 1 và yếu hơn ở virus HSV typ 2.
Chỉ định
Sử dụng trong điều trị và phòng ngừa nhiễm lại virus HSV typ 1 và 2 ở trên da/niêm mạc, thần kinh và sinh dục.
Sử dụng trong dự phòng và điều trị nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch, cấy ghép cơ quan.
Sử dụng trong điều trị bệnh zona thể cấp tính, thủy đậu.
Cách sử dụng và lưu ý: Thuốc có dạng bào chế rất đa dạng như viên nén, thuốc mỡ bôi ngoài, thuốc tiêm nên tùy theo các đối tượng cần điều trị/dự phòng (người lớn, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch) và vị trí nhiễm bệnh sẽ có chế độ sử dụng khác nhau. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Acyclovir dùng đường uống có sinh khả dụng không cao và gây độc trên thận (có hồi phục), thời gian thải trừ của thuốc ngắn nên cần dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc cũng gây ra 1 số tác dụng không mong muốn khi dùng đường toàn thân như nôn mửa, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu,… Vì vậy nhiều người ngại độc tính của thuốc, không sử dụng sớm, không kiên trì với thuốc đặc hiệu acyclovir nên hiệu quả điều trị không cao, khiến căn bệnh Herpes, nhất là Herpes sinh dục nữ, dễ tái nhiễm, phát tán trong cộng đồng.
Acyclovir cần được dùng sớm khi mới xuất hiện triệu chứng, dùng liều cao, nhiều lần trong ngày (uống 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc truyền tĩnh mạch chậm liên tục) và kéo dài hết liệu trình điều trị. Thuốc không chữa khỏi hoàn toàn các bệnh nhiễm trùng, virus căn nguyên của bệnh vẫn tiếp tục sống trong cơ thể dù không xuất hiện đợt bùng phát. Thuốc chỉ có tác dụng làm giảm cấp độ trầm trọng và rút ngắn thời gian của những đợt bùng bệnh với khả năng lành các vết lở loét, ngăn lan rộng và hình thành vết loét mới và làm giảm cảm giác đau, ngứa. Trên những bệnh nhân có miễn dịch suy giảm, acyclovir ngăn nguy cơ virus di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể gây nhiễm trùng.
Hiện Acyclovir là thuốc đặc trị nên những đối tượng bệnh nhân trong chỉ định cần sử thuốc để điều trị từ sớm và dứt điểm.
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, lây truyền qua đường tình dục gặp ở cả nam giới và nữ giới do virus Human Papilloma (HPV. Bệnh có thể xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, dương vật hoặc ở miệng và họng với các triệu chứng tổn thương như mụn cóc, hạt cơm hay tổn thương bề mặt.
Các thuốc chữa sùi mào gà do HPV
Tác dụng: Acid Trichloracetic là dẫn chất clo của acid acetic, thuốc hoạt động trên bề mặt, giúp bóc tách và loại bỏ lớp da sừng và chứa mụn cóc, đồng thời giữ độ ẩm cho vùng da tổn thương, giảm nhẹ pH vết bôi trên da, tác dụng sát khuẩn nhẹ, giảm xâm nhập các yếu tố gây bệnh. Bên cạnh đó, acid này làm giảm quá trình keratin hóa, hạn chế tạo lớp sừng, là mỏng các mô keratotic mụn cóc, làm sạch da, hạn chế để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Chỉ định: Điều trị bôi ngoài da trị các loại mụn cơm, mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục trong sùi mào gà.
Liều dùng và cách dùng: Thuốc dạng lỏng, dùng tăm bông chấm thuốc lên vết mụn đã được làm sạch và thấm khô, để khô thuốc trong 3-5 phút. Liều dùng tùy vào kích thước của tổn thương, nhưng không nên bôi quá nhiều.
Lớp mụn sẽ hơi se lại sau từ 1- 2 ngày, sau đó tác dụng rõ rệt xuất hiện sau bôi 2- 3 ngày, các lớp sần, chai được loại bỏ sau khoảng 1 tuần.
Tác dụng: Imiquimod là một amin imidazoquinoline có khả năng kích thích miễn dịch tại chỗ (cả miễn dịch bẩm sinh và mắc phải) để tiêu diệt các tế bào virus và khối u.
Chỉ định: điều trị mụn cóc/ mụn cơm thông thường, mụn cóc sinh dục (sùi mào gà), chứng dày sừng ánh sáng và ung thư tế bào đáy.
Cách sử dụng và liều dùng: Vệ sinh tay và làm khô trước khi lấy 1 lượng vừa đủ kem Imiquimod để tạo 1 lớp mỏng che phủ vùng da cần điều trị và xung quanh. Dùng tay thoa nhẹ nhàng đến khi thuốc thấm vào da. Thuốc có các dạng kem 2,5%; 3,75% và 5%, dưới đây là liều khi sử dụng Imiquimod 5%:
Tác dụng: Podophyllin là dịch chiết xuất từ rễ của cây Podophyllum sp, có chứa hoạt chất podophyllotoxin. Hoạt chất này là tác nhân gây độc tế bào (bắt giữ nguyên phân trong metaphase) thường dùng tại chỗ để giết chết các tế bào u nhú, làm giảm và diệt virus.
Chỉ định: điều trị mụn cơm, mụn cóc sinh dục (sùi mào gà).
Cách sử dụng và liều lượng:
Rửa các nốt mụn bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô. Dùng vaseline hoặc thuốc mỡ tetracylin bôi lên vùng da lành xung quanh nốt mụn để hạn chế ảnh hưởng của thuốc gây bỏng rát. Sau đó, mới dùng tăm bông chấm lượng vừa đủ dung dịch thuốc Podophyllin lên các vết mụn. Để yên từ 1-4 giờ rồi rửa sạch lượng thuốc đã bôi với nước muối sinh lý. Chú ý tổng bề mặt bôi phải dưới 10cm2 và lượng thuốc podophyllin 25% dưới 0.5ml mỗi ngày.
Bôi thuốc ngày 1-2 lần tùy tình trạng, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 giờ.
Tác dụng: Sinecatechin có nguồn gốc từ thiên nhiên, là dịch chiết từ lá cây trà xanh Camellia sinensis, chứa catechin. Cơ chế tác dụng của catechin chưa rõ ràng, nhưng đây chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh nâng cao khả năng miễn dịch và kháng lại các khối u.
Chỉ định: mụn cóc sinh dục (sùi mào gà).
Cách sử dụng và liều lượng: Rửa tay sạch khi chuẩn bị và sau khi bôi thuốc mỡ Sinecatechin. Dùng tay thoa 1 lượng nhỏ xấp xỉ 0,5 cm đủ che phủ hết nốt mụn cóc bởi một lớp mỏng. Không cần rửa lại thuốc mỡ từ lần bôi trước và bôi lại thuốc khi tắm xong. Sử dụng thuốc 3 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực tế, vẫn chưa có thuốc tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn virus HPV- căn nguyên gây ra sùi mào gà. Người nhiễm bệnh có khả năng mang bệnh cả đời do virus vẫn tồn tại trong cơ thể và dù có hoặc không có các triệu chứng bùng phát ra bên ngoài thì nguy cơ lây nhiễm HPV cho đối tác quan hệ tình dục vẫn khá cao.
Các thuốc điều trị nêu trên chỉ có tác dụng loại bỏ tổn thương và triệu chứng của bệnh mà không chấm dứt bệnh hoàn toàn. Sùi mào gà dễ dàng tái bùng phát và chuyển biến sang mạn tính nếu không được điều trị triệu chứng ngay và vệ sinh kém.
Người bệnh nên kiên trì và sử dụng từ sớm các thuốc điều trị bệnh sùi mào gà. Nếu để bệnh nặng gây ra biến chứng sẽ có thể cần các can thiệp ngoại khoa như: phẫu thuật cắt bỏ, đốt laser, áp lạnh gây đau đớn hoặc tốn kém.
Cúm A là bệnh cấp tính trên đường hô hấp do virus H1N1 (còn gọi virus cúm lợn) gây ra, có khả năng cao lây từ người sang người và lan nhanh ở cộng đồng. Nước ta có khí hậu thuận lợi cho virus cúm này phát triển, nhất là thời điểm giao mùa.
Tác dụng: Oseltamivir thuộc nhóm thuốc ức chế thoát vỏ của những virus có neuraminidase. Ban đầu, nó ở dạng tiền thuốc là oseltamivir phosphate, sau khi vào cơ thể mới trở thành dạng oseltamivir carboxylate có hoạt tính dược lý. Oseltamivir carboxylate ức chế enzym neuraminidase có trong virus cúm A và B, loại enzym cần cho sự giải phóng virus ra khỏi tế bào vật chủ nhiễm bệnh và xâm nhập các tế bào lành khác, từ đó khiến virus ko nhân rộng được.
Chỉ định: Điều trị cúm A và B. Dự phòng cúm A và B trong 48h sau tiếp xúc với bệnh nhân hoặc trong dịch cúm (tiêm vaccin không khả dụng).
Liều dùng ở người lớn trong điều trị cúm A và B là uống 2 lần/ngày, mỗi lần 75mg Oseltamivir trong 5 ngày liên tiếp; trong dự phòng cúm A và B là uống 1 lần 75mg/ngày trong 7 ngày trở lên. Liều ở trẻ em (cân nặng dưới 40kg) sẽ được tính theo cân nặng của trẻ.
Lưu ý: thuốc không có chỉ định dự phòng thay thế vaccin cúm – phương pháp phòng cúm hữu hiệu nhất. Dùng thuốc Oseltamivir dự phòng khi dịch cúm bùng phát mà chưa có vaccin đặc hiệu.
Tamiflu chứa Oseltamivir của Công ty dược phẩm đa quốc gia Roche sản xuất. Thuốc có 2 dạng bào chế là viên nén 75mg Oseltamivir và bột pha hỗn dịch uống 12mg/ml.
Cục Quản lý dược khuyến nghị mọi người không tự ý sử dụng thuốc tamiflu khi chưa có sự đồng ý và kê đơn từ bác sĩ. Hành vi tự ý dùng, lạm dụng thuốc này gây nguy hiểm cho người sử dụng và tăng nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc.
Trong trường hợp điều trị bằng Tamiflu thì nên dùng thật sớm, trong khoảng 48 giờ từ lúc xuất triệu chứng cúm, dùng xa khoảng thời gian này tiến triển bệnh không khác nhiều với nhóm chứng không dùng thuốc.
Độ nhạy cảm của nhiều virus cúm với tác dụng của oseltamivir đã có bằng chứng là đang thay đổi, vì vậy bác sĩ kê đơn nên cập nhật thông tin mới nhất về hiệu lực của thuốc trên các chủng nhạy cảm để đưa ra chỉ định tamiflu hay không 1 cách hợp lý.