Động kinh là căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các thuốc hiện nay chỉ giúp ngăn chặn xuất hiện các cơn động kinh xảy ra mà thôi. Vậy các thuốc chống động kinh an toàn, hiệu quả nhất hiện nay là gì? Hãy cùng Heal Central tìm hiểu trong bài viết này.
Động kinh là tình trạng chức năng thần kinh trung ương bị rối loạn theo từng cơn, cơ chế bắt nguồn từ sự phóng điện đột ngột và quá mức, không kiểm soát được của các tế bào thần kinh. Tùy thuộc vào sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau mà bệnh động kinh có các biểu hiện và mức độ khác nhau, gồm co giật, các cơn vắng ý thức hoặc các triệu chứng co cứng chân tay.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh được nghiên cứu và có thể kể đến như:
Động kinh hiện được phân loại như sau:
Động kinh toàn thể: xuất hiện khi sự phóng điện trong não xảy ra nhiều và ảnh hưởng đến não bộ, gồm :
Hội chứng West: là dạng động kinh toàn thể thường gặp ở nhóm trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi, sau đó dừng lại và đến khi 4 tuổi chuyển sang dạng động kinh khác, còn được gọi là chứng co thắt sơ sinh, nguyên nhân có thể do các vấn đề liên quan đến gen, khi sinh bị ngạt hoặc có bất thường trong cấu trúc não.
Động kinh nếu không được kiểm soát kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả, có thể kể đến như:
Trên thị trường hiện có nhiều thuốc được dùng trong các phác đồ điều trị động kinh cho cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể được phân loại theo các cơ chế chính như sau:
Dưới đây là thông tin về một số thuốc hiện nay được dùng trong điều trị động kinh:
Phenytoin là dẫn chất hydantoin thuộc nhóm thuốc chống động kinh nhờ ức chế kênh Na, có tác dụng chống co giật, gây ngủ, dùng điều trị cho bệnh nhân động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ, động kinh tâm thần vận động. Thuốc không dùng điều trị cho động kinh cơn nhỏ.
Phenytoin chống chỉ định cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc bệnh nhân quá mẫn với các dẫn chất hydantoin.
Liều dùng và cách dùng: Phenytoin được dùng cùng hoặc sau bữa ăn để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa, liều cụ thể như sau
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Phenytoin như:
Một số tương tác thuốc của Phenytoin có thể xảy ra khi điều trị gồm:
Một số lưu ý về Phenytoin khi sử dụng:
Carbamazepin nằm trong nhóm thuốc chống động kinh ức chế kênh Na+, giúp làm tăng ngưỡng động kinh và làm giảm nguy cơ co cứng.
Carbamazepin được chỉ định trong các trường hợp động kinh cục bộ phức tạp và động kinh cơn lớn (động kinh co giật cứng toàn bộ, các kiểu động kinh hỗn hợp. Ngoài ra Carbamazepin còn được chỉ định cho tình trạng đau dây thần kinh và hội chứng cai rượu.
Liều điều trị động kinh của Carbamazepin nên được dùng từ liều thấp nhất, sau đó điều chỉnh liều phù hợp với từng đối tượng và mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân, cụ thể như sau:
Carbamazepin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
Một số lưu ý khi sử dụng Carbamazepin:
Lamotrigine là thuốc điều trị động kinh với cơ chế chẹn kênh Natri đóng mở, được chỉ định điều trị động kinh cục bộ, động kinh toàn thể bao gồm cơn co cứng – co giật, động kinh kết hợp hội chứng Lennox-Gastaut đơn trị liệu hoặc phối hợp ở người từ 13 tuổi trở lên và điều trị phối hợp ở trẻ em từ 2 đến 12 tuổi, ngoài ra còn dùng điều trị đơn trị liệu mất ý thức điển hình ở trẻ 2-12 tuổi.
Liều dùng và cách dùng cụ thể của Lamotrigine được in đầy đủ trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm thuốc, có thể được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân theo chỉ định cụ thể của bác sĩ:
Liều dùng đối với người từ 13 tuổi trở lên:
Liều dùng đối với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi:
Thuốc chống chỉ định dùng cho bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, tiền sử gia đình có bệnh lý viêm gan, bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn thường gặp như chóng mặt, nhức đầu, nổi ban dị ứng, buồn nôn, mất ngủ, có thể gặp phát ban da nghiêm trọng. Người dùng cần hết sức lưu ý, dừng ngay khi cơ thể nổi ban đỏ, báo lại với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh.
Một số lưu ý khi sử dụng Lamotrigine:
Ethosuximid thuộc nhóm thuốc chống động kinh theo cơ chế ức chế kênh Calci, được chỉ định cho động kinh cơn vắng, động kinh rung giật cơ và động kinh nhỏ có cơn mất trương lực.
Liều dùng và cách dùng của Ethosuximid như sau:
Ethosuximid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
Trimethadione nằm trong nhóm thuốc chống động kinh theo cơ chế ức chế kênh Calci, là dẫn xuất của Oxazolidindion, được chỉ định với động kinh cơn vắng, tác dụng tương tự như Ethosuximid tuy nhiên ít được dùng hơn do hiệu quả thấp hơn và có nhiều tác dụng không mong muốn hơn Ethosuximid.
Liều dùng thông thường của Trimethadione đối với người lớn là từ 900-2400 mg/ngày, đối với trẻ em là 300-900 mg/ngày. Mức liều trên có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như đặc điểm sinh lý cơ thể từng bệnh nhân.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, nôn mửa, suy dạ dày; cơ thể mệt mỏi, mất sức, buồn ngủ, chóng mặt hoặc rối loạn giấc ngủ, đau đầu,… Khi gặp các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách xử trí thích hợp.
Trimethadione có thể gây tương tác với một số thuốc như Amiodarone, Bexarotene, Aprepitant, Bosentan, Boceprevir,… làm ảnh hưởng đến các quá trình dược động, dược lực của các thuốc, ảnh hưởng đến tác dụng, hiệu quả điều trị hoặc độc tính của các thuốc dùng đồng thời. Do đó, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhiều thuốc cùng lúc để tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
Cũng như các thuốc điều trị động kinh thông thường, chỉ dùng Trimetazidin khi có đơn kê của bác sĩ, đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.
Vigabatrin nằm trong nhóm thuốc chống động kinh theo cơ chế làm tăng hoạt tính GABA, được chỉ định trong các trường hợp sau:
Liều dùng của Vigabatrin như sau:
Vigabatrin chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, có tiền sử rối loạn tâm thần, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất của Vigabatrin thường là suy giảm thị lực sau vài tháng đến một năm sử dụng thuốc. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các dấu hiệu như mất tập trung, ngủ gật, mệt mỏi hoặc có triệu chứng kích động, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, xét nghiệm có thể có giảm Hemoglobin và hạ men gan.
Một số thuốc có thể gây ra tương tác với Vigabatrin như:
Phenobarbital là thuốc chống động kinh theo cơ chế làm tăng hoạt tính GABA, được chỉ định trong:
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén dùng đường uống. Người dùng nên chú ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phenobarbital có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian điều trị như:
Một số tương tác thuốc nên chú ý của Phenobarbital liên quan hầu hết đến việc Phenobarbital là một chất cảm ứng enzym gan mạnh, do đó làm tăng sự chuyển hóa của một số thuốc dùng đồng thời tại gan như felodipin và nimodipin, làm giảm nồng độ của các thuốc trong huyết tương dẫn đến làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra, Phenobarbital không được dùng cùng rượu do làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
Thuốc nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân suy thận, người có tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy, người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cho con bú. Không được dừng thuốc đột ngột ở bệnh nhân động kinh, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng do thuốc có thể gây lệ thuộc.
Diazepam được dùng điều trị động kinh do có tác dụng làm tăng hoạt tính GABA, được chỉ định trong các trường hợp co cứng do não hoặc thần kinh ngoại biên, các bệnh tiền sản, co giật.
Các tác dụng phụ mà Diazepam có thể gây ra trên người bệnh sử dụng thuốc gồm:
Liều dùng cụ thể của Diazepam trên bệnh nhân động kinh còn phụ thuộc vào dạng bào chế của thuốc, đặc điểm của bệnh nhân cũng như chỉ định cụ thể của bác sĩ:
Gabapentin có tác dụng chống động kinh theo cơ chế tăng hoạt tính GABA, được chỉ định đơn trị liệu cho động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên; chỉ định phối hợp trong điều trị động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Liều dùng của Gabapentin bạn có thể tham khảo dưới đây:
Gabapentin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau lưng, người mệt mỏi, giảm trí nhớ hoặc suy nhược, trầm cảm, gãy xương, mất ngủ,… Hãy báo lại với bác sĩ nếu bạn có bất cứ biểu hiện lạ nào nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc để được điều chỉnh và hướng dẫn xử trí hợp lý.
Một số lưu ý khi dùng Gabapentin như sau:
Pregabalin là thuốc nằm trong nhóm điều trị động kinh theo cơ chế tăng hoạt tính GABA, được chỉ định là liệu pháp bổ trợ trong động kinh cục bộ có hoặc không kết hợp với điều trị tổng quát cho đối tượng là người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Liều dùng của Pregabalin cụ thể như sau: khởi đầu mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 75mg uống cùng hoặc không cùng thức ăn. Tùy mức độ dung nạp và đáp ứng của bệnh nhân mà liều có thể được điều chỉnh sau 3-7 ngày, liều tối đa là 300mg/ngày.
Các tác dụng phụ của Pregabalin được thống kê trên lâm sàng gồm có:
Pregabalin có thể gây tương tác với một số thuốc dùng cùng như làm tăng sự rối loạn nhận thức và chức năng vận động nếu dùng đồng thời với Oxycodone; Pregabalin làm tăng tác dụng của ethanol và lorazepam.
Pregabalin chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có bất thường dung nạp Galactose, bệnh nhân thiếu men Lactase, bệnh nhân rối loạn hấp thu Glucose-Galactose.
Pregabalin nên dùng thận trọng ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân đái tháo đường và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
Topiramate được chỉ định đơn trị liệu hoặc phối hợp điều trị động kinh khởi phát cục bộ hoặc cơn động kinh toàn thể có co cứng – giật rung, ngoài ra còn được dùng phòng ngừa cơn đau nửa đầu.
Liều dùng và cách dùng cụ thể của Topiramate như sau:
Một số tác dụng không mong muốn của Topiramate có thể gây ra gồm buồn ngủ, chóng mặt, lo âu, chán ăn, người mệt mỏi, rối loạn ngôn ngữ, lú lẫn, nhìn đôi hoặc rối loạn thị giác, các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa.
Topiramate có thể gây ra tương tác với một số thuốc khác dùng đồng thời như Phenytoin, Carbamazepin, Digoxin, hoặc các thuốc tránh thai dùng đường uống, làm ảnh hưởng đến tác dụng, hiệu quả của thuốc cũng như có thể làm tăng độc tính của các thuốc dùng đồng thời.
Topiramate nên được dùng thận trọng và chú ý theo dõi ở bệnh nhân sỏi thận, bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú sau khi đã cân nhắc nguy cơ – lợi ích và được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ. Theo dõi và thận trọng khi dùng Topiramate cho người lái xe, vận hành máy móc nguy hiểm.
Valproat được biết đến là thuốc điều trị động kinh phối hợp nhiều cơ chế, được chỉ định cho động kinh cơn vắng ý thức, động kinh giật cơ, động kinh co giật toàn thể, động kinh co cứng hoặc sốt co giật, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Liều dùng của Valproat như sau:
Thuốc chống chỉ định dùng cho bệnh nhân quá mẫn với Valproat, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận trọng khi dùng trên bệnh nhân suy thận, trẻ dưới 3 tuổi.
Valproat có thể gây tương tác với một số thuốc dùng đồng thời như thuốc chống đông dùng đường uống, thuốc an thần, thuốc ức chế men MAO, các thuốc chống trầm cảm khác hoặc các thuốc chống co giật, do đó người dùng không được tự ý phối hợp thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Một số tác dụng không mong muốn Valproat có thể gây ra trong thời gian điều trị gồm có: Rụng lông tóc, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, nhìn đôi, choáng váng, có thể có giảm tiểu cầu hoặc tổn thương chức năng gan.
Levetiracetam là thuốc chống động kinh thế hệ mới, được chỉ định trong các trường hợp:
Levetiracetam được dùng cùng nước trong hoặc ngoài bữa ăn, mỗi ngày 2 lần:
Một số tác dụng không mong muốn của Levetiracetam gồm:
Trong thời gian sử dụng Levetiracetam, không được tự ý phối hợp thuốc với các thuốc khác để tránh các tương tác không đáng có, không nên dùng cùng rượu, cafe có thể làm nặng thêm các tác dụng phụ trên thần kinh như lú lẫn, buồn ngủ hoặc rối loạn cảm xúc.
Levetiracetam nên được dùng thận trọng ở người lái xe, vận hành máy, chỉ dùng khi thật cần thiết trên bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú mẹ.
Một số lưu ý về thuốc cũng như những vấn đề liên quan khi điều trị bằng các thuốc động kinh như sau:
Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, kiểm soát động kinh là một vấn đề quan trọng và cần được tiến hành kịp thời do có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé nếu không được kiểm soát hiệu quả. Nguy cơ cho thai nhi của việc không điều trị động kinh cho người mẹ còn lớn hơn nguy cơ liên quan đến các thuốc điều trị động kinh.
Đa số phụ nữ mang thai đều được điều trị với ít nhất một thuốc chống động kinh để đảm bảo kiểm soát được cơn động kinh, hạn chế tối đa co giật và để tránh dị tật cho thai nhi khi sinh ra: