Thoái hóa khớp nói chung là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Thoái hóa khớp thường đi liền với quá trình lão hóa của các tổ chức mô sụn và xương dưới sụn, gây ra những tổn hại lớn trong vận động cho con người, và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong ở những người lớn tuổi. Hiểu biết về căn bệnh này cũng là một biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc thoái hóa khớp, sau đây Heal Central xin cung cấp những hiểu biết xoay quanh bệnh thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Thoái hóa khớp, hay còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa, là căn bệnh liên quan trực tiếp đến khớp. Khớp là nơi gặp gỡ của 2 đầu xương với nhau. Xương cứng và không cử động nên xương chỉ là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, do vậy cần có khớp để tạo ra vận động linh hoạt cho con người. Khớp cấu tạo gồm sụn khớp và bao khớp, trong đó:
Sụn khớp là lớp mô bao phủ ngay trên mỗi đầu xương, sụn tương đối cứng, bền nhưng lại đảm bảo độ đàn hồi nhất định, tạo thành từ 2 thành phần cơ bản là tế bào sụn và chất căn bản. Không giống như các tế bào thông thường, tế bào sụn có thể tự sửa chữa đến một mức độ nhất định trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên nếu quá trình hao mòn diễn ra quá nhanh, lớp sụn sẽ trở nên mỏng hơn và cứng hơn theo thời gian, đồng thời chúng chỉ hấp thu được lượng dinh dưỡng nghèo nàn thông qua lớp xương dưới sụn mà không hề có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng hay các đầu dây thần kinh tại đây. Vì vậy tế bào sụn có nguy cơ tổn thương cao hơn các tế bào khác của cơ thể. Chúng có thể bị thoái hóa dần theo độ tuổi và diễn ra một cách thầm lặng nên người bệnh không thể điều trị sớm. Không chỉ thế, chất căn bản chứa thành phần chủ yếu là collagen typ 2 cũng bị xơ hóa theo thời gian làm tổn thương đến cấu trúc của khớp, dẫn đến thoái hóa khớp.
Bao khớp: hay còn gọi là màng hoạt dịch. Bởi bao khớp chính là màng bao căn bản quanh khớp, lớp trong bao khớp là màng hoạt dịch chịu trách nhiệm tiết ra lượng dịch nhầy sạch, vô khuẩn để nuôi dưỡng và bôi trơn khớp, giúp khớp cử động nhẹ nhàng và êm ái.
Thoái hóa khớp đặc trưng bởi tình trạng hư tổn tại các mô sụn tại khớp, là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và quá trình tổng hợp mô sụn tại khớp và phần xương dưới sụn kèm theo giảm dịch nhầy tiết ra từ bao khớp khiến 2 đầu sụn thường xuyên phải cọ xát vào nhau hơn. Lâu ngày lớp sụn bị hao mòn không thể bao phủ hết đầu xương tạo điều kiện cho 2 đầu xương tiếp xúc với nhau gây ra cứng khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động.
Thoái hóa khớp thường liên quan đến quá trình cơ học và sinh hóa. Vùng khớp thường xuyên phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ có biểu hiện thoái hóa sớm hơn và nhiều hơn. Trong đó 80% trong các trường hợp thoái hóa là thoái hóa khớp gối.
Xem thêm: THUỐC BỔ XƯƠNG KHỚP CỦA MỸ, ÚC, NHẬT TỐT NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
Các giai đoạn trong thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp nói chung đều trải qua 4 giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: triệu chứng không rõ ràng, không có giới hạn về các hoạt động. Sụn khớp giai đoạn này bắt đầu bị ảnh hưởng bắt đầu từ khớp gối tuy nhiên vẫn duy trì hoạt động trơn tru cho khớp. Ở giai đoạn này, người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức cục bộ và cơ học tại khớp, cũng không có dấu hiệu viêm khớp, thi thoảng có dấu hiệu cứng khớp không kéo dài vào buổi sáng khi thức dậy. Một số khi hoạt động gắng sức, bê vác vật nặng hoặc đi lại trái chân có thể nghe thấy tiếng lục khục tại khớp và hơi đau tại vùng khớp.
- Giai đoạn 2: triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở mức độ nhẹ. Lúc này người bệnh đã có thể cảm nhận rõ những cơn đau khớp xuất hiện khi vận động quá sức, đi lại nhiều, leo cầu thang, leo dốc. Cơn đau có thể tiến triển cùng với viêm khớp thành 1 đợt trong vài ngày và hết dần. Khi nghỉ ngơi, cơn đau có thể bị đẩy lui nhanh chóng. Lúc này, sụn khớp đã bị những tổn thương nhiều hơn, xuất hiện gai xương nên những gai xương này cọ xát vào vùng mô khớp và quanh khớp gây ra đau. Bao khớp và màng hoạt dịch vẫn đủ khả năng cung cấp dịch khớp đầy đủ để nuôi dưỡng, bôi trơn khớp, duy trì hoạt động khớp. Phát hiện hẹp khe khớp nhẹ, gai xương khi chụp X quang.
- Giai đoạn 3: tổn thương khớp nặng hơn. Người bệnh cảm thấy rất đau khi đi lại, vận động nhẹ hoặc leo cầu thang, leo dốc, không thể bê các vật nặng. Cơn đau khớp kèm viêm do thoái hóa diễn ra dài hơn và dày hơn báo hiệu tổn thương khớp nặng. Màng hoạt dịch viêm tăng tiết dịch khớp dẫn đến khớp sưng tấy, nóng đỏ và đau đớn. Trên X quang, hình ảnh hẹp khe khớp rõ rệt, các gai xương phát triển và nhiều gai xương, đâm vào mô khớp, sụn suy giảm mật độ tế bào và xơ hóa, mất tính cứng và bền dai, bào mòn nhiều làm cho sụn mỏng đi. Xương dưới sụn đặc hơn và biến dạng. Lúc này khớp có thể đã bị biến dạng.
- Giai đoạn 4: triệu chứng đau nhức, không thể đi lại, cứng khớp, dính khớp và biến dạng khớp. Sụn khớp giai đoạn này đã bị bào mòn khoảng 60% đến 70%, tạo điều kiện cho hai đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Bao khớp giảm nghiêm trọng khả năng tiết dịch khớp gây ra khô khớp. Màng hoạt dịch hoạt động quá mức dẫn đến viêm thường xuyên mang theo các yếu tố phá hủy biểu mô khớp và màng hoạt dịch. Khe khớp không có sự giúp đỡ của sụn khớp và dịch khớp nên hẹp lại. Trong giai đoạn này, thậm chí xảy ra dính khớp khiến người bệnh không thể vận động, co duỗi chân, mà rất đau đớn.
Xem thêm: Thuốc Xương Khớp Nhất Nhất có tác dụng gì, có tốt không, giá bán?
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể được chia thành 2 loại:
Thoái hóa khớp nguyên phát: là loại thường gặp hơn cả và liên quan nhiều đến những yếu tố như tuổi, giới tính, nội tiết và chuyển hóa.
- Tuổi: thường xảy ra ở độ tuổi sau 40
- Giới tính: nữ giới có tỉ lệ các bệnh về xương khớp cao hơn nam giới (60%)
- Nội tiết: khi lớn tuổi, hormone sinh dục hay còn gọi là nội tiết tố suy giảm, quá trình mãn dục ở nam và mãn kinh ở nữ diễn ra kéo theo nhiều rối loạn sinh lí bên trong cơ thể, trong đó điển hình là các bệnh xương khớp, lão hóa và thoái hóa khớp.
- Chuyển hóa: các quá trình chuyển hóa diễn ra trong cơ thể đều ảnh hưởng đến nồng độ canxi huyết. Khi rối loạn chuyển hóa, sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên lượng canxi trong xương khớp và hậu quả cuối cùng và thoái hóa khớp và loãng xương. Một số bênh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường cũng làm gia tăng trọng lượng cơ thể, tăng áp lực lên các khớp nâng đỡ trọng lượng toàn cơ thể, đẩy nhanh quá trình “hỏng” khớp.
Thoái hóa khớp thứ phát: là loại bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, ít phụ thuộc vào độ tuổi. Bệnh thường liên quan đến yếu tố gia đình, di truyền, béo phì, giới tính, nghề nghiệp, vận động, có tiền sử chấn thương khớp hoặc phẫu thuật.
- Béo phì: là yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa quan trọng nhất đối với thoái hóa khớp. Béo phì làm gia tăng trọng lượng lên các khớp xương, đặc biệt là ở khớp gối. Trải qua nhiều năm nâng đỡ trọng lượng quá tải, các mô khớp sẽ dần trở nên xơ cứng, hao mòn.
- Nghề nghiệp: khi bê vác đồ vật có trọng lượng lớn thường xuyên và lâu dài cũng làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thương khớp.
- Chấn thương: chấn thương gây ra tổn hại trực tiếp đến hệ thống xương sụn, đẩy mạnh quá trình hao mòn sụn dẫn đến thoái hóa khớp sớm hơn bình thường.
- Độ tuổi: tuổi tác là căn nguyên hàng đầu của quá trình lão hóa. Tuổi càng cao, sự mất cân bằng giữa yếu tố “xây dựng” và “phá hủy” ngày càng lớn, làm cho mọi tế bào trở nên dễ tổn thương hơn. Trong đó sụn khớp và xương là 2 bộ phận rất nhạy cảm với quá trình lão hóa, làm giảm nghiêm trọng đến khối lượng và chất lượng xương sụn.
- Nội tiết: hormone giới tính có vai trò quan trọng trong điều hòa cấu trúc và chức năng của mô sụn tại khớp. Tuổi càng lớn, nội tiết tố càng dễ rối loạn và thay đổi, khiến cho mô sụn không còn được nuôi dưỡng đầy đủ như trước. Đây là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh về xương khớp ở phái nữ.
- Di truyền: bất thường cấu trúc khớp gối bẩm sinh, hoặc một số bệnh tự miễn có vai trò quan trọng của di truyền như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… đều gây ra tổn thương mạn tính cho khớp xương và cuối cùng gây ra thoái hóa khớp.
Xem thêm: [Vạch trần] Viên khớp Đại Việt có thực sự hiệu quả không? Giá bao nhiêu
Các loại thoái hóa khớp và triệu chứng thường gặp
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường bắt đầu từ các triệu chứng nhẹ ít được nhận biết như đau đầu gối khi tăng áp lực lên khớp. Ban đầu, người bệnh thường có tiếng lục cục ở khớp gối nhưng khi đó chưa có triệu chứng đau và cũng không có tình trạng giới hạn vận động. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối sẽ mở màn bằng việc sưng đỏ ở 1 khớp và rất đau, mức độ đau sẽ tăng lên và thường xuyên hơn, thậm chí có thể cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc đau tăng lên vào ban đêm kèm theo mất ngủ do đau. Ở giai đoạn sớm, cơn đau do thoái hóa khớp gối chỉ diễn ra trong vài ngày rồi biến mất.
Tuy nhiên nếu để cho tình trạng thoái hóa tăng lên có thể dẫn đến cứng khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động. Một số triệu chứng khác như cứng khớp, viêm khớp trong một thời gian với biểu hiện sưng tấy, nóng đỏ tại khớp rồi hết trong vòng vài ngày.
Xem thêm: Viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng & các phương pháp điều trị
Thoái hóa đốt sống cổ
Có thể có biểu hiện đa dạng, nhưng nằm trong 4 hội chứng sau:
- Đốt sống cổ: thường đau đôi khi có cứng cơ cạnh cột sống cổ, cảm giác đau tăng lên khi giữ cổ ở tư thế thẳng, cúi đầu kéo dài, hoặc khi có mệt mỏi, căng thẳng, trái gió trở trời,… Vận động đốt sống cổ khó khăn.
- Rễ thần kinh tại đốt sống cổ: có thể đau tại cổ, thậm chí đau lan xuống cổ tay cùng bên cổ đau. Ngoài ra còn đau ở vùng vai gáy. Đau nhức nhối, đau như kiến bò sâu trong xương, đau từ cổ lan xuống dọc theo cánh tay, đau lan rộng ra các ngón tay. Đau tăng khi có tác động đến vị trí đốt sống tổn thương như ngồi lâu, hắt hơi,… Thậm chí còn có cảm giác chóng mặt và hạn chế vận động, teo cơ ở vùng cánh tay cùng bên đốt sống cổ bị đau.
- Động mạch đốt sống: đau nhức vùng đầu mặt, đôi khi cảm thấy chóng mặt, ù tai nhẹ do tình trạng hạ huyết áp.
- Chèn ép tủy: dị cảm, có cảm giác đau nhói hoặc tê bì, đi lại khó khăn, khó giữ thăng bằng, tăng phản xạ gân xương, yếu cơ, liệt chi.
Ngoài ra còn có thay đổi về cảm xúc như dễ kích động, cáu gắt, trầm cảm, mất ngủ,…
Các biểu hiện trên có thể xuất hiện cùng lúc hoặc không tùy theo mức độ thoái hóa đốt sống cổ, vị trí thoái hóa.
Thoái hóa khớp háng
Khớp háng là 1 trong những khớp chịu lực nhiều nhất từ trọng lượng cơ thể, vậy nên khớp háng có nguy cơ thoái hóa cao hơn so với một số loại khớp khác. Thoái hóa khớp háng thường có các triệu chứng tương ứng với giai đoạn bệnh, bao gồm:
- Giai đoạn đầu: có cảm giác đau từ vùng bẹn, đau lan xuống phía dưới, đau ra phía sau xung quanh khớp háng, đau tăng lên nếu cử động mạnh, kéo dài hoặc đứng lâu.
- Giai đoạn giữa : đau tăng lên nhiều khi người bệnh di chuyển, khi ngủ không có cảm giác đau nhưng đau đột ngột trở lại mỗi khi cử động khi thức dậy, đau tăng lên về chiều tối.
- Giai đoạn muộn: đau tăng cả về cường độ và tần suất, người bệnh có thể bị đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, đau ngay cả khi ngủ, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi.
Bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng đau mỏi tê cứng khi phải tác động lực vào khớp háng như khi đi lại, khi ngồi xổm, khi chuyển trạng thái từ ngồi sang đứng hoặc sang nằm. Cơn đau này có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi bởi khi nghỉ, khớp háng sẽ tránh được sự tiếp xúc giữa 2 đầu xương do chèn ép từ trọng lượng cơ thể.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Giai đoạn sớm: người bệnh có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau tăng lên khi thay đổi tư thế, vận động và giảm khi nghỉ ngơi kèm theo tiếng lục cục ở cột sống thắt lưng.
Giai đoạn nặng: đau ngay cả khi nghỉ ngơi, có thể kèm theo mất ngủ do đau.
Cơn đau cột sống thắt lưng thường chỉ khu trú tại chỗ, mang tính chất cơ học. Đôi khi cơn đau có thể gây ra do tình trạng chèn ép rễ dây thần kinh , tình trạng nặng có thể có biến dạng cột sống, gù lưng.
Thoái hóa bàn chân
Thoái hóa bàn chân hay còn gọi là thoái hóa khớp cổ chân. Khớp cổ chân có tỉ lệ thoái hóa ít hơn so với khớp gối và khớp háng. Triệu chứng thoái hóa không rõ rệt cho tới khi người bệnh cảm nhận được cơn đau nhói và đột ngột khi va đập, leo cầu thang, bê vật nặng, hay chỉ là ấn vào khớp cổ chân. Đau mang tính chất cơ học mà không âm ỉ kéo dài ở giai đoạn nhẹ. Đau đôi khi kèm theo phản ứng viêm với biểu hiện sưng nóng đỏ. Giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí có tràn dịch khớp, teo cơ, biến dạng khớp, hạn chế nhiều vận động.
Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Khớp bàn tay và ngón tay là các vị trí thường xuyên cử động linh hoạt tuy nhiên ít chịu lực lớn tác động từ trọng lượng cơ thể nên nguy cơ thoái hóa thấp hơn các vị trí khớp còn lại. Triệu chứng thoái hóa khớp bàn ngón tay chủ yếu là đau và cứng khớp. Đau chỉ từ mức độ nhẹ đến trung bình, đau kéo dài không quá 30 phút. Đau hơn về buổi sáng và có thể kèm theo sưng nhẹ. Cứng khớp biểu hiện rõ rệt do bàn tay cần sự vận động linh hoạt nhưng các khớp lại không thể đáp ứng do tình trạng bào mòn mô sụn nên khớp không còn được trơn tru. Cứng khớp bàn ngón tay làm cho người bệnh cầm nắm không chắc, khó khăn trong việc thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như giặt giũ, nội trợ,…
Xem thêm: [Sự thật] Xương Khớp MH có lừa đảo không, Cách dùng, Giá bao nhiêu?
Phương pháp chuẩn đoán thoái hóa khớp
Nhìn chung, các loại khớp có thể có những phương phác chẩn đoán chung và mỗi loại lại có những tiêu chuẩn chẩn choán riêng biệt do vị trí giải phẫu, hình thù và kích thước của mỗi loại khớp là khác nhau.
Trên lâm sàng: dựa vào triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của hội thấp khớp học Hoa Kì 1991 (ACR 1991)
- X quang phát hiện có gai xương rìa khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp là dịch thoái hoá.
- Bệnh nhân đau khớp tuổi trên 38.
- Xuất hiện triệu chứng cứng khớp nhưng không kéo dài, thường dưới 30 phút (phân biệt với viêm khớp dạng thấp).
- Cử động khớp thường nghe thấy tiếng lục cục.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có biểu hiện rõ ràng và mức độ nặng như:
- Sưng khớp, tràn dịch khớp do phản ứng viêm hoạt động làm tổn thương màng hoạt dịch
- Khớp thay đổi hình thái, hình dạng bất thường do gai xương, gai khớp phát triển, hao mòn mô sụn, tràn dịch khớp,…
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
X quang: có thể phát hiện được những tổn thương khớp thông qua hình ảnh trực tiếp của khớp. Tuy nhiên X quang không phải là biện pháp nhạy và đặc hiệu để phát hiện sớm thoái hóa khớp. Tùy theo mức độ tổn thương khớp phát hiện trên X quang mà Kellgren và Lawrence đã chia bệnh thoái hóa khớp gối thành các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: gai xương chưa thực sự rõ rệt, có thể phát hiện thấy hoặc không.
- Giai đoạn 2: gai xương rõ nét trên hình ảnh X quang.
- Giai đoạn 3: khe khớp hẹp mức độ vừa phải.
- Giai đoạn 4: khe khớp hẹp nhiều, có thể có tổn thương mô xương dưới sụn.
Siêu âm khớp: nhằm phát hiện và đánh giá mức độ hẹp tại khe khớp, độ dày sụn khớp, hoặc các mảnh vỡ bong vào ổ khớp do sụn thoái hóa,…
Chụp cộng hưởng từ: phát hiện tất cả các tổn thương liên quan đến khớp bao gồm sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng nhờ không gian 3 chiều.
Nội soi khớp: chủ yếu để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Lâm sàng: cảm thấy đau ở vùng cổ phía sau kết hợp với các triệu chứng của 4 hội chứng điển hình.
Cận lâm sàng:
Phản ứng viêm: các bilan viêm thường ở mức bình thường, làm các bilan viêm chủ yếu để nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt với các bệnh lí khác.
X quang cột sống cổ: cho hình ảnh tổng quát của đốt sống cổ, nhờ đó có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường như thay đổi đường cong cột sống cổ, hẹp lỗ liên hợp, xuất hiện gai xương đốt sống cổ,…. Thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện của các triệu chứng thoái hóa trên X quang.
Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ: có thể phát hiện và đánh giá tình trạng và vị trí chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống, vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm,…
Chụp CT-scan: tương tự nhưng kém nhạy và đặc hiệu hơn chụp cộng hưởng từ, chỉ được sử dụng khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
Điện cơ: thường phát hiện và đánh giá những tổn thương liên quan trực tiếp đến thần kinh tại đốt sống cổ.
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Lâm sàng: dựa trên các triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp háng
Cận lâm sàng:
- X quang:
Xuất hiện tình trạng hẹp khe khớp háng do bào mòn sụn khớp tại đây.
Hạn chế vận động tại khớp háng do xuất hiện một hoặc nhiều gai xương tại đây khiến người bệnh cảm thấy rất đau khi cử động khớp háng.
Tăng mật độ xương dưới sụn do chịu sự chèn ép lớn vì phải nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra còn có thể có tình trạng bào mòn đầu xương, khuyết xương do phải thường xuyên cọ xát đầu xương vào nhau.
- Chỉ định khác: chụp cộng hưởng từ khớp háng hoặc chụp CT- SCAN nếu cần thiết trong các trường hợp cụ thể.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Lâm sàng: dựa vào các dấu hiệu đau tại cột sống thắt lưng có tính chất cơ học, đau khu trú tại chỗ.
Cận lâm sàng:
- X quang là chẩn đoán hình ảnh thường quy để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng. X quang nhằm phát hiện tình trạng hẹp khe đốt sống, hẹp đĩa đệm, gai đốt sống, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
- Chụp cộng hưởng từ chỉ áp dụng trong trường hợp nghi ngờ có thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ dây thần kinh.
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường đi kèm với tuổi cao, nên không xảy ra đơn độc mà thường phối hợp với các bệnh về thoái hóa xương khác như loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.
Chẩn đoán thoái hóa bàn chân
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau, sưng tấy khớp cổ chân, đi lại khó khăn.
X quang: nhằm phát hiện hẹp khe khớp, bào mòn đầu xương, tăng mật độ xương dưới sụn, gai xương, biến dạng khớp.
Chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Lâm sàng: sưng đau các khớp ngón tay, cứng khớp dưới 30 phút, vận động ngón tay khó khăn, khó cầm nắm.
Cận lâm sàng:
- X quang: hẹp khe khớp, gai xương, đặc xương dưới sụn.
- Làm thêm một số xét nghiệm yếu tố viêm, yếu tố dạng thấp để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác.
Cách điều trị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp không thể điều trị dứt điểm, các phương pháp điều trị chủ yếu làm chậm tiến triển của bệnh, giảm quá trình thoái hóa khớp, kết hợp giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để điều trị thoái hóa khớp, có các biện pháp điều trị:
Điều trị nội khoa
Điều trị cho từng bệnh nhân thoái hóa khớp phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng thoái hóa, tình trạng bệnh mắc kèm, các thuốc dùng kèm và tiền sử dị ứng. Điều trị cho các bệnh lí thoái hóa khớp nên được bắt đầu từ việc sử dụng thuốc kết hợp với giáo dục cho từng cá nhân mắc bệnh.
Điều trị dùng thuốc
Mục tiêu chính việc điều trị bằng thuốc là làm giảm đau cho người bệnh. Các thuốc thường hay được sử dụng là các thuốc giảm đau quen thuộc từ ngoại vi đến trung ương như Paracetamol, NSAIDS, Corticoid, Tramadol, Codein,… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà không làm chậm tiến triển bệnh.
Bên cạnh các loại thuốc hóa dược trên, hay còn gọi là thuốc Tây, thì thuốc Nam cũng rất được ưa chuộng để điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có thoái hóa khớp. Một số vị thuốc đông y hay được sử dụng như Địa liền, Bạch chỉ, Đương quy,…. Không chỉ làm giảm đau mà còn tái tạo sụn khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, một số thực phẩm bổ sung canxi, collagen typ 2 cũng được ứng dụng rất nhiều để điều trị thoái hóa.
Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc chủ yếu bao gồm:
- Giảm cân nếu thừa cân: đối với người thừa cân, có trọng lượng cơ thể nặng hơn mức bình thường, điều này làm gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân. Khi các khớp này xảy ra thoái hóa, việc giảm tác động và áp lực lên các khớp này là cần thiết. Một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm tiến triển thoái hóa là giảm cân, duy trì được mức cân nặng vừa phải và ổn định. Bệnh nhân có viêm xương khớp do thoái hóa sẽ thường xuyên phải chịu cơn đau, khi giảm được 10% cân nặng, giúp giảm đau đáng kể tại khớp.
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi và các loại khoáng chất. Hạn chế uống rượu bia, tránh hút thuốc lá.
- Khi đã có thoái hóa khớp, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi và luyện tập đúng cách để tránh tình trạng teo cơ, yếu cơ, duy trì khả năng vận động.
- Luyện tập: các bài tập có thể cải thiện chức năng khớp, giảm tỉ lệ tàn tật, giảm đau và giảm sử dụng thuốc giảm đau ở những bệnh nhân thoái hóa khớp. Với mỗi loại bệnh thoái hóa khớp khác nhau, các phương pháp luyện tập cũng khác nhau. Người bệnh cần phải được hướng dẫn trước các bài tập sau đó tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, có thể vận động nhẹ nhàng nếu như không cảm thấy triệu chứng đau tại khớp, nhưng cần đặc biệt tránh bê các vật nặng hay tác động mạnh lên khớp. Trong trường hợp các bài tập có làm tăng đau tại các khớp hoặc bệnh nhân đang đau khớp mức độ nặng, cần phải làm cường độ tập luyện và sử dụng những bài tập nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng xấu đến khớp.
Điều trị ngoại khoa
Nội soi khớp.
Kích thích tạo xương.
Thay khớp nhân tạo: áp dụng trong trường hợp nặng.
Các khớp có liên quan đến dây thần kinh: điều trị ngoại khoa khi có các dấu hiệu tổn thương chèn ép dây thần kinh, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thất bại với các biện pháp điều trị phục hồi chức năng hay điều trị bằng thuốc.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo giai đoạn bệnh
Sử dụng thực phẩm bổ sung Canxi
Thoái hóa khớp chiếm khoảng hơn 1/3 các bệnh về xương khớp nói chung và có mối liên quan mật thiết với tuổi và giới tính. Nữ giới độ tuổi trung niên, đặc biệt là thời kì kéo dài từ tiền mãn kinh đến mãn kinh, sự suy giảm đột ngột của nội tiết tố ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu và tái hấp thu canxi nên cơ thể bị mất lượng lớn canxi. Điều này khiến cho phần canxi trong xương bị rút bớt dần dẫn đến loãng xương và thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp luôn đi kèm với loãng xương, đồng thời trong thoái hóa khớp, việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ gây mất dần canxi của cơ thể. Bổ sung canxi ở độ tuổi trung niên là rất cần thiết, đặc biệt khi chế độ ăn không thể cung cấp đủ canxi và vitamin D.
Đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng Canxi sẽ làm dày mật độ xương, tăng lượng “xi măng” cho xương, giúp tăng cường chắc khỏe cho xương. Tái tạo xương và hệ thống sụn khớp, do đó giảm bào mòn sụn khớp và giảm phát triển gai xương do mất xương.
Canxi trong cơ thể không chỉ là yếu tố xây dựng xương khớp mà còn tham gia vào rất nhiều hoạt động chức năng khác. Chức năng sinh lí của các cơ quan chịu ảnh hưởng của nồng độ canxi huyết (như tim mạch, huyết áp, thận,…) sẽ ổn định khi nồng độ canxi huyết ở mức bình thường. Vậy nên chế độ bổ sung canxi phải vừa đủ, không được thừa và không được thiếu.
Lượng canxi và vitamin D tiêu chuẩn cẩn bổ sung mỗi ngày tùy theo độ tuổi và giới tính:
- Tuổi từ 18 đến 50: cần 1000mg canxi nguyên tố và 600 IU Vitamin D mỗi ngày.
- Tuổi từ 51 đến 70 nam giới: cần 1000mg canxi nguyên tố và 600 IU Vitamin D mỗi ngày.
- Tuổi từ 51 đến 70 nữ giới: cần 1200mg canxi nguyên tố và 600 IU Vitamin D mỗi ngày.
- Tuổi trên 70: cần 1200mg canxi nguyên tố và 800 IU Vitamin D mỗi ngày.
Nên lựa chọn loại thực phẩm bổ sung uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nên sử dụng thực phẩm bổ sung canxi vào buối sáng để việc hấp thu được tốt nhất. Nên uống canxi trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Khi lựa chọn loại thực phẩm bổ sung canxi, cần xem xét lượng canxi nguyên tố được ghi trên bao bì thay vì canxi nói chung.
Bổ sung canxi không chỉ khi “thiếu canxi” mà cần phải thực hiện ở tất cả độ tuổi, giới tính. Càng lớn tuổi, mức độ cần thiết của việc bổ sung canxi càng nhiều.
Bổ sung canxi cần thiết ở tất cả các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp.
Ngoài ra có thể sử dụng kèm các thực phẩm giàu canxi như súp lơ, cải bắp, trứng, cá, pho mát, hành, tỏi,…
Sử dụng thuốc Nam
Sử dụng thuốc Nam cũng là một biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Trong Tây y, không có một thuốc có hiệu quả điều trị cao và đạt độ an toàn cần thiết cho người sử dụng. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là để giảm triệu chứng đau, viêm, sưng khớp, cần phải sử dụng kéo dài. Việc sử dụng các thuốc tây y kéo dài thường đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ khó khắc phục như loét dạ dày tá tràng, mất canxi, loãng xương, giữ nước, mỏng da, khó lành vết thương,…
Một số vị thuốc Nam, thuốc dân tộc đã được ứng dụng lâu đời trong điều trị và ngày càng khẳng định được hiệu quả. Dùng thuốc Nam cần dùng theo liệu trình, kiên trì sử dụng vì thuốc phát huy tác dụng chậm. Thuốc Nam vừa được sử dụng để giảm triệu chứng bệnh, vừa tăng cường khả năng tái tạo sụn khớp, ngăn cản quá trình bào mòn xương sụn.
Bên cạnh thuốc Nam, các phương pháp vật lí trị liệu Đông y như bấm huyệt, châm cứu,… cũng được sử dụng, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng thực hiện đúng những phương pháp này. Người bệnh nên tìm hiểu trước và lựa chọn cơ sở uy tín để chữa bệnh cho mình.
Thuốc Nam có thể bắt đầu sử dụng từ giai đoạn 1 và có hiệu quả cho đến giai đoạn 3 của bệnh.
Điều trị vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu vừa là phương pháp bảo tồn chức năng khớp vừa là biện pháp điều trị bệnh. Hiện nay ngành xương khớp đã phát triển nhiều loại hình vật lí trị liệu khác nhau, mở ra sự đa dạng trị liệu cho người bệnh. Từ những động tác đơn giản như xoa bóp, chườm nóng, luyện tập khớp theo những bài tập có sẵn, đến việc sử dụng máy móc như chiếu đèn hồng ngoại, xung điện,…
Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, giảm viêm rất tốt, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương tiến triển bên trong khớp. Vật lý trị liệu nên được áp dụng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, tuy nhiên không nên sử dụng đơn độc mà thực hiện song song với các biện pháp điều trị khác như bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, các khoáng chất thiết yếu, sử dụng thuốc điều trị (nếu có), và các biện pháp giảm cân nếu có thừa cân, chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Chế độ luyện tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh khó chữa khỏi, tuy nhiên có những biện pháp giúp giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh và duy trì chất lượng cuộc sống, đó là thực hiện chế độ luyện tập hợp lí. Mỗi bệnh nhân thoái hóa khớp cần chuẩn bị cho riêng mình những hiểu biết, kiến thức cơ bản về bệnh cũng như những động tác tập luyện hàng ngày để thích nghi với bệnh.
Đối với mỗi loại tổn thương khớp khác nhau thì chế độ vận động lại khác nhau. Vận động không nên quá ít và quá nhiều. Thường thì khi đau, người bệnh sẽ có xu hướng lười vận động để tránh chịu đau tiếp, tuy nhiên điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bởi không chỉ xương khớp mà cả cơ bắp, dây chằng, gân cũng là những yếu tố không thể thiếu cho quá trình vận động của con người. Khi không hoặc ít vận động, những bộ phận trên sẽ trở nên teo và thoái hóa dần, lâu ngày có thể dẫn đến tàn phế. Khi lười vận động mà đột nhiên phải vận động trở lại, sẽ khiến khớp bị cứng, đi lại sẽ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên vận động quá nhiều và quá sức cũng có ảnh hưởng không tốt đối với khớp. Hoặc khi khớp đang có đau tiến triển, việc nghỉ ngơi là cần thiết cho người bệnh và giúp giảm phát triển thêm thương tổn sụn khớp.
Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối, có thể áp dụng một số bài tập sau:
- Bài tập 1: đi bộ nhẹ nhàng 5 phút trên mặt phẳng (không leo cầu thang, hay leo dốc), sau đó nằm ra mặt phẳng (sàn nhà, giường), dùng mảnh vải đủ dài để quàng qua gan bàn chân, dùng 2 tay giữ 2 đầu mảnh vải và kéo sao cho chân thẳng, bàn chân hợp với cẳng chân một góc không quá 90 độ, giữ tư thế này trong vòng 20 giây, làm từng chân một và đổi chân sau mỗi 20 giây.
- Bài tập 2: bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc ghế có lưng tựa, nhưng không phải để ngồi lên ghế nhé. Bạn nên dùng 2 tay nắm vào phần trên của lưng ghế, đứng ở tư thế chân trước chân sau sao cho hai bàn chân cách nhau khoảng 40 đến 50 cm trên 1 đường thẳng, quay mặt về phía lưng ghế. Sau đó chân trước chùng đầu gối xuống sao cho đầu gối không vượt quá ngón chân cái cùng chân, người ngả về phía trước đồng thời chân sau thẳng. Giữ ở tư thế này 20 giây sau đó đổi chân. Bài tập nay giúp cho bắp cơ được rèn luyện hạn chế tình trạng teo cơ và yếu cơ.
- Bài tập 3: đối với một số người đau đầu gối, nên tập các bài tâp giảm áp lực lên khớp gối mà vẫn luyện được sức mạnh cho cơ bắp. Người bệnh nằm ra mặt phẳng (sàn nhà, giường), sau đó chống 2 tay ra phía sau nâng phần trên cơ thể lên. Giơ từng chân lên 1 và giữ trong vòng 3 giây, sau đó đổi chân. Nên thực hiện động tác này 10 lần mỗi bên.
- Bài tập 4: chuẩn bị sẵn 1 ghế có lưng tựa, ngồi lên ghế giữ lưng thẳng, một chân kéo sát về chân ghế và nhón gót chân lên, chân còn lại dùng tay hoặc không để nâng phần đùi lên và hơi duỗi cẳng chân về phía trước, giữ ở tư thế này 3 giây sau đó đổi chân, làm động tác 10 lần mỗi bên chân.
- Bài tập 5: dùng tay nắm vào 1 điểm tựa, sau đó nhấc gót chân đồng thời cả hai chân và giữ ở tư thế đó 3 giây, sau đó lặp lại 10 đến 20 lần động tác này.
Đối với bệnh nhân có thoái hóa cột sống:
- Bài tập 1: đi bộ mỗi ngày trên mặt phẳng. Khi đi bộ phải giữ cho tư thế thẳng tự nhiên, không cong lưng hay ngửa người về phía trước hay sau. Mỗi bước đi nên đặt gót chân xuống trước sau đó là cả bàn chân. Những lần đầu tiên nên đi bộ khoảng 5 phút mỗi ngày, sau đó tùy theo triệu chứng đau khớp và sức chịu đựng của cơ thể mà tăng thêm 1 đến 2 phút mỗi lần. Có thể lên đến 20 phút đến 30 phút đi bộ mỗi ngày.
- Bài tập 2: nằm ngửa trên mặt phẳng (sàn nhà, giường), sau đó co từ từ 1 chân sao cho đầu gối đi về phía ngực, vòng tay ôm phần cẳng chân và giữ ở tư thế này 20 giây rồi đổi chân làm tương tự trong 10 lần mỗi bên.
- Bài tập 3: nằm úp trên mặt phẳng (sàn nhà, giường), hai tay đặt xuống đất nâng phần trên cơ thể lên khỏi mặt đất đến mức tối đa chịu được, tập trung hít thở sâu và thư giãn trong 1 đến 3 phút, lặp lại động tác 5 lần.
Đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ:
- Bài tập 1: dùng 2 tay đặt phía trán, sau đó đẩy 1 lực bằng với lực đầu có thể chống lại lực đẩy của tay, tăng dần lực cho đến khi phần đốt sống cổ căng tối đa chịu được, Giữ nguyên khoảng 10 giây, sau đó lặp lại 5 lần.
- Bài tập 2: đứng thẳng, ngửa mặt lên trên cho đến mức đau chịu được ở cổ, sau đó trở về tư thế bình thường và lặp lại 10 lần như thế.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý tập các bài tập trên mà chưa có các hướng dẫn của bác sĩ, bởi thực hiện sai động tác có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tập yoga có giúp phòng ngừa thoái hóa khớp không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp rất cần được vận động để duy trì khả năng vận động. Yoga là hình thức tập luyện được biết đến rất nhiều cho mọi đối tượng vì tính tích cực của bộ môn này đối với sức khỏe. Trong các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói chung, bài tập Yoga giúp giảm đau nhanh, tăng khả năng thích nghi của cơ thể với cơn đau khớp, đặc biệt có hiệu quả trong cơn đau cấp tính. Chỉ sau một thời gian luyện tập, phần khớp bị thoái hóa sẽ ổn định hơn, tăng sức mạnh cơ bắp và xương khớp cho cơ thể. Tập Yoga còn giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái, giảm thiểu stress, làm chậm quá trình lão hóa – nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp.
Tuy nhiên bài tập Yoga hiện nay rất đa dạng, người bệnh trước khi quyết định luyện tập Yoga cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia về các bài tập tốt cho khớp, bài tập ít gây áp lực lên các khớp xương. Nên tập Yoga vào buổi sáng sớm, trong quá trình tập phải giữ nhịp thở đều đặn. Nếu xuất hiện đau tăng lên trong quá trình tập, người bệnh cần phải nghỉ ngơi và dừng tập ngay.
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Không chỉ điều trị bằng thuốc, vật lí trị liệu, thực phẩm bổ sung mà chế độ ăn cũng vô cùng quan trọng đối với những người thoái hóa khớp. Người bệnh cần được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết, bên cạnh đó cần bổ sung những thực phẩm giàu chất nhờn cho khớp hoạt động, hạn chế các thực phẩm làm ảnh hưởng đến cân nặng hoặc các thực phẩm làm tăng viêm.
Những thực phẩm nên ăn: là những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E, K như hạt hạnh nhân, cá hồi, cam quýt, ổi, trứng, sữa, rau xanh đặc biệt rau bina rất giàu vitamin K.
Bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày theo khuyến cáo của bác sĩ. Hạn chế lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể bởi có thể gây tăng cân, tăng viêm khớp.
Không hút thuốc, tránh khói thuốc, hạn chế rượu bia và các chất kích thích bởi chúng là những yếu tố nguy cơ gây ra phản ứng viêm cho cơ thể, gây stress, đẩy nhanh quá trình lão hóa và thoái hóa khớp, gây mất canxi và loãng xương.
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp thường là hậu quả của các quá trình ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Do đó để phòng ngừa bệnh, nên xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lí, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao phù hợp ngay từ khi còn trẻ. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những người đã bước sang tuổi 40.
Chế độ dinh dưỡng: ăn đủ chất, ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh, chú trọng việc bổ sung đủ lượng canxi và vitamin theo đúng nhu cầu hàng ngày theo tiêu chuẩn của người Việt Nam. Để chính xác hơn, nên tham khảo tư vấn của các chuyên gia về lĩnh vực này hoặc bổ sung theo đúng lượng đã khuyến cáo ở trên.
Duy trì chế độ vận động và luyện tập đúng cách hàng ngày, duy trì cân nặng vừa phải và ổn định, săn chắc các bắp cơ, tăng sức chịu đựng cho các khớp xương. Tuy nhiên không nên bê vác vật nặng quá mức có thể làm tổn thương các khớp đặc biệt ở người lớn tuổi. Qúa trình tập luyện nên duy trì đúng tư thế với các động tác phù hợp. Hạn chế ngồi xổm quá lâu, tránh tĩnh tại, ít vận động.
Thường xuyên lắng nghe dấu hiệu báo động từ các khớp gối như tiếng lục khục khi cử động khớp, phát hiện sớm và đi khám để ngăn ngừa các tổn thương khớp tiến triển, tăng khả năng chữa khỏi.
Tham khảo:
HD CĐ DDT các bệnh về xương khớp – BYT
Pharmacothera[y 10th
HD CĐ ĐT thoái hóa khớp bệnh viện Vinmec