Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đánh giá post

Trên thế giới, hằng năm có hằng chục triệu người bị thoái hóa đốt sống cổ, chỉ tính riêng tại Mỹ, năm 2019 có đến hơn 2 triệu người mắc phải với chi phí điều trị lên đến 25 tỷ đô la. Ở Việt Nam, tình hình cũng không khả quan hơn là bao khi có hơn 20% người cao tuổi mắc phải căn bệnh này.

Tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống ngày càng có xu hướng tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại, bệnh gặp chủ yếu ở những người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi. Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày cũng như chất lượng sống. Có thể gây nên các biến chứng, thậm chí là biến chứng nguy hiểm. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay còn biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như gai hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ được định nghĩa là sự suy giảm chức năng cũng như biến đổi đặc biệt về cấu trúc của các bộ phận cấu thành nên nó, có thể gây đau đớn hoặc cản trở, suy giảm chức năng vận động của bệnh nhân. Thoái hóa đốt sống cổ một khi đã khởi phát thì diễn biến sẽ rất rất nhanh, thường xuyên bộc phát gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ C4 C5 C6.  Gây cảm giác mỏi tê dại, có thể cảm giác đau nhẹ hai bả vai và 2 bên cánh tay. Khi các gai vôi hóa đè lên các gốc thần kinh, có thể có hiện tượng giật nhẹ ở bắp và cánh tay.

Một số hình ảnh của thoái hóa đốt sống cổ

Một số hình ảnh của thoái hóa đốt sống cổ
Một số hình ảnh của thoái hóa đốt sống cổ

Trên đây là những hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ thường hay gặp phải nhất, tuy nhiên, không phải triệu chứng biểu hiện của căn bệnh này ở mỗi người là giống nhau.

Vậy nên, khi bạn cảm thấy cơ thể không được tốt nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ

Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa đốt sống cổ
Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa đốt sống cổ
  • Do tuổi tác: theo dòng thời gian, con người càng ngày càng già đi, quá trình thoái hóa tự nhiên cũng sẽ diễn ra và vị trí thoái hóa thường xảy ra đầu tiên là đốt sống cổ. Nếu người bệnh còn có những thói quen xấu sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa xảy ra nhanh và sớm.
  • Ảnh hưởng bởi tính chất công việc thường ngày: đối với những người làm việc nặng, bưng vác nhiều, ngồi hay làm 1 thao tác trong thời gian dài, ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính,…
  • Chấn thương ở đốt sống cổ để lâu không điều trị dần dần bị thoái hóa.
  • Yếu tố di truyền từ trong gia đình.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, luyện tập qúa sức.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đối với thoái hóa đốt sống cổ, nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự suy giảm chức năng cũng như cấu trúc cấu tạo nên đốt sống cổ.

Những thay đổi này có thể bắt đầu từ:

  • Giữa các đốt sống có 1 thành phần gọi là đĩa đệm. Các đĩa đệm hoạt động như lớp đệm giữa các đốt sống.Trong thành phần của đĩa đệm có rất nhiều nước, sợi và có độ xốp rất cao. Theo thời gian qua các tác động của nội hay ngoại sinh sẽ làm các lớp đĩa đệm có dấu hiệu mất nước. Khi mất nước thì sẽ làm đĩa đệm bị khô và suy giảm chức năng.

Từ đấy làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương với các đốt sống.

  • Thoát vị đĩa đệm: Tuổi tác cũng ảnh hưởng nhiều đến chức năng của đĩa đệm. Một khi đĩa đệm bị yếu đi, sẽ xuất hiện vết nứt, dẫn đến thoát vị. Thoát vị đĩa đệm còn có thể tác động, ép vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xương: Khi thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ tái tạo, tái tạo thêm xương để bù đắp gọi là gai xương. Những gai xương xấu đi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Cứng dây chằng: Dây chằng cột sống cứng dần khi tuổi tác tăng, làm cho các đốt sống ở cổ bị cứng, kém linh hoạt.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng cuẩ thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ thường đau tập trung ở vùng cổ hay vai gáy, thường đau bất ngờ và đột ngột khi cơ thể có hành động liên quan đến hoạt động của cổ. Đa số các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ luôn gặp phải những triệu chứng sau:

  • Các động tác: quay cổ, xoay cổ, cúi đầu, ngẩng đầu,.. thường bị vướng, không linh hoạt, đôi khi còn bị trẹo cổ.
  • Khi cơn đau xuất hiện kéo theo ra sau tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế
  • Tiếp đó cơn đau từ gáy đi xuống bả vai, và xuống tận một bên cánh tay hoặc nặng là ở cả hai bên.
  • Trong một số trường hợp còn có thể mất đi cảm giác khéo léo của tay, và bàn tay bị mất cảm giác sâu, tê liệt.
  • Khi trở trời, đổi mùa, cổ sẽ đau nhức và cứng. Ho hoặc hắt hơi cũng gây ra đau đớn.
  • Dấu hiệu Lhermitte: Đây là cảm giác đau đột ngột như một luồng điện phóng thẳng xuống cổ, xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Và còn nặng hơn khi đầu bạn cúi về trước.
  • Rối loạn vấn đề thần kinh thực vật (đau đầu, hoa mắt chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tăng tiết mồ hôi…)

Phương pháp chẩn đoán phát hiện thoái hóa đốt sống cổ

Lâm sàng

Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, nhưng thường rất dễ nhận biết nếu có bốn hội chứng chính sau:

  • Hội chứng cột sống cổ: đau tê, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh đốt sống cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên nếu thay đổi tư thế cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh cổ: tùy theo rễ tổn thương ở vị trí nào (một bên hoặc cả hai bên) mà đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Có thể kèm theo một số hiện tượng đặc thù như: chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
  • Hội chứng động mạch đốt sống
  • Hội chứng ép tủy
  • Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làmviệc…

Tùy theo mức độ đốt sống cổ bị tổn thương mà có thể có riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.

Cận lâm sàng

Khi xét nghiệm phát hiện dấu hiệu bị sưng viêm, chỉ số bilan phosphor – calci đều ở trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên khi chỉ định xét nghiệm thêm bilan viêm, các xét nghiệm lâm sàng cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI thoái hóa đốt sống cổ
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI thoái hóa đốt sống cổ
  • Xquang cột sống cổ xuất hiện với các tư thế sau: thẳng, nghiêng, chếch ¾  sang trái hoặc phải. Trên phim Xquang xuất hiện các trạng thái bất thường: mất đường cong sinh lí, gai xương ở thân đốt sống, giảm chiều cao đốt sống, đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: phương pháp chính có giá trị nhất nhằm xác định chính xác bệnh lý, vị trí rễ bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, mức độ hẹp ống sống, đồng thời nó còn có thể phát hiện bệnh bởi các nguyên nhân hiếm gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u,…).
  • Chụp CT-scan: phương pháp này kém hiệu quả chẩn đoán hơn nên chỉ dùng khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
  • Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Với giai đoạn đầu, bệnh thường ít ảnh hưởng, tác động đến cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian kèm theo các yếu tố nguy cơ và không được điều trị sớm, thoái hóa đốt sống cổ nặng lên ở giai đoạn muộn. Giai đoạn này, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khủng khiếp.

Biến chứng đáng chú ý nhất là thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép tủy sống, thậm chí có thể gây yếu liệt một hoặc hai tay, chân, rối loạn cảm giác tứ chi, hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).

Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những biến chứng thoái hóa đốt sống cổ dễ xảy ra
Những biến chứng thoái hóa đốt sống cổ dễ xảy ra
  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, gây hiện tượng tắc mạch máu, khiến máu không thể lưu thông lên não.
  • Suy nhược cơ thể, trầm cảm.
  • Hẹp ống sống cổ
  • Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay
  • Hội chứng chèn ép tủy sống
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
  • Teo cơ
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động.

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ tập trung vào phục hồi, giảm đau cổ vai gáy, giảm nguy cơ tổn thương lâu dài, từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp phổ biến trong điều trị như:

  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ đưa ra chương trình và hướng dẫn các bài tập thể dục để tình trạng thoái hóa được cải thiện. Phương pháp này được đánh giá cao trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì, thường xuyên tập luyện theo chương trình được bác sĩ đưa ra. Không được từ bỏ.
  • Điều trị bằng thuốc: Chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau và các loại thuốc giảm hay không cho bệnh tiến triển nặng.
  • Phẫu thuật cột sống: Những trường hợp bị thoái hóa nặng, khi phương pháp vật lý trị liệu và bằng thuốc không còn tác dụng.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hiện nay [Bác sĩ khuyên dùng]

Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Việc phòng ngừa bệnh cần bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ, những biện pháp thường được áp dụng nhất là cần thay đổi, sửa lại các tư thế ngồi, đứng, nằm sao cho đúng bắt đầu từ chính những sinh hoạt hàng ngày.

  • Tư thế khi ngủ cần đa dạng, không nên chỉ nằm một tư thế.
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất trong chế độ ăn của bạn.
  • Ngồi thẳng lưng, thẳng cổ khi làm việc trước máy tính.
  • Không vặn vẹo cột sống khi mỏi.
  • Không mang vác đồ quá nhiều và quá nặng.
  • Không giữ một tư thế cơ thể trong khoảng thời gian quá dài.
  • Siêng năng vận động bằng các môn thể thao, thể dục mỗi ngày.

Điều trị thoái đốt sống cổ tại bệnh viện nào ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất nguy hiểm và không thể tự chữa khỏi tại nhà. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế có chuyên khoa chữa trị về cột sống. Vì thế, lúc lựa chọn được một nơi tin tưởng, an toàn không hề dễ dàng. Khi tìm hiểu các địa điểm thăm khám, bạn nên lưu ý những tiêu chí cần có như:

  • Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cột sống, chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng.
  • Cơ sở y tế, trang thiết bị hiện đại phục vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cột sống như Chụp cộng hưởng từ (MRI),Chụp CT-Scan, Chụp X.Quang KTS và các thiết bị chụp chiếu khác, xét nghiệm hiện đại khác.
  • Đơn vị có bề dày lịch sử truyền thống lâu đời về cột sống và các chuyên khoa liên quan khác như Cơ Xương khớp, Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Việc thăm khám kịp thời và đưa ra phương hướng điều trị đúng đắn ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Để có thêm thông tin tham khảo, sau đây là một số lựa chọn địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý cột sống tốt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh uy tín và chất lượng.

Tại Hà Nội

Hình ảnh một số bệnh viện điều trị uy tín ở HN
Hình ảnh một số bệnh viện điều trị uy tín ở HN

Khoa Cột sống – Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn
  • Bệnh viện Việt Đức không chỉ là địa chỉ uy tín, tuyến Trung ương, được nhiều người bệnh tin tưởng, có thế mạnh về Cột sống, có thể nói đây là địa điểm khám chữa bệnh Cột sống hàng đầu tại miền Bắc.
  • Bệnh viện Việt Đức là một trong những số ít bệnh viện có khoa Cột sống được tách riêng. Đây là làm việc của nhiều bác sĩ Cột sống giỏi, lâu đời, nổi tiếng với biệt danh bàn tay vàng về Phẫu thuật Cột sống như:

PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn

PGS.TS Nguyễn Văn Thạch

TS.BS Nguyễn Hoàng Long

Chuyên khoa Cột sống – Phòng khám Đa khoa Meditec

  • Địa chỉ: Số 52 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Phòng khám Meditec là phòng khám đa khoa, uy tín và có nhiều bác sĩ giỏi. Cơ xương khớp – Cột sống cũng là một trong những chuyên khoa có thế mạnh của Phòng khám.
  • Chuyên khoa Cột sống – Phòng khám Meditec chuyên tư vấn hỏi đáp về các vấn đề điều trị và phục hồi chấn thương chỉnh hình, cột sống, như: bệnh lý đốt sống – đĩa đệm, cong vẹo cột sống, cơ xương khớp, bệnh lý hệ dây chằng vận động,…
  • Bác sĩ chuyên khoa Cột sống trực tiếp thăm khám tại Phòng khám Meditec hiện nay là:

PGS.TS.BS Ngô Văn Toàn – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức – Nguyên Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức – Nguyên Tổng thư ký Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam và là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Cột sống

  • Phòng khám Meditec đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong thăm khám, hỗ trợ qua trình thăm khám và điều trị:

Chụp Xquang

Siêu âm

Xét nghiệm máu

Chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla

Phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ – ACC

  • Số 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nộioàn Kiếm, Hà Nội
  • Phòng khám ACC áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc, không phẫu thuật mà đa số thực hiện các bài tập cột sống, các máy tập hỗ trợ điều trị bệnh. Đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám là những bác sĩ Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn và điều trị.
  • Phòng khám ACC còn tập trung đội ngũ các bác sĩ giỏi từ nước ngoài như: Mỹ, Canada, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân. Tại Hà Nội, bác sĩ thăm khám và hỗ trợ bệnh nhân là Bác sĩ Erik W. Waardenburg: Bác sĩ Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, Cơ Xương Khớp của trường Đại học Life tại Georgia, Mỹ. Có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc về Trị liệu Thần kinh Cột sống tại các quốc gia như Peru, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam
  • Tại đây sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống đến từ Mỹ. Vì vậy, chi phí điều trị tại đây khá ‘chát’ so với những phương pháp điều trị khác.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: Số 22 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Ngoài Y học hiện đại thì người bệnh có thể tìm hiểu và đi khám tại các đơn vị chuyên về Y học cổ truyền. Thực tế, có nhiều người bệnh đã điều trị theo Y học cổ truyền và mang lại hiệu quả rất tốt, ít để lại biến chứng lâu dài về sau, nhưng cũng có một điểm yếu là không phải đối với cá thể nào cũng phù hợp với phương thức điều trị này.
  • Một số bác sĩ giỏi khám chữa bệnh Cột sống đang công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương:

PGS.TS Trần Quốc Bình

TS.BS Tạ Thu Thủy

BSCKII Hà Thị Thanh Hương

  • Mặc dù là bệnh viện Y học cổ truyền, nhưng Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn sử dụng các trang thiết bị y khoa hiện đại (MRI, CT scanner, X quang kỹ thuật số, Siêu âm Doppler, máy giảm đau công nghệ mới nhất – Scrambler Therapy…) kết hợp các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông thuốc Y học cổ truyền, cột sống cổ, tập vật lý trị liệu.

Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống – Bệnh viện Bạch Mai còn thực hiện các phẫu thuật mang tính chuyên khoa và chuyên sâu trong lĩnh vực chấn thương, chỉnh hình các di chứng chấn thương, các bệnh lý về da, cơ, xương, khớp và cột sống.
  • Một số bác sĩ Cột sống giỏi đã và đang công tác tại Khoa như:

PGS.TS Đào Xuân Thành

TS.BS Hoàng Gia Du

ThS.BS Hà Đức Cường

  • Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cột sống, hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại của Bệnh viện Bạch Mai đảm bảo hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán hiệu quả cao:

2 máy chụp cắt lớp vi tính CT-scan

13 máy chụp Xquang

Hệ thống máy xét nghiệm

3 máy chụp ộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở khám chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt mà người bệnh không nên không khám thử. Với những máy móc công nghệ, hiện đại, luôn được cập nhật thường xuyên cùng đội ngũ y bác sĩ hùng hậu giúp kết quả điều trị hiệu quả.

Tại TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở HCM
Bệnh viện điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở HCM
  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM
  • Bệnh viện Chợ Rẫy hiện đang nằm trong top 5 bệnh viện hàng đầu chuyên ngành xương khớp ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi thăm khám tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo đúng bài bản các bệnh lý về xương khớp, cột sống như:
  • Khám, chẩn đoán, điều trị bệnh cột sống cổ
  • Bệnh cột sống ngực
  • Điều trị bệnh đốt sống thắt lưng
  • Ngoài được thăm khám và điều trị bởi những bác sĩ có chuyên môn sâu, tay nghề cao bệnh viện còn trang bị rất nhiều trang thiết bị y tế để tiến hành thăm khám chính xác tình trạng, mức độ cho người bệnh.

Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
  • Đại học y học TP HCM là một trong những bệnh viện đại học hàng đầu tại tuyến Trung ương cũng như tại Hồ Chí Minh được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và đến thăm khám.
  • Trong năm 2019, ước tính mỗi ngày có từ 8.000 – 10.000 bệnh nhân đến khám tại tất cả các khoa của bệnh viện.
  • Ngoài ra, đây được đánh giá là nơi có lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị đông nhất trên khắp cả nước.
  • Điều này chỉ ra rằng bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là bệnh viện khám điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ vô cùng hiệu quả.

Một số câu hỏi liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không ?

Khi các bộ phận bị thoái hóa, thay đổi cấu trúc, biến dạng cột sống rồi thì rất khó để có thể quay lại, phục hồi hòa toàn như ban đầu kể cả sau khi phẫu thuật, thay thế. Vậy nên bệnh nhân phải nên hiểu thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh sẽ theo bản thân suốt đời. Nhưng cũng không nên vì vậy mà nản chí từ bỏ điều trị, hãy học cách sống chung với bệnh, cần phải kiên trì bền bỉ.

Thoái hóa đốt sống cổ có nên đi bộ không ?

Thoái hóa đốt sống cổ nên đi bộ không?
Thoái hóa đốt sống cổ nên đi bộ không?

Đi bộ là một trong những phương thức thể dục nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe của mọi người. Với những người bị thoái hóa đốt sống cổ, đi bộ giúp cho các khớp được vận động nhẹ nhàng, tăng độ dẻo dai của cơ thể, nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực của công việc. Vậy nên đi bộ đối với người bị bệnh là rất cần thiết.

Thoái hóa đốt sống cổ có tập gym không ?

Cũng giống như đi bộ, tập gym cũng tăng độ dẻo dai của cơ thể, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không phải bài tập gym nào cũng phù hợp với người bị thoái hóa đốt sống cổ, có một số bài tập có thể làm tình trạng thoái hóa bị nặng hơn hoặc có thể gây chấn thương. Vậy nên trước khi tập gym, người bệnh phải tìm hiểu, tham khảo tư vấn của bác sĩ cũng như các thầy huấn luyện để có những bài tập phù hợp với cơ thể.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ?

Hiện nay, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng và không chỉ giới hạn với những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải. Một trong số những nguyên nhân hàng đầu được cho là do tính chất công việc văn phòng phải ngồi nhiều, ngồi trong một tư thế lâu dài, ít vận động hoặc những người trẻ phải lao động công việc nặng nhọc từ sớm.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây