Bệnh thoái hóa cột sống: Triệu chứng, Biến chứng, Phác đồ điều trị

Đánh giá post

Theo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam có tới 90% người trên 60 tuổi bị mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó gần 32% là thoái hóa cột sống. Không chỉ có thể, hiện nay tình trạng trẻ hóa người mắc thoái hóa cột sống ngày càng nhiều do nhiều nguyên nhân trong lối sống hằng ngày. Quá trình thoái hóa diễn ra rất âm thầm và người bệnh ít có khả năng phát hiện được từ đó rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trong bài viết này, Heal Central sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh thoái hóa cột sống cũng như cách phòng và điều trị.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính, tiến triển âm thầm, ít triệu chứng ban đầu nhưng để lại hậu quả hết sức nguyên trọng. Mức độ đau độ đau cột sống sẽ theo thời gian mà tăng dần.

Ở bệnh thoái hóa cột sống, cột sống biến dạng thường không có tình trạng viêm tuy nhiên bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng dẫn đến các tổn thương: thoái hóa sụn khớp, thoái vị địa đệm, kèm theo đó là các thay đổi ở phần xương sụn và màng hoạt dịch.

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời kết hợp với lối sống sinh hoạt hợp lý chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống

Nguyên nhân nguyên phát (không thể tránh khỏi)

  • Do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuổi càng cao thì cấu trúc hệ cơ xương khớp hư hại qua thời gian: đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm bị rách, dây chằng bị xơ hóa, sụn không phát triển hoặc kém phát triển.
  • Quá trình thoái hóa do tuổi tác diễn ra không cố định. Có người 30 – 35 tuổi đã mắc thoái hóa, có người 50 – 60 tuổi vẫn chưa mắc bệnh.
Tuổi cao dễ bị thoái hóa cột sống
Tuổi cao dễ bị thoái hóa cột sống

Nguyên nhân thứ phát (có thể phòng tránh)

  • Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng chưa được điều trị khỏi hẳn.
  • Thừa cân, béo phì khiến gia tăng áp lực lên cột sống khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Do lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế  lâu ngày khiến cột sống bị mất đi đường cong sinh lý, lâu ngày dẫn đến biến dạng.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Chế độ ăn thiếu canxi, magie, ăn nhiều đồ ăn chiên rán.
  • Tập thể dục, thể thao sai phương pháp.

Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị, Nên ăn gì?

Phân loại thoái hóa cột sống

Cột sống cấu tạo từ các đốt xương xếp chồng lên nhau từ hộp sọ đến xương chậu. Đóng vai trò như một trục giúp nâng đỡ cơ thể, bảo vệ hệ thống thần kinh và các dây thần kinh ngoại vi.

Người ta phân loại thoái hóa cột sống như sau:

Vị trí Loại thoái hóa Khả năng bị thoái hóa
7 đốt từ C1 – C7 Thoái hóa cột sống cổ Dễ bị thoái hóa
12 đốt từ T1 – T12 Thoái hóa cột sống vùng dưới cổ. Khó bị thoái hóa
5 đốt từ L1 – L5 Thoái hoá cột sống thắt lưng Dễ bị thoái hóa

Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Các triệu chứng của bệnh thường có diễn biến âm thầm trong thời gian đầu, một số trường hợp có đau cột sống nhưng hết ngay sau đó. Khi phát bệnh thì biểu hiện thường thấy là đau các đốt sống cổ, thắt lưng. Đau khi hoạt động và đau cả khi không hoạt động.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ

  • Khi thực hiện các động tác quay đầu có cảm giác bị vướng ở cổ thậm chí có thể có vẹo cổ khi ngoái đầu.
  • Đau vùng cổ kéo dài, đau lan sang vùng tai, có thể ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ gây ra tình trạng vẹo cổ. Đau có thể lan lên đầu, nhức ở vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở cả hai bên.
  • Đôi lúc xảy ra tình trạng mất cảm giác ở tay, tê cánh tay và bàn tay.
  • Cứng cổ sau khi ngủ dậy hoặc đau ê ẩm vùng vai gáy mỗi khi ngủ dậy. Đau gia tăng khi ho, hắt hơi. Có thể có tình trạng đau đến nỗi không cử động được cổ mỗi khi ngủ dậy.
  • Dấu hiệu Lhermitte: triệu chứng của thoái hóa đa xơ cứng hay còn được gọi là hiện được ghế thợ cắt tóc. Đó là cảm giác có luồng điện đột ngột đi từ cổ xuống xương sống sau đó có thể lan xuống cả tay chân. Biểu hiện này thường gặp khi cúi đầu về phía trước. Có thể hết ngay hoặc kéo dài từ 5 – 10 phút.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Yếu ở tay hoặc chân. Đau, co thắt ở các cơ vận động
  • Phối hợp tay chân không còn nhuần nhuyễn.
  • Đau đầu, mất thăng bằng gây khó khăn trong đi lại.
  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống

Yếu tố gia đình: Người có người thân đang mắc hoặc có tiền sử mắc thoái hóa cột sống.

Yếu tố công việc: Người làm những công việc thực hiện lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần gây áp lực lớn lên cột sống như nhân viên văn phòng, mang vác vật nặng liên tục.

Yếu tố sinh hoạt:

  • Lười vận động, ít tập thể dục thể thao hoặc có tập như sai cách.
  • Người thừa cân, béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực do cân nặng.
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia kéo dài,
  • Người bị chấn thương cột sống hoặc vừa trải qua một cuộc phẫu thuật cột sống.
  • Gặp vấn đề về sức khỏe và tinh thần như lo lắng, trầm cảm, căng thẳng kéo dài.

Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau có kê đơn: Acetaminophen (thường dùng nhất).
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, naproxen
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc giảm đau steroid.

Hiện nay, điều trị nội khoa dùng thuốc với bệnh thoái hóa cột sống chỉ dừng lại ở việc giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên các thuốc giảm đau thương mang lại rất nhiều các biến chứng trên hệ tiêu hóa. Vì vậy ngoài sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu: sử dụng các bài tập để kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và ở vai. Thường dùng các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng vai gáy, châm cứu dẫn thuốc giúp giảm cơn đau đáng kể.

Phẫu thuật: Nếu phương pháp điều trị bảo tồn thất bại hoặc có xảy ra các biến chứng thần kinh trên tay cần phẫu thuật để loại bỏ các chèn ép.

Một số phương pháp hay sử dụng: Loại bỏ đĩa đệm bị thoái vị, loại bỏ một phần đốt sống, hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Vật lý trị liệu: có thể dùng các phương pháp sau: châm cứu, nắn chỉnh cột sống, xoa bóp, điều trị bằng sóng siêu âm, kích thích điện.

Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ dùng khi người bị thoái hóa cột sống thắt lưng có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các cách trước đó không có hiệu quả. Hoặc phẫu thuật trong các trường hợp cần phong bế các dây thần kinh bị chèn ép làm tê liệt thần kinh nghiêm trong. Phẫu thuật kịp thời giúp làm giảm tổn thương đến các dây thần kinh.

10 bài tập tại nhà dành cho người bị thoái hóa cột sống?

Tập luyện đúng cách cũng là một phương pháp rất tốt trong phòng và điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày 10 bài tập giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống:

10 bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống
10 bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống

Bài tập số 1: Kéo dãn lưng bên chân co.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa lên trên giường hoặc mặt sàn, ngóc bàn chân lên và ấn gan bàn chân xuống mặt giường. Chân còn lại co gôi, đan hai tay kéo sát gối về hướng trước ngực đồng thời hít vào. Thở ra đồng thời duỗi chân về tư thế ban đầu. Đổi chân và thực hiện thêm một lần như trên.

Bài tập số 2: Kéo giãn lưng 2 bên

Cách thực hiện:

Co hai chân, đan hai tay kéo sát đầu gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu kết hợp với thở ra.

Bài tập số 3: Nghiêng xương chậu ra sau

Cách thực hiện:

Co hai gối, đặt bàn chân trên mặt giường.

Tập nhẹ: Gồng nhẹ cơ bụng, ấn lưng xuống đất đồng thời hít nhẹ vào. Sau đó thở ra rồi giãn các cơ.

Tập tăng tiến: gồng cơ bụng mạnh hơn, ấn lưng xuống sát mặt giường. Nhấc mông lên khỏi mặt giường đồng thời từ từ hít vào. Từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát mặt giường rồi thở ra.

Bài tập số 4: Di động cột sống

Cách thực hiện:

Hai tay đan vào nhau để ở sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Ấn lưng sát mặt giường, nhấc mông lên khỏi mặt giường đồng thời thở ra. Sau đó ưỡn lưng lên khỏi mặt giường đồng thời giữ mông ở sát giường, hít vào. Sau đó thở ra trở về tư thế ban đầu và thực hiện khoảng 1 – 2 lần.

Bài tập số 5: Kéo giãn cơ thân

Cách thực hiện: Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Nghiên hai chân sang một bên, nghiêng càng gần giường càng tốt đồng thời hít vào. Sau đó trở về vị trí ban đầu đồng thời thở ra. Đổi bên và thực hiện lại như trên.

Bài tập số 6: Kéo giãn nhóm cơ dạng (cơ mặt ngoài của cơ đùi)

Cách thực hiện: Hai tai đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Một chân duỗi thẳng đặt ở trên giường. Chân còn lại giơ cao khoảng 45 độ, khép hơi xoay về phía đối diện, duỗi bàn chân xuống đồng thời hít vào. giữ mông ở sát mặt giường, giữ thẳng chân đồng thời từ từ hạ xuống, thở ra nhẹ nhàng. Tiếp tục làm như vậy 1 – 2 lần nữa.

Bài tập số 07: Kéo giãn cơ mặt sau của đùi

Cách thực hiện: Một chân duỗi thẳng, một chân giơ vuông góc với chân còn lại mà vẫn giữ mông sát mặt giường kết hợp với hít vào. Giữ đầu gối từ từ hạ dần xuống và thở ra. Đổi chân và thực hiện lại từ đầu.

Bài tập số 08: Tập mạnh cơ bụng

Bài tập nhẹ: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường. Co và duỗi chân như động tác đạp xe. Luân phiên làm như vậy khoảng 2 – 3 phút.

Bài tập vừa: Co hai chân, nhấc chân lên khỏi mặt giường sao cho đầu gối thẳng với ngực đồng thời hít vào nhẹ. Thở ra và trở về tư thế ban đầu. Thực hiện lặp lại.

Bài tập mạnh: Giơ cao hai chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà đồng thời hít vào. Hạ hai chân về tư thế ban đầu kết hợp với thở ra.

Bài tập số 09: Tập mạnh cơ lưng

Bài tập vừa: Đặt hai tay dọc theo thân hoặc đan tay sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường kết hợp với hít vào. Hạ người xuống và trở lại tư thế ban đầu kết hợp với thở ra.

Bài tập mạnh: Đặt thẳng hai tay về phía trước hoặc đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường và hít vào thật sâu. Hạ người xuống về tư thế ban đầu đồng thời thở ra.

Bài tập số 10

Cách thực hiện: Hóp bụng lại đồng thời hít vào. Uốn cong lưng lên phía trên và cúi đầu xuống. Ngẩng đầu lên và hạ lưng xuống kết hợp với thở ra từ từ. Động tác này làm luân phiên.

Lưu ý: Trên đây là 10 bài tập được chúng tôi sắp xếp sao cho phù hợp với cường độ tăng dần từ 1 đến 10. Bạn lên tập theo thứ tự để cơ thể dần dần thích ứng. Không nên tập theo thứ tự lung tung vì sẽ dễ làm mất tác dụng của 10 bài tập này.

Hậu quả của việc điều trị thoái hóa cột sống không kịp thời

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Khi chồi xương và các khối lồi thoát vị phát triển sẽ gây chèn ép nghiêm trọng đến tủy sống cổ. Dựa trên hướng phát triển của mỏm gai cột sống và khối lồi đĩa đệm mà các biến chứng sẽ khác nhau.

Hội chứng cổ – tủy sống

Biến chứng này thường xuất hiện khi các chồi xương gai và khối lồi đĩa đệm phát triển theo hướng ra 2 bên hoặc ở sau – bên. Trong một số trường hợp hiếm, gai xương có thể phát triển theo hướng trung tâm cột sống, cạnh – trung tâm cột sống gây chèn ép tủy. Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, liệt cả 2 chân hoặc liệt nửa người.

Hội chứng cổ – nội tạng

Hội chứng cổ – tim: khi cấu trúc sai lệch chèn ép dây thần kinh chi phối tim sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, gây đau tim đột ngột, dẫn đến các cơn đau lan ra vùng ngực.

Hội chứng cổ – túi mật: xuất hiện do ảnh hưởng của thoái hóa cột sống cổ gây rối loạn thần kinh thực vật khu cổ.

Thoái hóa đốt sống sống cổ gây thiếu máu lên não

Đốt sống cổ bị thoái hóa có thể gây chèn ép rễ thần kinh, từ đó khiến máu không lưu thông hoặc lưu thông kém. Do đó, quá trình đưa máu lên não bị tắc nghẽn gây thiếu máu não.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Một số biến chứng của thoái hóa cột sống lưng gồm:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây chèn ép vào dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức dữ dội kéo dài từ thắt lưng đến bàn chân.
  • Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
  • Teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động tự chủ.

Tham khảo: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng & các phương pháp điều trị

Một số câu hỏi thường gặp về căn bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có được chạy bộ không?

Trả lời: Thoái hóa cột sống chỉ nên chạy ở giai đoạn đầu của bệnh. Tác dụng của việc chạy bộ:

  • Thư giãn cơ bắp ở vùng hông và thắt lưng giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn, phòng ngừa bị cơ cứng cơ bắp, kéo căng cơ ở mức hợp lý giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp.
  • Lưu thông máu tốt hơn, cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho các sụn xương bị tổn thương, cải thiện và phục hồi được các tổn thương sụn khớp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Tăng cường sức khỏe cột sống và đĩa đệm, phòng ngừa được thoái hóa đĩa đệm, đốt xương của cột sống khỏe mạnh hơn.
  • Đối với các trường hợp bệnh tiến triển qua giai đoạn nhẹ thì không nên chạy bộ. Thay vào đó là hình thức đi bộ với cường độ nhẹ nhàng hơn.

Thoái hóa cột sống thì nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trả lời: Chế độ ăn đối với người bệnh thoái hóa cột sống rất quan trọng. Sau đây là một số lưu ý trong khẩu phần ăn mà có thể bạn chưa biết:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn nhiều hàu, nước hầm xương ống, xương sườn, sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng chứa rất nhiều canxi. Còn vitamin D lại có nhiều trong ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu nành và các loại nấm.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Những bệnh nhân cần bổ sung lượng Omega-3 cao gấp 3 lần người thường để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Một số thực phẩm giàu Omega-3 là các loại cá biển (cá hồi, cá mòi, cá trích); bột ngũ cốc; hạt lanh; quả óc chó.
  • Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: Tác dụng tăng sinh sụn. Bởi vậy, hãy bổ sung các món hầm từ xương sườn, sụn bò, sụn bê… để thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
  • Trái cây tươi: Bơ, dâu tây, dưa hấu, táo, nho, bưởi, cam… là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, giúp giảm triệu chứng sưng viêm và ngăn chặn tình trạng lão hóa xương khớp.
  • Tăng cường vitamin D: Vitamin D kích thích quá trình tái tạo xương khớp, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi. Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều vitamin D như dầu gan cá, tôm, cua.
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Thiếu đạm, canxi trong máu sẽ giảm, xương ngừng phát triển, tình trạng thoái hóa ở các đốt sống càng trầm trọng hơn. Hãy bổ sung đủ lượng đạm từ cá biển, thịt gia cầm, thịt lợn… vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, hãy hạn chế các loại thịt đỏ và tiêu thụ với lượng vừa phải.
Thực phẩm bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn
Thực phẩm bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn

Không nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gà rán, xúc xích, món chiên xào, đồ ăn nhanh… là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng tình trạng bệnh và khiến cơn đau nhức dai dẳng.
  • Tinh bột: Theo nghiên cứu, việc sử dụng thực phẩm chứa lượng tinh bột cao như bánh mì, khoai tây, cơm… sẽ tác động khiến tình trạng thoái hóa nặng hơn.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Muối và đường làm tăng triệu chứng thoái hóa, ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi. Bởi vậy khi nấu ăn, bạn nên tiết chế khi sử dụng 2 loại gia vị này.
  • Thực phẩm giàu acid oxalic: Khoai tây, cà chua, củ cải, mận, việt quất… là những loại rau củ quả chứa nhiều oxalat, chúng làm gia tăng mức độ đau nhức và kích hoạt phản ứng đau nhức.
Thực phẩm bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tránh
Thực phẩm bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tránh

Tập Yoga có chữa được bệnh thoái hóa cột sống không?

Trả lời: Không.

Theo ý kiến của các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu, những người bị thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể tập yoga nhưng cần phải tập luyện ở mức độ phù hợp. Có như vậy, tập yoga mới giúp cải thiện được các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây