Bệnh thiếu máu cơ tim: Nguyên nhân, Triệu chứng, Có nguy hiểm không?

5/5 - (3 bình chọn)

Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể để trao đổi oxy, nhu cầu sống còn của cơ thể. Khi tim bị bệnh lý, điển hình là thiếu máu cơ tim, toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng theo. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu về căn bệnh này, cùng những phương pháp điều trị và phòng tránh.

Bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim (TMCT) là một trạng thái bệnh lý, với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể  về mặt oxy. Sự lưu thông của mạch máu quanh tim ảnh hưởng đến lượng máu tới tim.

Hệ động mạch vành gồm nhánh liên thất trước, nhánh mũ vành phải, là hệ thống mạch xuất phát từ xoang vành và cấp máu cho tim. Khả năng bơm máu của tim giảm xuống và cơ tim sẽ bị tổn thương, có thể gây nhồi máu cơ tim khi tình trạng thiếu máu xảy ra. Đây được coi là một cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng.

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là:

  • Mảng xơ vữa mạch vành:  Sự phát triển âm thầm của mảng xơ vữa sẽ gây hẹp lòng mạch máu tùy thuộc vào kích thước của từng mảng. Những mảng xơ vữa non có lipid cao, có lớp vỏ xơ mỏng bao quanh và chứa nhiều bạch cầu thường dễ bong hơn những mảng xơ vữa khác. Khi mảng bong, lớp dưới nội mô sẽ bị bộc lộ, khởi động quá trình đông máu ngoại sinh, tiểu cầu được hoạt hóa. Các yếu tố trên làm cho huyết khối được hình thành, bám vào thành mạch làm cho sự lưu thông của lòng mạch bị cản trở, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến tim đột ngột và cơ tim có nguy cơ bị hoại tử nếu không được bồi phụ máu kịp thời.
  • Động mạch vành bị co thắt một phần hoặc toàn bộ sẽ làm giảm lưu lượng máu tới cơ tim. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim.
  • Hệ thống vi mạch vành quanh tim bị rối loạn về chức năng.
  • Cục máu đông: có thể gây ra bởi mảng xơ vữa hoặc xuất huyết trong cơ thể. Khi di chuyển đến những mạch máu nhỏ, hẹp chúng sẽ gây ra sự nghẽn mạch làm giảm lượng máu tới tim, gây thiếu máu cơ tim.
  • Khi nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể tăng lên như: phì đại thất trái, tăng huyết áp.
Mảng xơ vữa gây thiếu máu cơ tim
Mảng xơ vữa gây thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu cơ tim là một bệnh có tỷ lệ mắc không nhỏ trong cộng đồng. Người bệnh có thể mắc trong nhiều năm liên tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau mà không hề biết là bản thân có bệnh.

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu  não có thể gây tử vong cho người bệnh và các biến chứng về tim khác. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc hết sức cần thiết cho mọi người, đặc biệt là người cao tuổi.

Xem thêm: Bệnh viêm cơ tim: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến chứng, Cách điều trị

Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim

Triệu chứng cơ năng

Cơn đau thắt ngực thường sẽ xuất hiện trong hầu hết các trường hợp bị thiếu máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực điển hình có biểu hiện: Đau như bóp nghẹt ở phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, sau đó cơn đau sẽ lan lên vai trái rồi xuống tay trái phía mặt trong tới ngón đeo nhẫn và ngón út.

Một số người cơn đau lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng hoặc vùng thượng vị. Một số biểu hiện khác mà người bệnh có thể cảm nhận được là: Bỏng rát, đau buốt, tức nặng ngực. Bên cạnh đó, có một số người bệnh, cơn đau chỉ thoáng qua không điển hình khiến họ không cảm nhận được gây ra hậu quả đáng lo ngại khi không được can thiệp đúng lúc.

Các triệu chứng khác có thể gợi ý tới tình trạng thiếu máu cơ tim: Vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực, chóng mặt, choáng váng, nhịp tim nhanh, buồn nôn và nôn, mệt mỏi..cần phải được khám và phát hiện kịp thời. Ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ triệu chứng thường mờ nhạt hoặc không có biểu hiện gì đặc biệt.

Cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân viêm cơ tim
Cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân viêm cơ tim

Triệu chứng thực thể

Khám thực thể trong thiếu máu cơ tim thường ít có giá trị chẩn đoán xác định, nhưng rất quan trọng trong việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác, giúp phát hiện các biến chứng và tiên lượng bệnh cũng như là cơ sở để theo dõi bệnh nhân.

Bệnh thiếu máu cơ tim có điều trị khỏi không?

Bệnh thiếu máu cơ tim sau khi được các bác sĩ chẩn đoán xác định sẽ đưa ra những chỉ định, những phác đồ điều trị phù hợp để giảm nhẹ tác hại của bệnh tới sức khỏe. Do bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nên Bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm cho người bệnh cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ để tránh làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

Điều trị

Bệnh TMCT được điều trị theo hướng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy vào từng trường hợp  bệnh.

Điều trị nội khoa

Các Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc sau:

  • Nhóm nitrat: Thuốc có tác dụng tăng cường lượng máu cho tim trong khoảng thời gian ngắn vì khả năng làm giãn mạch nhanh của thuốc, cung cấp oxy cần thiết cho cơ tim.
  • Nhóm chẹn Beta giao cảm: Thuốc thường được chỉ định sử dụng liều thấp cho người mới bắt đầu điều trị. Thuốc giúp cơ tim được thư giãn do điều chỉnh được nhịp tim chậm hơn, huyết áp vì thế cũng được giảm xuống.
  • Nhóm chẹn kênh canxi: Cơn đau thắt ngực được giảm xuống nhanh chóng do thuốc giúp mạch máu giãn nở, tăng cường lượng máu tới tim kịp thời.
  • Ngoài ra, có một số nhóm thuốc khác cần được dùng theo chỉ định của Bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Có thể can thiệp vào mạch vành trong trường hợp cấp cứu như đặt stend, nong hoặc mổ làm cầu nối tùy từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Chế độ ăn cho người thiếu máu cơ tim

Những mảng xơ vữa động mạch là yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của bệnh tới sức khỏe, nên việc kiểm soát những lượng mỡ xấu vào cơ thể là rất cần thiết.

Những thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng:

  • Tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như: Lúa mạch, đậu, đỗ.. có lợi cho hệ thống tiêu hóa.
  • Tăng cường ăn các loại hoa quả và rau xanh vì chúng tốt cho tim mạch do có chứa các khoáng chất và các vitamin cần thiết như: Vitamin A, C, Kali..
  • Tăng cường bổ sung các loại sữa ít béo hoặc không béo cho người có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ vì sữa giàu kali, giảm nguy cơ đột quỵ.
Những thực phẩm bệnh nhân viêm cơ tim nên sử dụng
Những thực phẩm bệnh nhân viêm cơ tim nên sử dụng

Bệnh nhân thiếu mu cơ tim cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm chứa chloesterol xấu như mỡ động vật, đồ chiên rán. Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá sẽ giúp ngăn ngừa tốt các bệnh tim mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim

  • Người cao tuổi: Quá trình lão hóa làm thành động mạch của người cao tuổi xơ cứng, lớp nội mạc dày lên.
  • Người có thói quen hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất có hại làm ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch.
  • Người có lipid máu bị rối loạn: Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Người thừa cân béo phì thường kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, tăng hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu.
  • Người mắc bệnh rối loạn đường huyết.
  • Người ít vận động thể dục thể thao, hệ tim mạch không được rèn luyện. Sức khỏe cũng như lực bóp của quả tim yếu hơn những người thường xuyên vận động thể chất.

Biến chứng

Bệnh thiếu máu cơ tim là một bệnh chứa mối nguy hiểm tiềm tàng với cơ thể nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đặc biệt là cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong cho người bệnh. Một số biến chứng nghiêm trọng khác khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim có thể gặp phải:

  • Cơ tim bị tổn thương: xảy ra khi cơ tim không được cấp đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào mức độ tưới máu cơ tim.
  • Nhịp tim bị rối loạn: Sự phát xung điện trong tim bị ảnh hưởng khi tưới máu không đủ cung cấp lượng oxy cần thiết.
  • Cơn đau nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Cơ tim bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng
Cơ tim bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng

Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán viêm cơ tim

  • Điện tâm đồ: Rất có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh. Ghi lại điện tâm đồ nhiều lần để phát hiện sự thay đổi của đoạn ST.
  • Động mạch vành được chụp qua da: Là ứng dụng công nghệ cao, chỉ định cho những trường hợp cần tái tưới máu mạch vành sớm, cho phép phát hiện ra những đoạn mạch bị hẹp, tắc, cắt cụt, kèm hoặc không kèm theo bằng chứng của huyết khối.
  • Siêu âm tim: Cho phép đánh giá chức năng thất trái, các biến chứng cơ học nếu có (hở van tim do đứt dây chằng, huyết khối trong buồng tim,..)
  • Chụp MRI tim: đánh giá được tình trạng tái tưới máu tim, định khu và diện tích vùng tưới máu.
  • Làm các xét nghiệm men tim, xét nghiệm cholesterol máu định kỳ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Siêu âm chẩn đoán viêm cơ tim
Siêu âm chẩn đoán viêm cơ tim

Biện pháp phòng tránh

Việc giáo dục sức khỏe cho mọi người là một biện pháp rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh thiếu máu cơ tim.

Bệnh nhân cần được giáo dục kĩ về lối sống: Cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Về chế độ ăn uống:

  • Tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tránh dùng bừa bãi các thuốc có hại cho tim mạch như corticoid và một số loại thuốc khác.
  • Tăng cường bổ sung các chất xơ, hoa quả tươi và rau xanh cung cấp các loại vitamin A, C.. tốt cho tim mạch.
  • Tiếp tục điều trị và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng đường huyết, cao huyết áp, lipid máu bị rối loạn..
  • Làm công tác chăm sóc chuẩn bị tâm lý. Khuyến khích bệnh nhân tích cực phối hợp điều trị và chung sống với bệnh.

Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà và báo cáo kịp thời để có những can thiệp sớm nhất và đem lại hiệu quả điều trị lớn nhất cho bệnh nhân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây