Táo bón: Nguyên nhân & các cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày này, với chế độ ăn uống sinh hoạt ngày càng phong lưu, lắm protein, chất béo làm cho nguy cơ gây táo bón tăng cao. Vậy táo bón là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Táo bón là gì?

Táo bón là gì?
Táo bón là gì?

Táo bón được định nghĩa là tình trạng bệnh nhân đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Táo bón diễn ra do nhu động ruột giảm, làm chậm vận chuyển phân cùng với sự mất nước nhiều trong phân, phân cứng, lổn nhổn, phân khô, lượng phân ít (<35g/ ngày).

Táo bón có nguy hiểm không?

Thông thường, táo bón chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, có chăng chỉ là có cảm giác đau hậu môn khi phân rắn, đường kính lớn.

Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón này kéo dài, sẽ ảnh hưởng tới chức năng cuộc sống của người bệnh. Lâu ngày sinh ra cảm giác căng thẳng, căng trướng bụng, phân lưu giữ lâu trong đường tiêu hóa, có khả năng dẫn đến trĩ.Nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý mạn tính như áp xe trực tràng, ung thư đại tràng,… Trong trường hợp này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng táo bón, tuy nhiên, chúng được chia thành 2 loại nguyên nhân như sau:

  • Nguyên nhân chức năng: bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh toàn thân; sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm giảm nhu động ruột, hạn chế vận chuyển phân như thuốc chống trầm cảm; chế độ ăn có ít chất xơ, ăn ít hoa quả, sử dụng sữa và phô mai quá nhiều cũng có thể gây táo bón; đặc thù công việc khiến bạn ngồi nhiều, ít vận động như công việc văn phòng, công nhân lái xe tải đường dài,…; cơ thể bị suy nhược hoặc stress, rối loạn tâm thần gây táo bón mạn tính.
  • Nguyên nhân thực thể: có thể do tổn thương ở trong hay ngoài đường ống tiêu hóa. Tổn thương bên trong như: u ở đại trực tràng, bệnh đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính, tổn thương ở hậu môn. Tổn thương ngoài ống tiêu hóa:  phụ nữ có thai, dây chằng dính sau mổ, hội chứng màng não tổn thương tủy,…

Ngoài ra, khi cơ thể có dấu hiệu nhưng nhịn không đi vệ sinh, làm cho phân bị lưu nhiều, cũng là nguy cơ gây ra táo bón.

Cơ chế bệnh sinh của táo bón:

  • Rối loạn vận động ở đại tràng: vận động quá mức nhưng không tống xuất do quá có thật làm giảm vận chuyển phân trong đại tràng hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích hoặc giảm vận động do đại tràng kém trương lực gây giảm bài rối loạn vận chuyển tiền phát hãy thử phát.
  • Rối loạn vận động ở trực tràng hậu môn:  do. giảm vận động ở trực tràng và tăng vận động ở hậu môn.

Đối tượng nào dễ mắc phải táo bón?

Đối tượng nào dễ mắc phải táo bón?
Đối tượng nào dễ mắc phải táo bón?

Táo bón xuất hiện không loại trừ một đối tượng nào. Tùy vào chế độ sinh hoạt và bệnh lý mắc kèm mà tình trạng bệnh khác nhau. Một số đối tượng hay mắc phải táo bón là:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh. Khó khăn trong vấn đề đi lại cùng với sử dụng một số thực phẩm chức năng làm cho tỷ lệ mắc phải táo bón ở đối tượng này rất cao.
  • Bệnh nhân là người cao tuổi. Vấn đề còn chưa giải quyết được ở người già là vấn đề đi lại, nhu động ruột giảm hoạt động, một số chức năng sinh lý của cơ thể bị suy giảm làm cho quá trình tống xuất phân ra ngoài gặp khó khăn, dễ gây táo bón.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Khẩu phần ăn ít hoặc không có chất xơ, rau củ quả và sử dụng quá nhiều sữa, phô mai.
  • Mắc một số bệnh lý và phải sử dụng một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng phụ là gây táo bón như thuốc chống trầm cảm, thuốc gây nghiện,…

Triệu chứng của táo bón

Khoảng cách giữa 2 lần đi vệ sình lớn hơn 2 ngày trong 1 tuần

Phân khô, cứng, lổn nhổn sần sùi, có kích thước lớn, có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng. Lượng phân ít, nhỏ hơn 35g/lần.

Căng thẳng, căng người khi đi ngoài, ( phải thực hiện động tác rặn mạnh để tống phân ra ngoài…)

Có cảm giác như không đi hết lượng phân trong trực tràng. Khi đi xong vệ sinh vẫn còn cảm giác đau, vẫn có dấu hiệu muốn tiếp tục đi ngoài.

Đầy hơi, đau bụng, cứng bụng

Hay cáu kỉnh, hay tức giận, đanh mặt. Nguyên nhân là do phân lưu giữ lâu trong đường tiêu hóa, đại tràng hấp thu chất độc từ phân tống lại vào máu, gây nhiễm độc thần kinh.

Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng đi kèm với táo bón

Triệu chứng đi kèm với táo bón
Triệu chứng đi kèm với táo bón

Ngoài một số triệu chứng điển hình đã được liệt kê ở trên, táo bón còn có thể có một số triệu chứng đi kèm, bao gồm:

  • Táo bón đi kèm đau lưng. Nguyên nhân là do phân lưu lại lâu, mất nước, các hoạt động trao đổi chất, nhất là lưu thông máu bị chèn ép, gây ra cảm giác đau. Đau có tính chất lan tỏa ở ổ bụng ra sau lưng.
  • Táo bón đi kèm với xì hơi nhiều. Đây là một dấu hiệu để chuẩn đoán hội chứng kích ruột.
  • Táo bón đi kèm với buồn nôn. Khi đi ngoài, có phân rắn đi kèm với phân lỏng, đầy bụng, chướng hơi.

Phương pháp chuẩn đoán táo bón

Để có thể bước đầu chuẩn đoán được táo bón, các bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử sử dụng thuốc để xác định nguyên nhân có phải do dùng thuốc hay không.

Để chuẩn đoán xác định, thông thường có các phương pháp sau:

Thuốc xổ Bari. Trong thử nghiệm này, bác sĩ sử dụng barium – chất nhuộm màu tương phản nhuộm lớp màng của ruột, để  hình ảnh trực tràng có thể thấy rõ trên X quang.

Chiếu x quang. Mục đích sử dụng X quang là nhằm đánh giá đầy đủ quá trình loại bỏ phân và co thắt cơ trực tràng.

Soi đại tràng sigmoid,  kiểm tra trực tràng và phần dưới ruột già.

Soi ruột già. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra toàn bộ đại tràng với một ống được trang bị camera.

Đo áp lực hậu môn trực tràng. Phương pháp này tiến hành bằng cách chèn một ống vào hậu môn và trực tràng, tiếp theo sẽ thổi phồng một quả bóng nhỏ ở đầu mút của ống. Qua đây, bác sĩ sẽ đánh giá việc hoạt động của cá cơ vòng đường tiêu hóa

Các biến chứng hay gặp khi bị táo bón

Hầu hết mọi người đều có thể bị táo bón một số lần và sẽ khỏi. Tuy nhiên, với những người táo bón kinh niên có nguy cơ để lại những biến chứng nặng nề, điền hình là những biến chứng sau:

  • Tỷ lệ táo bón biến chứng thành Trĩ hoặc vết nứt ở hậu môn rất cao, có thể là kết quả khi phân cứng tắc ở trực tràng lâu, làm giãn cơ, gây trĩ.
Táo bón biến chứng thành Trĩ
Táo bón biến chứng thành Trĩ
  • Sa trực tràng cũng là một biến chứng của táo bón, xảy ra khi lượng nhỏ mô trực tràng đẩy ra ngoài qua hậu môn.
  • Hội chứng Lazy ruột có thể xảy ra nếu bệnh nhân sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên làm giãn cơ vòng trực tràng, khiến trực tràng mất tính đàn hồi. Đồng thời, Sử dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra tương tác thuốc khi dùng chùng chung với các vitamin và chất dinh dưỡng khác, làm giảm hấp thu và thiệt hại cho đường ruột.

Cách điều trị táo bón

Sử dụng phương pháp Tây y

Các dược sĩ chuyên khoa đã tư vấn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Các chế phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể, làm khối phân bớt rắn và dễ dàng di chuyển trong đường ruột hơn. Các chế phẩm thường được sử dụng là psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose.
  • Thuốc tăng co bóp cơ trơn. Các thuốc này gồm có bisacodyl, sennosides có tác dụng làm cho đường ruột co bóp mạnh hơn, tăng độ đàn hồi của các vòng cơ tiêu hóa.
  • Thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu nhờ việc tăng tiết dịch tiêu hóa và kích thích nhu động ruột giúp khối phân di chuyển dễ dàng qua đại tràng. Nhóm này bao gồm các hoạt chất như magie hydroxit đường uống, magie citrate, lactulose, polyethylene glycol.
  • Chất làm mềm phân: Các hoạt chất như natri docusate, canxi docusate,…
  • Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn. Thuốc đạn chứa glycerin hay bicosadyl, vừa có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột vừa hỗ trợ đi đại tiện dễ hơn nhờ cung cấp chất bôi trơn và tăng co bóp cơ trơn.
  • Nếu sử dụng các thuốc thông thường, bệnh nhân có thể không điều trị được tình trạng kích ứng ruột. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc gồm lubiprostone, linaclotide, plecanatide, prucalopride, naloxegol.

Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] 10 Thuốc trị táo bón dùng cho cả trẻ em và người lớn

Sử dụng phương pháp Đông y

Sử dụng phương pháp Đông y
Sử dụng phương pháp Đông y

Trong bệnh học Đông y, táo bón sinh ra bởi trường vị táo nhiệt, khí trệ, khí huyết hư và dương suy gây ra.

Các bài thuốc nhuận tràng Đông y không những có khả năng giải quyết vấn đề tái bón mà còn hỗ trợ hồi phục chức năng tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng tái phát, vừa an toàn vừa hiệu quả

Đặc biệt, các bài thuốc Đông y chữa bệnh dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó khắc phục triệt để được căn nguyên của bệnh. Một số bài thuốc đông y là:

Đương quy, cam thảo, mộc hương, đại hoàng, hoàng kỳ, sinh địa, trần bì, chỉ thực, hạnh nhân, hậu phác, mật ong…, Nhuận tràng chỉ táo thang.

Các mẹo dân gian

Từ kinh nghiệm truyền đời, trong kho tàng dân gian có rất nhiều kinh nghiệm hay, được áp dụng rộng rãi để phòng, chữa bệnh thông thường. Đối với chứng táo bón, từ kinh nghiệm của ông cha ta có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Dùng mật ong bôi vào hậu môn. Tăng thẩm thấu, dễ di chuyển.
  • Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm. Làm giãn cơ hậu môn.
  • Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ hàng ngày.
  • Sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như: Dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh… Giảm kích ứng đường ruột.
  • Ăn khoai lang luộc. Thành phần có trong khoai giúp phân giảm kết dính, có độ khô nhất định.

Phòng ngừa táo bón

Phòng ngừa táo bón
Phòng ngừa táo bón

Để phòng ngừa, táo bón bạn có thể tham khảo một biện pháp sau.

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ như hoa quả rau củ quả.
  • Duy trì thói quen uống nước đều đặn, mỗi ngày 1,5 – 2l nước.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
  • Tránh xa rượu bia, tạo thói quen sinh hoạt hợp lý.
  • Tuyệt đối không nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh thực sự là một thói quen cần sớm loại bỏ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn gì chữa táo bón?

Để chữa táo bón, list thực phẩm sau bạn không thể bỏ qua, bao gồm:

  • Ăn thật nhiều hoa quả: mơ, mận, xoài và đặc biệt là chuối. Các loại hoa quả này chứa nhiều thành phần, giúp bổ sung vi chất cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu và thải trừ phân ra ngoài cơ thể.
  • Ăn rau củ quả chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có trong rau củ giúp phân mềm, dễ phân hủy, ít bị vón cục.
  • Một loại thực phẩm không thể thiếu, đó là sữa chưa, men vi sinh. Lợi khuẩn có trong sữa chưa, men tiêu hóa giúp phân hủy tốt thức ăn, làm phân tơi xốp, không vón cục, đồng thời tăng hấp thu.

Táo bón, khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Táo bón, khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Táo bón, khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Thông thường, táo bón chỉ gặp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người mắc bệnh phải đến gặp bác sĩ để xin tư vấn y khoa. Các trường hợp đó là:

  • Đi ngoài kèm ra máu, phân rắn, đen kịt.
  • Có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Đau đầu, mệt mỏi, choáng váng.
  • Đau lưng kèm chướng bụng.

Táo bón có thể là một biểu hiện thường xảy ra, mất đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không nên chủ quan mà xem nhẹ. Trên đây là những thông tin về táo bón, hy vọng sẽ là giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng và điều trị táo bón.

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Lộc, tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội (Hanoi University of Pharmacy) - Một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Y tế Việt Nam. Với sứ mệnh đem đến những thông tin sức khỏe khoa học nhất, thông qua những bài viết được đăng trên Tạp chí sức khỏe Heal Central (Health Education Assets Library) tôi mong muốn tất cả mọi người đều có thể trang bị những kiến thức cơ bản về y học - cách sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây