Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Spiramycin, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Spiramycin như: Spiramycin là thuốc gì? Thuốc Spiramycin có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Spiramycin để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Spiramycin được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.
Spiramycin là thuốc gì?
Spiramycin thuộc nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, vi khuẩn, ức chế virus và kháng nấm.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim.
Thuốc có thành phần chính là Spiramycin hàm lượng 3.000.000IU và tá dược vừa đủ 1 viên. Các tá dược bao gồm: Tinh bột sắn, Lactose, P. VP, DST, Ethanol 96%, Magnesi stearat, Talc, HPMC, propylen glycol, Titan dioxyd
Thuốc được đóng dưới dạng hộp thuốc gồm 2 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ có 5 viên.
Tác dụng của thuốc Spiramycin
Thuốc Spiramycin có thành phần chính cùng tên. Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có khả năng một chất ức chế tổng hợp protein bằng cách ngăn các eptidyltransferase khỏi tạo liên kết peptide của tARN với amino acid tiếp theo từ đó dẫn tới ức chế các ribosome dịch mã. Trong một số các nghiên cứu khác thì Spiramycin kích thích khả năng phân ly sớm của peptid-tARN từ ribosome dẫn tới ức chế khả năng tổng hợp protein. Bên cạnh đó, Spiramycin gắn với vị trí P trên tiểu đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn có tác dụng kìm khuẩn. Spiramycin có thể tập trung trong bạch cầu giúp kháng sinh đi vùng nhiễm trùng tiêu diệt vi khuẩn.
Spiramycin có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn Gram dương các chủng Coccus như Staphylococcus (Tụ cầu), Pneumococcus (Phế cầu), Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus (Liên cầu), và Enterococcus. Khả năng tiêu diệt các vi khuẩn Gram âm thì yếu hơn.
Chỉ định
Với công dụng chính của thuốc là diệt khuẩn, thuốc được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân bị nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:
Viêm nhiễm đường hô hấp: viêm đường hô hấp dưới như bội nhiễm viêm phế quản cấp, các cơn kịch phát của cơn phế quản mạn, các trường hợp mắc viêm phổi cộng đồng; viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm các bộ phận tai, mũi họng.
Nhiễm trùng da và đường sinh dục.
Thuốc được điều trị dự phòng bệnh viêm màng não do chủng Meningococcus gây ra.
Thuốc cũng được chỉ định điều trị bệnh Toxoplasma ở phụ nữ có thai.
Trong một số người bị dị ứng với penicillin thì thuốc là chất thứ 2 được lựa chọn để điều trị các bệnh về dự phòng viêm khớp cấp tính tái phát.
Cách dùng – liều dùng
Thuốc Spiramycin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đưa vào cơ thể bằng đường uống.
Cách dùng: Rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc. Khi dùng thuốc, uống trọn viên thuốc với nhiều nước, không nghiền nát viên thuốc, không bẻ thuốc trừ khi có sự cho phép của bác sĩ.
Liều dùng: tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mục đích điều trị bệnh mà liều dùng thuốc sẽ khác nhau.
Thuốc để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường: Người lớn ngày uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 2-3 lần. Đối với trẻ em, liều lượng phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ, mỗi lần uống 50000 IU/ kg thể trọng, ngày uống 3 lần.
Thuốc dùng để điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus: Người lớn dùng 1 viên trên một lần, cứ 12 giờ dùng 1 lần, ngày dùng 2 lần. Trẻ em dùng 75.000 IU/ kg thể trọng và dùng 2 lần trong ngày, điều trị bệnh trong vòng 5 ngày.
Bệnh nhân là các phụ nữ có thai cần dự phòng nhiễm Toxoplasma: ngày uống 3 lần, mỗi lần một viên, dùng trong 3 tuần. Cứ cách 2 tuần lại cho liều nhắc lại.
Trường hợp không được sử dụng thuốc
Không dùng Spiramycin cho các bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược hay bất cứ dẫn chất nào của thuốc.
Thuốc được chống chỉ định trên các phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Spiramycin bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn là: buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày, tiêu chảy… Trong trường hợp các biểu hiện tác dụng phụ này tiếp tục kéo dài khiến bạn cảm thấy khó chịu thì cần báo ngay với Bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Nếu bạn bị dị ứng với thuốc spiramycin với các biểu hiện như choáng váng, khó thở, sưng phù hay phát ban thì phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
Tuy nhiên các tác dụng phụ rất hiếm gặp khi sử dụng thuốc nên bạn không cần phải lo lắng nhiều khi sử dụng thuốc. Bạn chỉ cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ thì sẽ khó gặp các tác dụng phụ trên.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn ít nhất 3 giờ để tăng khả năng hấp thu vào trong cơ thể tránh tương tác với thức ăn.
Spiramycin đi qua nhau thai, nhưng nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp hơn trong máu người mẹ nên Spiramycin không gây tai biến khi dùng cho người mang thai.
Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao có thể gây hại cho trẻ vì thế trong quá trình cho con bú thì không nên sử dụng thuốc.
Bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc của nhóm thuốc này.
Trong quá trình dùng thuốc, nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng cũng như chất lượng thuốc, nếu thấy có biểu hiện lạ của thuốc thì nên dừng thuốc, không được dùng các thuốc đã bị mốc hay oxy hóa.
Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
Tránh sử dụng thuốc với các loại thuốc chứa erythromycin hay oleandomycin vì nó có thể làm tăng nguy cơ kháng chéo giữa các thuốc này.
Khi sử dụng thuốc kết hợp với cá thuốc tránh thai có thể làm giảm tác dụng tránh thai.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên cung cấp cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như các thuốc đang sử dụng để được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị sức khỏe tốt nhất tránh các tương tác thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo nào về tình trạng quá liều của thuốc. Tuy nhiên trong các trường hợp quá liều có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của các vi khuẩn này vì thế cần chú ý trong thời gian sử dụng thuốc.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo như lịch trình ban đầu. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều so với quy định để bù liều đã quên.
Trong quá trình dùng thuốc có thể liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ lâm sàng để biết thêm chi tiết thông tin thuốc cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong quá trình dùng thuốc.
Spiramycin giá bao nhiêu?
Spiramycin là thuốc được sản xuất ở trong nước do Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 3 sản xuất. Giá bán của thuốc là 42.000 đồng/ 1 hộp 2 vỉ; 110.000 đồng/ hộp 5 vỉ tại trung tâm thuốc.
Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… hoặc là ở các cơ sở bán thuốc khác nhau. Hãy lựa chọn mua Spiramycin ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.