Sỏi mật, hay sỏi túi mật là căn bệnh mà khá nhiều người gặp phải. Nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu cụ thể cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này.
Định nghĩa
Sỏi mật là tình trạng xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống dẫn mật trong gan, ống mật chủ gây ứ trệ, tắc nghẽn sự lưu thông mật. Là bệnh lý khá phổ biến ở đường tiêu hóa.
Cơ chế hình thành sỏi mật
Sỏi mật được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là:
Dịch mật chứa nhiều cholesterol
Thông thường, mật có đủ muối mật để hòa tan cholesterol bài tiết từ gan. Nhưng nếu trường hợp gan bài tiết quá nhiều cholesterol, vượt quá khả năng hòa tan của mật sẽ gây ứ đọng cholesterol dư thừa và lâu dần hình thành tinh thể, kết tinh lại tạo thành sỏi mật.
Mật chứa quá nhiều bilirubin
Bilirubin là chất được tạo ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ. Một số bệnh lý như xơ gan, rối loạn về máu, nhiễm trùng đường mật sẽ khiến gan tạo ra nhiều bilirubin và lượng bilirubin dư thừa sẽ tích tụ lại rồi hình thành nên sỏi mật.
Túi mật không được làm rỗng thường xuyên
Thỉnh thoảng, túi mật của bạn cần được làm rỗng. Nếu lúc nào túi mật cũng chứa đầy mật thì mật có thể sẽ bị cô đặc và góp phần vào việc hình thành sỏi mật.
Hình ảnh sỏi mật
Kích thước sỏi mật có thể dao động từ vài mm đến 1 – 2 cm. Tùy vào kích thước của sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị cho bệnh nhân.
Các loại sỏi mật
- Chiếm 80% là sỏi cholesterol hình thành do hàm lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật.
- Khoảng 20% còn lại là sỏi sắc tố mật hình thành khi nồng độ sắc tố mật bilirubin trong mật quá nhiều.
- Sỏi hỗn hợp: 30-70% thành phần là sỏi cholesterol, còn lại là sỏi sắc tố (bilirubin).
Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh sỏi mật
- Người thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn thường xuyên hoặc có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ.
- Người mắc các bệnh lý về gan (như viêm gan, xơ gan) là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của sỏi mật.
- Người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, các bệnh liên quan đến rối loạn về máu.
- Người có tiền sử gia đình mắc sỏi mật
- Người sử dụng các biện pháp giảm cân cấp tốc.
- Thừa cân, béo phì, lười vận động.
- Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp.
Triệu chứng sỏi mật
Thường không có dấu hiệu điển hình, chính vì vậy bệnh sỏi mật rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nếu không được thăm khám để loại trừ. Tuy nhiên, các cơn đau quặn bụng là dấu hiệu nhận biết của sỏi mật.
- Mức độ: Cơn đau thường dữ dội và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, theo từng cơn, không âm ỉ, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, toát mồ hôi.
- Vị trí: Chủ yếu đau nhiều ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức).
- Ngoài ra có trường hợp đau ở vùng bụng bên phải, khiến dễ lầm với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Thời điểm: Các cơn đau thường xuất hiện nhiều trong vài giờ sau khi ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau về đêm, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh.
- Nếu bệnh sỏi mật tiến triển sang giai đoạn nặng: bên cạnh những cơn đau quặn bụng, người bệnh còn có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, kèm rét run, ngứa da vàng da kèm nước tiểu vàng.
Biến chứng nguy hiểm khi bị sỏi mật
Sỏi mật rất phổ biến. Khoảng 20% phát triển thành các triệu chứng.
Nhưng nếu người bệnh không được kịp thời điều trị, sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm sau:
Tình trạng tắc nghẽn dịch mật nếu thường xuyên kéo dài sẽ dẫn đến:
- Viêm túi mật cấp: sỏi túi mật gây tắc mật và nhiễm khuẩn thứ cấp ở túi mật, có thể gây hoại tử túi mật, rò rỉ dịch mật, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Viêm mủ đường mật: nhiễm trùng đường mật (còn gọi là áp xe đường mật) thường xảy ra khi bị sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan.
- Viêm tụy do sỏi mật: tắc nghẽn dịch tụy đổ xuống đường tiêu hóa, gây ra viêm tụy cấp là biến chứng thường gặp khi bị sỏi mật.
- Áp xe gan-đường mật: đây là biến chứng sỏi mật nguy hiểm, cần được điều trị sớm do tình trạng ứ mật và nhiễm khuẩn có thể tạo thành các ổ áp xe nhỏ nằm rải rác trong gan.
- Nặng hơn là nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, xơ gan ứ mật gây phản ứng sốc…Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong
Các biện pháp điều trị bệnh sỏi mật
Ngay khi nhận biết các triệu chứng của cơn đau sỏi mật, cần tìm cách giảm bớt và chủ động điều trị sớm, trước khi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
– Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà nếu cơn đau không quá dữ dội
– Chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm đặt lên vùng bụng bị đau, xoa nhẹ nhàng, sức nóng tỏa ra sẽ giúp dịu cơn đau.
– Phẫu thuật hoặc dùng thuốc được bác sĩ chỉ định tùy từng thể bệnh
- Sỏi túi mật có thể chữa khỏi bằng cách phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi mật.
- Phương pháp phẫu thuật này thường được áp dụng vì sỏi có thể tái phát, số lượng sỏi nhiều và to.
- Khả năng tiêu hóa của người bệnh vẫn không bị ảnh hưởng sau khi cắt bỏ túi mật lấy sỏi.
– Sử dụng thuốc làm tan sỏi: Bác sĩ có thể chỉ định trong một số trường hợp nhận thấy việc phẫu thuật lấy sỏi gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Do tính chất phức tạp về cấu tạo, vị trí, dạng sỏi nên không có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Chỉ có sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các thuốc có thành phần tương tự như acid mật. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài và bệnh có thể tái phát khi ngưng sử dụng thuốc.
– Tán sỏi mật ngoài cơ thể:
- Phương pháp làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
- Trường hợp bị sỏi mật đơn độc cực dưới thận, có đường kính nhỏ hơn 2cm hay không thể lấy sỏi ra bằng phương pháp nội soi do sỏi kẹt trong ống mật và không phải sỏi canxi được điều trị bằng kỹ thuật tán sỏi mật ngoài cơ thể.
- Tỷ lệ thành công khoảng 60-90% sau vài tháng sử dụng thuốc làm hòa tan sỏi vụn khi tán sỏi.
LƯU Ý: Bệnh nhân bị sỏi mật cần phải kiêng ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn.
Phòng ngừa bệnh sỏi mật
- Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật hiệu quả nhất, mỗi người dân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
- Có chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ các bữa trong ngày, tuyệt đối không nên bỏ bữa hoặc nhịn đói thường xuyên.
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống với các chất dinh dưỡng phù hợp, tránh các thực phẩm nguy cơ làm nặng thêm tình trạng sỏi mật.
- Thận trọng dùng các thuốc có thành phần estrogen với những người có tiền sử điều trị sỏi mật.
Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và nặng thêm tình trạng sỏi mật. Do đó bệnh nhân cần tránh các thực phẩm sau:
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu: Các loại chất béo dạng no, hay transfat được gọi là chất béo xấu. Các thành phần này làm tăng nhanh cholesterol xấu, gây ra các cơn đau túi mật.
- Các đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như sỏi mật, đái tháo đường.
Bệnh nhân sỏi mật nên sử dụng thực phẩm chứa chất béo không no, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu lecithin sẽ giảm nguy cơ tiến triển sỏi mật.
Chi phí mổ sỏi mật
Các trường hợp sỏi mật thường không cần đến biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên nếu tình trạng có thể gây tắc mật cần các biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật.
Mức giá cuộc phẫu thuật sỏi mật như sau:
- Mổ nội soi để cắt túi mật: Từ 6 đến 8 triệu đồng.
- Mổ nội soi lấy sỏi từ ống mật chủ: 5 triệu đồng
Đây là 2 phương pháp phẫu thuật thường sử dụng, mức giá có thể chênh lệch tùy bệnh viện và bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không.