Hiện nay các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng. Không chỉ người già mà thanh niên hiện nay cũng đang ở mức báo động. Thuốc Sintrom 4mg hiện nay được sử dụng khá phổ biến cho những bệnh nhân mắc bệnh tim. Cùng Healcentral tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc Sintrom 4mg là gì ?
Thuốc Sintrom 4mg là thuốc thuộc nhóm chống kết dính tiểu cầu, chống kháng đông và tiêu sợi huyết.
Thuốc Sintrom do Novatis Farma S.P.A – Ý sản xuất. Thuốc được đăng ký bởi công ty cổ phần dược phẩm Eco với số đăng ký là GP10489.
Dạng bào chế: Thuốc Sintrom được nghiên cứu và bào chế theo dạng viên nén.
Thành phần chính: Acenocoumarol 4mg.
Quy cách đóng gói: Thuốc Sintrom được đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên.
Công dụng chính của thuốc Sintrom
Thuốc Sintrom được nghiên cứu và tìm ra những công dụng chính như:
- Điều trị các bệnh nhồi máu cơ tim, các bệnh tim gây tắc mạch, nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Thuốc Sintrom được dùng để dự phòng tái phát khi thay thế tiếp theo cho huyết khối trong ống thông, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật huyết kháng, huyết khối tĩnh mạch.
Chỉ định
Thuốc Sintrom được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Dùng cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi tiên phát và thuyên tắc phổi cần phải điều trị lâu dài bằng thuốc kháng đông.
- Dùng cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch chân.
- Dùng cho những bệnh nhân đã thay van tim cơ học.
- Dùng cho bệnh nhân bị bệnh tim gây tắc mạch như dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch.
- Dùng cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bị loạn nhịp tim.
Thành phần chính Acenocoumarol 4mg có tác dụng gì?
Tác dụng chính: Acenocoumarol 4mg có tác dụng để chống đông máu, ngăn ngừa và điều trị các huyết khối trong mạch máu.
Cơ chế tác dụng:
- Acenocoumarol có bản chất là vitamin K – có vai trò tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X.
- Acenocoumarol hoạt động ngăn chặn một phần vitamin K sử dụng lại ở gan.
- Acenocoumarol ngăn chặn và hình thành phát triển các huyết khối hay còn ức chế hình thành các yếu tố đông máu bằng cách tham gia vào quá trình khử của tại gan của vitamin K.
Cách sử dụng của thuốc chống đông máu Sintrom
Cách dùng
- Thuốc Sintrom được sử dụng bằng đường uống.
- Sử dụng thuốc bằng nước lọc, không được sử dụng thuốc cùng với các loại nước ngọt, nước có gas, nước có các chất kích thích sẽ làm giảm tác hiệu của thuốc.
- Uống thuốc Sintrom theo chỉ dẫn của bác sĩ và cố định vào một thời gian.
- Tránh việc sử dụng quá liều và quên liều thuốc.
- Thuốc Sintrom nên sử dụng vào buổi tối.
- Trong quá trình sử dụng thuốc Sintrom cần theo dõi INR để điều chỉnh liều dùng.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc sintrom được bác sĩ xác định dựa vào thời gian đông máu của bệnh nhân bằng xét nghiệm INR. Vì vậy, liều dùng tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau.
- Đối với người trưởng thành: Sẽ có liều dùng mỗi ngày khác nhau. Với 2 ngày đầu sử dụng 4mg/ ngày. Ngày tiếp theo cần phải đi kiểm tra để xác định liều dùng tiếp theo.
- Đối với trẻ nhỏ: Việc sử dụng thuốc Sintrom còn hạn chế. Nếu sử dụng cần phải theo dõi từ khi bắt đầu ở các cơ sở có chuyên môn.
- Đối với người cao tuổi: Liều dùng ban đầu sẽ ít hơn và chỉ bằng ½ hoặc ¾ của người trưởng thành.
Thuốc Sintrom có được dùng cho phụ nữ có tai và cho con bú không?
- Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì không sử dụng thuốc Sintrom sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi đặc biệt càng nguy hiểm hơn ở 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu sử dụng thuốc thì sẽ lm thai nhi bị dị tật hoặc có thể gây sảy thai.
- Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: không sử dụng cho con bú, nếu trường hợp cần thiết thì nên cho trẻ sử dụng thêm vitamin K.
Thuốc Sintrom 4mg có giá bao nhiêu?
- Thuốc Sintrom sau quá trình được thử nghiệm và kiểm định chặt chẽ thì đã cho ra thị trường dược phẩm với giá bán là 215.000 VNĐ / 1 hộp 30 viên.
- Giá bán của thuốc Sintrom có thể dao động khác nhau tại các cơ sở, tuy nhiên khách hàng nên chú ý đến giá bán niêm yết để tránh việc mua sản phẩm với giá chênh lệch lớn.
Thuốc Sintrom có thể mua ở đâu?
- Thuốc Sintrom đã được kiểm định và cấp giấy phép phân phối tại các nhà thuốc trên thị trường dược phẩm. Khách hàng có thể đến các nhà thuốc để mua khi được kê đơn do bác sĩ. Tuy nhiên, để giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, bạn có thể tham khảo tại các nhà thuốc online, những website bán hàng trực tuyến, shopping,.. Nhưng để tránh việc bạn mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng và nhà sản xuất trên bao bì.
- Bạn nên đến các nhà thuốc chất lượng và uy tín để tham khảo sản phẩm như: nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc An Khang, nhà thuốc IDC Pharma, và đặc biệt nhà thuốc online ITP Pharma sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng hơn hết. Vì ITP giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí được chăm sóc tận tình để mang lại cho khách hàng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý nhất.
Chống chỉ định
Thuốc Sintrom là thuốc có tác dụng đối với máu nên không phải ai cũng có thể sử dụng. Những đối tượng không được sử dụng thuốc như:
- Những đối tượng dị ứng và mẫn cảm với những thành phần của thuốc Sintrom.
- Những bệnh nhân bị suy gan nặng, suy thận nặng.
- Những đối tượng có nguy cơ bị chảy máu, bị thương tích trong tai nạn hoặc mổ liên quan đến mắt và thần kinh như nhổ răng.
- Những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và giãn tĩnh mạch thực quản.
- Những bệnh nhân đang bị loét dạ dày, tá tràng.
Tác dụng phụ
- Các tác dụng phụ thường gặp như: Sốt, phát ban, ngứa, buồn nôn, tiểu chảy, rụng tóc. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Có những tác dụng phụ ít gặp như: chảy máu cam, đau sưng bất thường, đột ngột khó thở, tê liệt, chóng mặt,…
- Trên đây chưa phải là toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc Sintrom đối với người dùng. Mỗi người có cơ địa khác nhau nên phản ứng của thuốc sẽ khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng thuốc Sintrom nếu có xảy ra triệu chứng nào bất thường thì đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý.
Lưu ý khi sử dụng thuốc uống Sintrom 4mg
- Để thuốc Sintrom tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.
- Không uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không được hoạt động mạnh hoặc va chạm gây chảy máu.
- Cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng do bác sĩ đã kê đơn.
- Tránh việc ăn kiêng để thay đổi trọng lượng của bạn và thay đổi lớn chế độ ăn uống.
- Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc Sintrom mà điều khiển phương tiện giao thông, máy móc cần chú ý.
Dược động học
- Hấp thụ: Thuốc Sintrom được hấp thụ qua các niêm mạc ruột dẫn đến epoxyd reductase bị ức chế, các enzym tham gia vào hoạt động vitamin K.
- Chuyển hóa: bởi vì thuốc có bản chất là acid và có liên kết mạnh với albumin nên khi xảy ra tương tác thuốc tác động lên chuyển hóa ở gan hoặc cạnh tranh liên kết albumin nên gây nguy cơ chảy máu.
- Thải trừ: những yếu tố phụ thuộc vào thuốc có thời gian bán thải lớn giờ nên tác dụng của thuốc cũng có tác dụng từ 8 đến 11 giờ.
Tương tác thuốc
Trước khi sử dụng thuốc Sintrom bệnh nhân cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng ra cho bác sĩ để tránh khỏi các phản ứng tương tác thuốc.
- Những loại thuốc khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm nồng độ Sintrom như: Thuốc chống co giật (carbamazepine), thuốc chữa lao (rifampin), các loại thuốc ngủ (secobarbital, phenobarbital),..
- Những loại thuốc khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng nồng độ Sintrom như: các loại kháng sinh (ofloxacin, ciprofloxacin, tetracycline, norfloxacin), thuốc hạ đường huyết (nicardipine), thuốc trị tiểu đường (pioglitazone, sulfonamide), thuốc cảm, thuốc chống đông khác như (enoxaparine, heparine), thuốc hạ huyết áp (nicardipine),..
Bệnh nhân có thể sử dụng những thực phẩm có chứa vitamin K nhưng nên hạn chế và có chế độ ăn phù hợp và ổn định.
Xử lý quá liều và quên liều
Quá liều
- Khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều sẽ có những triệu chứng như: bầm tím, nôn ra máu, ho ra máu, nhức đầu, đau bụng, phân màu đỏ hoặc đen, chảy máu mũi , lợi,…
- Khi xuất hiện các triệu chứng trên thì cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Quên liều
- Trong trường hợp quên liều trong vòng 8 giờ thì bệnh nhân có thể uống bù liều đã quên. Nếu đã vượt quá thời gian này thì bệnh nhân bỏ qua điều đó và uống liều tiếp theo đúng giờ.
- Không được sử dụng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên sẽ dẫn đến trường hợp quá liều.
- Nếu quên liều thì bệnh nhân nên ghi nhớ vào để thông báo cho bác sĩ đang điều trị cho mình.
Trên đây là một số thông tin về thuốc chống đông máu Sintrom 4mg mà HealCentral gửi đến độc giả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin chất lượng, bổ ích.
Xem thêm:
Thuốc chống đông pha cấp Heparin: cơ chế tác dụng, phân loại