[Chia Sẻ] Sâm Cau: Phân loại, tác dụng, cách ngâm rượu đúng cách

Đánh giá post

Sâm Cau là một loại dược liệu tốt cho phái mạnh, tăng cường chức năng sinh lý đàn ông và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nam khoa. Những thông tin cơ bản nhất về dược liệu này sẽ được Heal Central gửi đến độc giả ngay sau đây.

Thông tin cơ bản về cây Sâm Cau

Tên gọi, nguồn gốc, phân bố

Tên khoa học của Sâm Cau là Curculigo orchioides thuộc họ Hạ trâm (Hypoxidaceae). Các tên gọi khác ở Việt Nam là ngải cau, cồ nốc lan, tiên mao, nam sáng ton, bồng bồng. Vì dược liệu có tác dụng như thuốc bổ nên dân gian gọi là sâm, cộng với việc là giống lá cau nên có tên gọi là Sâm Cau.
Sâm Cau mọc rất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nước bán đảo Đông Dương. Ở Việt Nam loại này khá là hiếm do sự khai thác quá nhiều ở khoảng thời gian những năm 1975-1980. Chỉ được tìm thấy rải rác ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang.
Sâm cau là loại thực vật ưa sáng và ẩm, vì vậy chúng thường mọc trên những vùng đất khá màu mỡ, không mọc trên những vùng đất khô hay là thiếu điều kiện sinh trưởng. Thung lũng, chân núi đá vôi sẽ là nơi mà bạn có thể tìm thấy dược liệu này.

Hình ảnh cây Sâm Cau
Hình ảnh cây Sâm Cau

Đặc điểm thực vật

Sâm Cau thuộc loại cây thảo cao khoảng 25-30 cm. Lá cây hình mũi mác, mọc ra từ thân rễ và xếp nếp như lá cau. Bẹ lá to, dài cuống lá chiếm một nửa chiều dài lá Phần thân rễ cắm sâu xuống đất. Ở dạng củ, sâm cau chia đốt và có vỏ màu nâu đen, thân không phân nhánh. Thân rễ hình trụ thẳng dài mang nhiều rễ phụ. Cụm hoa có 3-5 hoa màu vàng, là hình trái xoan, đài 3 răng có lông, bầu hình thoi. Quả thuôn dài gần 1,5 cm, hạt phình ở đầu.

Quá trình thu hái

Bộ phận để dùng thuốc của cây sâm cau là củ.
Vào những tháng 10, 11, người dân sẽ tiến hành đi đào lấy củ về ở các vùng thung lũng, vách suối,.. Sau khi thu hoạch xong tiến hành loại bỏ rễ con mọc bám ở thân rễ. Rửa sạch củ và cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm trong nước gạo hoặc các loại nước khác an toàn để khử độc. Sau khi ngâm xong, tiến hành vớt ra rồi thái mỏng, phơi khô. Dược liệu cũng có thể sử dụng để ngâm rượu để làm thuốc bổ sau khi thái mỏng.

Phân biệt Sâm Cau thật và cây Bồng Bồng (Sâm Cau đỏ)

Theo thầy Nghiêm Đức Trọng – giảng viên môn dược liệu trường Đại Học Dược Hà Nội thì hầu hết các hình ảnh Sâm Cau trên google (hơn 50%) đều là cây Bồng Bồng hay còn được gọi là Sâm Cau đỏ.
Hiện nay, một số loại Sâm Cau trên thị trường đang được chào bán phổ biến hay ở một số điểm du lịch hay mua từ một số người dân thì đều là rễ của một số loại cây của họ Huyết Giác. Mà chủ yếu là cây Bồng Bồng với tên khoa học là Dracaena angustifolia và một loại cây nữa cũng gọi tên là bồng bồng hay huyết giác nam bộ với tên khoa học là Dracaena cochinchinensis.
Cả 2 loại chỉ có một số tác dụng giúp lợi tiểu, nhuận tràng, chữa lỵ và đều không được nhắc đến trong y học cổ truyền có tác dụng bổ cương dương. Hơn nữa, độc tính ở trong 2 loại còn được xác định có nồng độ lên đến 175mg/kg, độc tính này có làm xảy thai cho động vật thí nghiệm.
Tuy các thông tin trên chỉ là những thông tin trong các tài liệu từ ngày xưa chưa được khoa học nghiên cứu và công bố cụ thể. Nhưng việc sử dụng cây Bồng Bồng gắn mác cho nó là Sâm Cau đỏ hay Sâm cau nếp là không đúng, do đó bạn cần hết sức lưu ý khi lựa chọn cũng như sử dụng Sâm Cau để ngâm rượu hay làm thuốc.

Hình ảnh rễ cây Bồng Bồng có màu đỏ
Hình ảnh rễ cây Bồng Bồng có màu đỏ

Thông tin về vị thuốc Sâm Cau

Tính vị

Sâm Cau có tính ấm, hơi cay và khá ngọt nhưng lại độc. Vì thế nên người ta sau khi thu hoạch xong lúc nào có phải có một bước ngâm để khử độc.
Theo Điền Nam bản thảo, có vị cay và mặn.
Theo Cương mục, có tính nhiệt.

Quy kinh

Sâm Cau quy kinh vào thận và can theo Trung dược học và Điền Nam bản thảo.
Theo Bản thảo tái tân, quy kinh vào phế, thận.

Công dụng

  • Chữa liệt dương, rối loạn sinh lí, xuất tinh sớm ở nam giới.
  • Ôn thận, bổ gân cốt, phòng trừ hàn thấp.
  • Phụ nữ tiểu đục, bạch đới.
  • Người bị suy nhược thần kinh, khó khăn trong vận động.
  • Người già, người cao tuổi bị đái són, kém ăn, tê thấp.
  • Rễ cây điều trị các bệnh về da như lở loét, nổi mẩn,…

Sâm Cau chứa các thành phần nào?

Theo các nghiên cứu, sâm cau ngoài việc chứa những hoạt chất có tác dụng trực tiếp đến sinh lý phái mạnh, còn có một số thành phần khác, cụ thể:

  • Curculigin A: kích thích ham muốn tình dục ở nam giới, tăng cường sản sinh testosterone.
  • Cycloartane: tăng  cường sản xuất nội tiết tố, hormone nam như curculigin A. Tăng cường chức năng thận.
  • Phenolic: là một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương do các kim loại nặng hay gốc tự do. Phenolic ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, giúp tăng tuần hoàn máu, giảm bớt các chứng đau đầu, căng thẳng do stress công việc. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dùng.
  • Alkaloid: tác dụng lên hệ thần kinh, có khả năng hạ huyết áp, chống ung thư.
  • Saponin, Phytosterol: ức chế khả năng tái hấp thu cholesterol máu, làm giảm tối đa nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch.
    Hình ảnh Sâm Cau đen
    Hình ảnh Sâm Cau đen

Công dụng của cây Sâm Cau

  • Tăng cường ham muốn, kích thích tuyến sinh dục, cải thiện khả năng quan hệ.
  • Điều trị yếu sinh lý, di tinh, xuất tinh sớm cùng các bệnh liên quan.
  • Kích thích sản sinh tinh trùng, tăng chất lượng tinh trùng, điều trị vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
  • Làm giảm các triệu chứng đau nhức toàn thân, tê mỏi tay chân, xương khớp do lạnh kinh niên.
  • Bài thuốc hồi sức, bồi bổ cơ thể cho người bị suy nhược.

Đối tượng sử dụng

  • Nam giới cần cải thiện khả năng tình dục, tăng cường ham muốn.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh ở các đấng mày râu.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch cho cả nam và nữ.
  • Điều trị loãng xương ở một số bệnh nhân đặc biệt là nam giới.
  • Giải độc, hạn chế quá trình lão hóa, bảo vệ hệ thần kinh một cách tốt nhất.
  • Hạ huyết áp ở những người bị huyết áp cao, hạ đường máu.
  • Phái mạnh không bị bệnh cũng có thể sử dụng sâm cau

Cách dùng cây Sâm Cau

Có thể sử dụng để sắc thuốc uống, sử dụng 1 tuần vài lần để nâng cao sức đề kháng cũng như, cải thiện thể trạng.
Nhưng cách Sâm Cau thường được dùng nhất chính là ngâm với rượu để chữa trị các bệnh sinh lý ở nam giới. Ngoài ra dược liệu còn có thể kết hợp với các dược liệu khác trong nhiều bài thuốc cổ truyền mà chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp sau đây.

Hình ảnh Sâm Cau thái nhỏ
Hình ảnh rễ cây Bồng Bồng thái nhỏ mà mọi người hay nhầm là Sâm Cau

Bài thuốc dân gian từ cây Sâm Cau

Điều trị yếu sinh lý, giảm ham muốn, lạnh nhạt ở nam giới
Chuẩn bị khoảng 6g dược liệu khô, bổ sung thục địa, ba kích, hồ đào nhục mỗi thảo dược khoảng 7-8 g. Tiến hành đun, sắc thuốc hỗn hợp trên và uống trong 2-3 ngày.
Bài trừ phong thấp, thần kinh suy nhược
Thái nhỏ 50g sâm cau và để khô. Tiến hành ngâm trong khoảng 1 chai rượu trắng nhỏ khoảng 150ml trong 1 tuần. Dùng để uống 2-3 lần mỗi ngày.
Chữa đau nhức xương khớp, tê mỏi toàn thân
Ngoài sâm cau cần chuẩn bị thêm hà thủ ô đỏ, hy thiêm thảo. Thái nhỏ toàn bộ rồi ngâm với 0,5 lít rượu trắng trong 2-3 tuần. Ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn.
Chữa sốt xuất huyết
Sâm Cau khoảng 20g, bổ sung thêm 12g cỏ mực, trắc bá diệp và chi tử mỗi vị 10g. Tiến hành sắc thuốc để uống.
Bồi bổ cơ thể
Thái nhỏ 15g sâm cau cho vào nước sôi đun lên uống trong ngày như trà có thể giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe.

Hình ảnh rễ cây Sâm Cau
Hình ảnh rễ cây Sâm Cau

Hướng dẫn ngâm rượu từ cây Sâm Cau

Chuẩn bị

  • Chọn bình rượu để ngâm: bình thủy tinh hoặc sứ, có dung tích từ 10 đến 15 lít. Bình sành là một lựa chọn khá tốt được nhiều người sử dụng hiện này vì nó có dáng vẻ khá cổ đồng thời tác dụng ngâm giữ rượu vẫn rất tốt.
  • Chọn sâm cau: củ dài to, vỏ màu đỏ bên trong màu trắng như củ sắn, mua tại những nơi bán dược liệu uy tín.
  • Chọn rượu: rượu tự nấu vào khoảng 40 độ sẽ là hợp lý về giá cả cũng như chất lượng nhất.

Chế biến

Củ sâm cau như đã nhắc đến ở trên có tính độc, nên điều đầu tiên cần làm chính là khử độc dược liệu này. Có 3 cách để bạn có thể tự khử độc sâm cau tại nhà:
Ngâm vào nước vo gạo nhiều lần, mỗi lần 3-4 tiếng hoặc để cả đêm. Lặp đi lặp lại nhiều lần để sâm cau được sạch nhất.
Ngâm vào nước sạch, mỗi lần 2-3 tiếng cho đến khi nước không còn trắng đục.
Một cách dân gian khá công phu và cầu kỳ là “cửu chưng cửu sái”. Đây là một cách làm mà bạn phải hấp rồi phơi khô rất nhiều lần. Lặp lại đủ 9,10 lần thì vùi sâm cau trong đường cát để cất giữ và bảo quản.

Cách ngâm sâm cau tươi

Sau khi mua sâm cau về, dùng bàn chải đánh răng rửa sạch toàn bộ đất dính ở bề mặt vỏ dược liệu. Tiến hành khử độc bằng một trong ba cách ở trên, thường thì sử dụng cách ngâm vào nước vo gạo để dễ dàng tiến hành và đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi khử độc xong, để ráo nước rồi cho vào bình rượu, chuẩn bị theo tỉ lệ 1kg sâm cau tươi thì cần 3 lít rượu. Cho rượu vào bình rồi đậy kín nắp, đợi 2-3 tuần là có thể lấy ra sử dụng.
Một lưu ý nho nhỏ ở đây đó chính là rượu nhẹ không hợp với sâm cau. Vì vậy rượu tầm 40-45 độ chính là thích hợp nhất để hòa tan hoàn toàn các dưỡng chất có trong sản phẩm.

Hình ảnh Rượu Sâm Cau
Hình ảnh Rượu Sâm Cau

Ai không nên dùng Sâm Cau

  • Trong những ngày thời tiết nóng nực không nên sử dụng sâm cau vì nó có tính nhiệt.
  • Những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng sâm cau.

Tác dụng phụ của cây Sâm Cau

Sâm Cau có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, cụ thể:

  • Khô họng, khát nước, khan cổ.
  • Chóng mặt, nặng đầu, đau đầu.
  • Ửng đỏ da, gò má, lên cơn sốt cao, người nóng ran.
  • Mất ngủ, đổ mồ hôi trộm.
  • Táo bón, ăn uống kém, suy nhược cơ thể.

Trên đây không phải là toàn bộ các tác dụng phụ của sâm cau. Mặc dù các dược liệu nói chung đều được đánh giá là an toàn cho người sử dụng nhưng vẫn phải cẩn thận khi dùng. Khi gặp ngay các triệu chứng bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Xem thêm dược liệu tăng cường sức khỏe sinh lý:
Nhục Thung Dung có tác dụng gì? Hướng dẫn cách ngâm rượu

Những chú ý khi sử dụng Sâm Cau

  • Không dùng sâm cau ở những đối tượng âm hư hỏa vượng.
  • Mặc dù được biết đến với tác dụng bồi bổ sức khỏe, nhưng không nên lạm dụng quá mức ở những người có thể trạng yếu.
  • Dùng đúng liều lượng được chỉ dẫn, dùng với tần suất cao trong một thời gian dài có thể gây nên tiêu hao tinh thần, sức khỏe.
  • Dược liệu không hoàn toàn thay thế được thuốc chữa bệnh, chỉ bổ sung các chất cần thiết để hỗ trợ việc điều trị.
  • Cơ địa hấp thu dược liệu của mỗi người là khác nhau, cho nên tác dụng không phải lúc nào cũng là như ý nhất.

Chung quy lại, Sâm Cau là một loại dược liệu rất tốt cho phái mạnh có nhu cầu tăng cường sinh lý cũng như là dùng cho những người cần tăng cường thể trạng, cải thiện sức khỏe. Việc chọn mua sâm cau rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Hãy tìm mua sâm cau ở những nơi uy tín để có cho mình được nguồn thảo dược an toàn nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể gọi đến hotline ở góc màn hình hoặc nhắn tin với fanpage, Dược sĩ đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Hình ảnh củ Sâm Cau
Hình ảnh củ Sâm Cau

Xem thêm dược liệu tăng cương sinh lực nam giới:
Dâm Dương Hoắc có tác dụng gì? Cách ngâm rượu đúng cách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây