Rupafin là thuốc gì?
Rupafin là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như dị ứng, nổi mày đay. Thuốc Rupafin được bào chế với thành phần chính có tác dụng dược lý là Rupafin.
Các dạng thuốc Rupafin trên thị trường
Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 2 dạng chế phẩm của Rupafin là Rupafin dạng viên nén và Rupafin dạng dung dịch uống.
Viên nén Rupafin
Viên nén Rupafin là một dạng chế phẩm của Rupafin có mặt trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính có tác dụng dược lý là Rupatadin, mỗi viên nén Rupafin bao gồm:
Rupatadin có hàm lượng là 10mg
Một số tá dược:
Lactose có vai trò là một tá dược độn.
Tinh bột ngô hồ hóa có vai trò là một tá dược dính.
Cellulose vi tinh thể có vai trò là tá dược độn đồng thời cũng là tá dược rã giúp viên nén rã nhanh hơn sau khi uống.
Magie stearat là một tá dược trơn, tạo độ trơn chảy trong quá trình bào chế thuốc.
Màu đỏ oxid sắt, màu vàng oxid sắt là các tá dược tạo màu.
Viên nén Rupafin được đóng trong hộp 10 viên, mỗi hộp có 1 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
Viên nén Rupafin được sản xuất bởi công ty ITALFARMACO, S.A. của Tây Ban Nha, và được đăng ký bởi công ty Hyphens Pharma Pte, Ltd của Singapo.
Dung dịch uống Rupafin
Dung dịch uống Rupafin là một dạng chế phẩm của Rupafin có mặt trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch với thành phần chính có tác dụng dược lý là Rupatadin. Dung dịch Rupafin được đóng vào chai 120ml, mỗi chai bao gồm:
Rupatadin có hàm lượng là 120mg ( tồn tại trong thuốc dưới dạng Rupatadin fumarat ).
Mộ số tá dược khác như:
Acid citric có tác dụng điều chỉnh pH cũng như bảo vệ dược chất trong hỗn dịch.
Hương liệu chuối là tá dược điều hương, giúp hỗn dịch có hương vị dễ chịu.
Màu vàng Quinolin E-104 là tá dược tạo màu.
Methyl parahydroxybenzoat là tá dược có vai trò bảo quản sản phẩm.
Ngoài ra còn một số tá dược khác như: Natri saccarin, dinatri phosphat, PG, nước tinh khiết sao cho vừa đủ 1 chai.
Dung dịch Rupafin được sản xuất bởi công ty ITALFARMACO, S.A. của Tây Ban Nha, và được đăng ký bởi công ty Hyphens Pharma Pte, Ltd của Singapo.
Số đăng ký thuốc Rupafin
Thuốc Rupafin dạng viên nén có số đăng ký là: VN- 19193 – 15
Thuốc Rupafin dạng dung dịch uống có số đăng ký là: VN2 – 504 – 16.
Thuốc Rupafin có tác dụng gì?
Thuốc Rupafin được bào chế với thành phần chính có tác dụng dược lý là Rupatadin, đây là một chất kháng histamin toàn thân. Rupatadin là một thuốc kháng histamin có tác dụng kéo dài và đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi.
Ở các thử nghiệm lâm sang đã cho thấy, Rupatadin có thể dễ dàng làm giảm triệu chứng trong tình trạng nổi mày đay, có tác dụng giảm ngứa sau khoảng 4 tuần điều trị và không thấy tác dụng phụ trên tim mạch.
Dược động học của Rupafin
Hấp thu: Rupatadin được hấp thu một cách nhanh chóng ngay sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh Cmax trong máu sau khoảng 45 phút. Ảnh hưởng của thức ăn đến việc hấp thu Rupatadin là không có ý nghĩa lâm sàng.
Phân bố: Rubatadin có khả năng liên kết với protein trong máu rất cao ( khoảng 98% đến 99% ).
Chuyển hóa: thuốc chủ yếu đươc chuyển hóa bởi enzym CYP450 ở gan mà cụ thể là enzym CYP3A4 và gần như bị chuyển hóa hoàn toàn.
Thải trừ: có khoảng 35% lượng thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa, có khoảng 61% lượng thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể bằng phân dưới dạng chất chuyển hóa.
Chỉ định của thuốc Rupafin
Thuốc Rupafin dạng viên nén
Thuốc Rupafin dạng viên nén được chỉ định để điều trị các tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Thuốc Rupafin dạng dung dịch uống
Thuốc Rupafin dạng dung dịch uống được chỉ định để điều trị các tình trạng viêm mũi dị ứng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.
Cách sử dụng thuốc Rupafin
Cách dùng
Viên nén Rupafin
Thuốc được dùng theo đường uống, bạn có thể uống nó với 1 cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
Bạn nên uống nguyên vẹn cả viên, không nên bẻ, nhai, nghiền viên trong quá trình uống để đảm bảo thuốc có thể phát huy được đúng tác dụng của nó.
Thuốc có thể được dùng cùng bữa ăn hoặc không.
Dung dịch Rupafin
Đầu tiên, để mớ chai thuốc, chúng ta xoay nắp chai theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Sau đó lấy xi lanh chọc vào của ở nút chai và lộn ngược chai xuống.
Sau đó hút lấy một lượng thuốc vừa đủ theo liều đã được chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ uống thuốc trực tiếp từ xi lanh trên.
Sau khi uống xong cần rửa sạch xi lanh để sử dụng cho lần uống tiếp theo
Thuốc có thể được uống cùng bữa ăn hoặc không.
Liều dùng
Viên nén Rupafin
Đối với người lớn và thanh thiếu niên tử 12 tuổi trở lên: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Đối với người già: Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.
Đối với bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận: Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho đối tượng này.
Dung dịch uống Rupafin
Liều dùng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi có cân nặng từ 25kg trờ lên: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 5ml.
Đối với trẻ em dưới 25kg: Người ta vẫn chưa biết được về hiệu quả cũng như độ an toàn của thuốc ở đối tượng này, do đó không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 25kg.
Dung dịch Rupafin được khuyến cáo là không nên sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Đối với bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận: Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho đối tượng này.
Tác dụng phụ của thuốc Rupafin
Viên nén Rupafin
Một nghiên cứu lâm sang ở hơn 2000 bệnh nhân sử dụng viên nén Rupatadin, trong đó có 120 người đã sử dụng thuốc ít nhất 1 năm. Các tác phụ thu được trong nghiên cứu lâm sàng là:
Nhiễm khuẩn và ký sinh: Một số ít bệnh nhân đã bị viêm mũi, viêm hầu họng trong quá trình sử dụng thuốc.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: có một số ít bệnh nhân có cảm giác thèm ăn trong quá trình sử dụng thuốc.
Rối loạn hệ thần kinh trung ương: tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, một số ít bệnh nhân bị mất tập trung.
Rối loạn tiêu hóa: Một số ít bệnh nhân bị khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy, khó riêu, táo bón trong quá trình sử dụng thuốc.
Rối loạn da và mô dưới da: phát ban.
Rối loạn cơ xương: một số ít bệnh nhân có tình trạng đau lưng, viêm khớp, đau cơ trong quá trình sử dụng thuốc.
Dung dịch uống Rupafin
Đã có thử nghiệm lâm sàng về việc sử dụng dung dịch uống chứa Rupatadin trên hơn 370 bệnh nhân nằm trong độ tuổi 6-11 tuổi, trong đó có 180 bệnh nhân sử dụng giả dược. Các tác dụng không mong muốn thu được trong thử nghiêm lâm sàng là:
Nhiễm trùng và ký sinh: tác dụng phụ thường gặp nhất ở nhóm này là nhiễm trùng đường hô hấp trên, ngoài ra còn có một số nhỏ bệnh nhân bị cúm.
Rối loạn hệ thần kinh trung ương: tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu, buồn ngủ, ngoài ra còn có một số ít bệnh nhân bị chóng mặt.
Rối loạn da và mô dưới da: một số ít bệnh nhân bị chàm dị ứng.
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào đã được nêu trên thì thông báo ngay cho bác sĩ để được giải quyết kịp thời.
Chống chỉ định của thuốc Rupafin
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho những bệnh nhân bị quá mẫn với Ruoatadin hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.
Thận trong trọng việc dùng thuốc cho các bệnh nhân có khoảng QT kéo dài.
Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị giảm kali huyết mà không điều chỉnh được.
Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị loạn nhịp tim như nhịp tim chậm.
Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.
Không nên dùng thuốc Rupafin dạng viên nén cho các bệnh nhân không dung nạp galactose do trong thuốc có chứa tá dược lactose.
Tương tác của Rupafin với các thuốc khác
Không nên sử dụng đồng thời Rupatadin với các thuốc cứ chế CYP3A4 như ketoconazol, erythromycin việc phối hợp này có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương lên nhiều lần, dẫn đến xảy ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của thuốc.
Khi sử dụng Rupatadin đồng thời với nước bưởi có thể làm nồng độ trong huyết thanh của máu tăng lên khoảng 3 đến 4 lần, gây ra các phản ứng bất lợi của thuốc. Do đó không nên dùng đồng thời thuốc với nước bưởi.
Thận trong trong việc sử dụng đồng thời Rupatadin với các thuốc giảm đau trung ương do có thể xảy ra các tương tác có hại.
Phụ nữ có thai, cho bon bú sử dụng Rupafin được không?
Phụ nữ có thai
Hiện nay có rất hạn chế các dữ liệu về việc sử dụng Ruparadin ở phụ nữ có thai, trong các dự liệu này người ra không thấy có tác dụng phụ của thuốc trên phụ nữ có thai hoặc thai nhi. Cho đến hiện tại vẫn chưa có thêm bất kỳ một nghiên cứu dịch tễ nào liên quan đến việc sử dụng Rupatadin trên phụ nữ có thai, do đó cần thật thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. Tốt nhất các bà mẹ đang mang thai không nên sử dụng Rupafin, trừ khi lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn nguy cơ mà nó có thể gây ra.
Phụ nữ cho con bú
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Rupatadin có khả năng bài tiết vào sữa ở động vật cho con bú, tuy nhiên người ta vẫn chưa biết điều này có đúng ở người hay không. Do đó các bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng Rupafin. Trong các trường hợp thực sự cần thiết bắt buộc phải sử dụng thì các bà mẹ nên dừng cho trẻ bú sữa và cung cấp sữa cho trẻ bằng sữa ngoài.
Thuốc Rupafin giá bao nhiêu?
Thuốc Rupafin dạng viên nén hộp 10 viên hiện nay trên thị trường có giá là: 74000 VND/ hộp.
Thuốc Rupafin mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua các dạng chế phẩm của thuốc Rupafin ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc, các nhà thuốc uy tín mà bạn có thể tìm mua sản phẩm như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc inbox trực tiếp với Page.