Rodogyl là một kháng sinh được sử dụng rất phổ biết hiện nay với khả năng tác dụng tốt trên các vi khuẩn đường miệng, giả quyết các vấn đề về răng miệng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại đối với cơ thể. Bạn đang có nhu cầu cần sử dụng Rodogyl, bạn đang quan tâm tới sản phẩm này, tuy nhiên nhiều người sử dụng Rodogyl nhưng chưa thật sự hiểu được Rododyl là thuốc gì? Cần phải lưu ý gì trong quá trình sử dụng nó? Bài viết dưới Heal central đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về kháng sinh Rodogyl để có thể sử dụng nó một cách hiệt quả và an toàn.
Rodogyl Sanofi Aventis là thuốc gì?
Rodogyl được biết đến là thuốc kháng sinh dùng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, gồm 2 thành phần chính là Metronidazol 125mg và Spiramycin 750000IU, được sản xuất bởi nhà sản xuất Sanofi (Pháp), và sản xuất ở Ý.
Kháng sinh Rodogyl dược bào chế dưới dạng viên nén, được đóng gói bằng hộp 20 viên, mỗi hộp 2 vỉ, mỗ vỉ 10 viên.
Rodogyl có tác dụng gì?
Kháng sinh Rodogol là một dạng kháng sinh kết hợp của 2 kháng sinh khác nhau là Metronidazol và Spiramycin, nên có phổ kháng khuẩn và hoạt lực kháng khuẩn khá mạnh tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.
Metronidazol
Metronidazol là một kháng sinh thuộc dẫn xuất của nitroimidazol có tác dụng toàn thân, có tác dụng chống độc và kháng khuẩn có hiệu quả với Trichomonas vagis và các động vật nguyên sinh khác bao gồm Entamoeba histolytica và Giardiar lamblia, tác dụng lên các vi khuẩn kỵ khí gram âm và không có tác dụng trên các vi khuẩn ưa khí
Mặt khác, Metronidazol còn có tác dụng tốt với cả thể cấp và thể mạn của amip trong và ngoài ruột, tuy nhiên thuốc sẽ có tác dụng yếu hơn đối với lỵ amip thể mạn ở ruột do thuốc ít xuống đại tràng.
Cơ chế tác dụng của Metronidazol: Nhóm nitro của metronidazol bị khử bởi ferredoxin là một protein có tính oxy hóa khử cao có trong hydrogenosome trong tế bào các động vật nguyên sinh, khi đó nhóm -NO2 sẽ bị khử thành nhóm -NO là một nhóm có tính oxy hóa cao và rất độc với tế bào. Metronidazol ở dạng khử này tấn công và làm mất cấu trúc xoắn của ADN, tiêu diệt các vi khuẩn và các sinh vật đơn bào.
Spiramycin
Spiramycin là một kháng sinh thuốc nhóm Macrolid có phổ kháng khuẩn và hiệu lực mạnh, nhạy cảm trên nhiều loại vi khuẩn hiếu khí cả gram âm và gram dương như streptococus, staphylococus, …, Spiramycin còn tác dụng trên cả Toxoplasma gondii.
Spiramcin là một kháng sinh Macrolid vừa có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp vừa có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao.
Chỉ định của thuốc Rodogyl
Rodogyl là một kháng sinh kết hợp của metronidazol vs spiramycin và được chỉ định chính cho các trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng:
Được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng răng miệng cả thể cấp tính và thể mạn tính hoặc các trường hợp nhiễm trùng có thể tái diễn như apxe răng, viêm miệng, viêm nướu, viêm tấy.
Ngoài ra Rodogyl còn được dùng trong dự phòng nhiễm trùng cục bộ ở răng miệng sau khi thực hiện các phẫu thuật nha khoa.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Rodogyl
Cách dùng
Rododyl là dạng viên nén được dùng theo đường uống.
Liều dùng
Rodogyl có 2 chỉ định chính là điều trị các nhiễm trùng ở miệng và dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật nha khoa.
Điều trị chưa các bệnh nhiễm trùng tại miệng
Đối với người lớn: mỗi ngày uống 4-6 viên, có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày ( 2-3 lần, có thể uống trong các bữa ăn để người dụng có thể dễ nhớ và tuân thủ điều trị ), nếu trong các trường hợp nặng hơn có thể tăng liều dùng lên đến 8-9 viên/ ngày.
Đối với trẻ em độ tuổi 5-10 tuổi: uống 2 viên/ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần 1 viên vào các bữa ăn.
Đối với trẻ em độ tuổi 10-15 tuổi: uống 3 viên/ngày chia làm 3 lần uống, mỗi lần 1 viên vào các bữa ăn.
Điệu trị dự phong nhiễm khuẩn răng miệng sau khi thực hiện các phẫu thuật nha khoa:
Đối với người lớn: mỗi ngày uống 4-6 viên, chia ra 2 hoặc 3 lần uống.
Đối với trẻ em độ tuổi 5-10 tuổi: uống 2 viên/ngày chia làm 2 lần uống mỗi lần 1 viên.
Đối với trẻ em độ tuổi 10-15 tuổi: uống 3 viên/ngày chia làm 3 lần uống, mỗi lần 1 viên.
Tham khảo thêm: Kháng sinh Metronidazole: Tác dụng, cơ chế diệt khuẩn, thận trọng khi sử dụng
Tác dụng phụ của thuốc Rodogyl
Các tác dụng phụ của metronidazol
Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm pancytop (rất hiếm)Rối loạn trẩm cảm tủy xương như thiếu máu bất sản ( không biết)
Lớp hệ thống miễn dịch:
- Sốc phản vệ ( rất hiếm)
- Phù mạch, nổi mề đay, sốt ( không biết )
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn ( không biết )
Rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần, bao gồm cả ảo giác ( rất hiếm )
Rối loạn hệ thần kinh:
- Bệnh não ( như nhầm lẫn, sốt, nhức đầu, rối loạn thị giác ), các hội chứng tiểu não bán cấp, các tác dụng không mong muốn này rất hiếm xảy ra và có thể giải quyết bằng việc dừng thuốc.
- Buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, có giật.
- Trầm cảm, dị ứng, có thể giả quyết bằng cách giảm liều hoặc dừng thuốc.
Rối loạn mắt: Cận thị, loạn thị ( rất hiếm )
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (không biết )
Rối loạn gan mật: Chức năng gan bất thường, viêm gan ứ mật, vàng da, viêm tụy, rất hiếm xảy ra và có thể giả quyết bằng cách ngừng thuốc.
Rối loạn ra và mô dưới da: Nổi mụn mủ, nổi mẩn da, ngứa, đỏ bừng ( rất hiếm ), ban đỏ ( không biết )
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: Đau cơ, đau khớp ( rất hiếm )
Rối loạn thần và tiết niệu: Nước tiểu sẫm màu ( rất hiếm )
Các tác dụng phụ của Spiramycin
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Rối loạn da và mô dưới da: Nổi mẩn, mề đay, ngứa, đỏ bừng.
Rối loạn gan mật: Xét nghiệm có chức năng gan bất thường, vàng da ứ mật ( rất hiếm )
Rối loạn hệ thống màu và bạch huyết: Thiếu máu tán huyết ( rất hiếm )
Ghi chú: rất hiếm – tỷ lệ xảy ra dưới 1/10000
Không biết – không biết tần xuất xảy ra dựa trên cơ sở dự liễu có sẵn
Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh Zithromax 200mg/5ml dùng cho trẻ em có được không?
Tương tác thuốc của Rodogyl với các thuốc khác
Các tương tác thuốc của metronidazol:
Thận trọng khi sử dụng cùng với các thuốc sau:
Lithium: đã có các chứng minh việc sử dụng đồng thời metronidazol và lithium có thể gây tổn thương lên thận, trước khi dùng metronidazol nên giảm dần hoặc ngừng sử dụng lithium. Trong trường hợp các bệnh nhân đang điều trị bằng lithium trong khi đang sử dụng metronidazol cần phải theo dõi thường xuyên nồng độ của lithium, creatinin và các chất điệ giải trong huyết tương.
Thuốc chống đông máu: thận trọng khi dùng metronidazol với cá thuốc chống đông máu loại wafarin, nên giảm liều của thuốc dùng sau.
Disulfiram: đã được chứng minh khi sử dụng cùng với metronidazol gây phản ứng loạn thần.
Rượu: Bệnh nhân không nên uống rượu ít nhất 48h sau khi dùng metronidazol vì có thể gây ra các phản ứng loạn thần giống với Disulfiram.
Thuốc ức chế miễn dịch: khi dùng ciclosporin cùng metronidazol có nguy cơ tăng nồng độ huyết thanh ciclosporin, theo dõi chặt chẽ nồng độ ciclosporin huyết thanh và creatinin huyết thanh trong khi sử dụng đồng thời.
Các tương tác dược động học:
Chất đọc tế bào: metronidazol ức chế chuyển hóa fluorouracil, do đó làm tăng nồng độ của fluorouracil dẫn đến tăng độc tính của fluorouracil.
Thuốc chữa loét: Cimetidine ức chế chuyển hóa Metronidazol làm tăng nồng độ metronidazol trong huyết tương dẫn đến tăng đọc tính của metronidazol.
Oestrogen: metronidazol có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Các tương tác thuốc của Spiramycin:
Khi sử dụng đồng thời Spiramycin với cá thuốc tránh thai sẽ làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Rodogyl:
Bệnh nhân không nên uống rượu ít nhất 48h sau khi điều trị bằng Rodogyl.
Khi gặp các trường hợp như da ửng đỏ, nổi mẩn, mề đay, ngứa khi bắt đầu điều trị bằng Rodogyl thì phải ngừng điều trị ngay.
Ngừng sủ dụng ngay nếu xảy ra các triệu chứng rối loạn tâm thần, ảo giác.
Thận trọng ở những người bị động kinh hoặc co giật vì metronidazol liều cao có thể gây co giật.
Nên theo dõi lâm sàng và xét nghiệm thường xuyên khi điều trị liên tục hơn 10 ngày.
Cân nhặc giữa lợi ích và nguy cơ ở những bệnh nhân có bệnh ở thần kinh ngoại biên.
Trên nền bệnh nhân có tiền sử rối loạn hệ thống máu và bạch huyết, nên thường xuyên làm xét nghiệm công thuwc máu đặc biệt là công thức bạch cầu, trong trường hợp bạch cầu giảm chỉ tiếp tục điều trị bằng Rodogyl trong trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn rất nặng.
Không nền dùng Rodogyl trên các bệnh nhân đã và đang bị thiếu máu tán huyết vì có thể làm trầm trọng thêm sự thiếu máu.
Nên dùng thận trọng ở các bệnh nhân mắc bệnh não gan, do metronidazol chủ yếu được chuyển hóa bằng quá trình oxy hóa ở gan, suy gan sẽ làm giảm đáng kể sự thanh thải của metronidazol, nồng độ của metronidazo sẽ tăng cao trong huyết tương góp phần gây ra các triệu chứng của bệnh não gan. Liều lượng mỗi ngày có thể giảm xuống 1/3 và có thể được dùng 1 lần mỗi ngày.
Tuân thủ điều trị khi sử dụng Rodogyl, nếu quá liều sẽ gây ngộ độc metronidazol và spiramycin. Hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với metronidazol và spiramycin, nếu ngộ độc cần điều trị triệu chứng.
Ảnh hưởng của Rodogyl lên phụ nữ có thai và cho con bú
Tương tự với các loại thuốc khác, không nền dùng Rodogyl trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú trừ khi nó được coi là thiết yếu và trong trường hợp này chế độ điều trị ngắn với liều cao không được khuyến cáo.
Thời kỳ mang thai
Metronidazol:
Metronidazol chống chỉ định trong 3 tháng đầu mang thai, và thận trọng khi sử dụng trong 6 tháng còn lại.
Spiramycin:
Nếu cần thiết có thể sử dụng Spiramycin trong thai ký nhưng nên thận trọng để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi mặc dù việc sử dụng Spiramycin trong thời ký mang thai chưa cho thấy tác dụng quái thai hay độc thai nào.
Thời kỳ cho con bú
Do metronidazol và spiramycin đều được bài tiết trong sữa mẹ nên chống chỉ định việc sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú bì có thể gây nên các tác dụng phụ cho trẻ nhỏ.
Thuốc Rodogyl giá bao nhiêu?
Rodogyl được sản xuất hộp 20 viên với giá 148.000VND/ Hộp.
Đây là giá tham khảo, có thể thay đổi ở từng nhà thuốc.
Thuốc Rodogyl mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua sản phẩm này trong các nhà thuốc trên toàn quốc. Một số nhà thuốc lớn như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh ngoài có hình thức bán hàng trực tiếp còn có dịch vụ giao hàng toàn quốc.