Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng với các mẹ bởi cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Một sơ suất nhỏ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sau này. Vì vậy mẹ nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để trở thành một mẹ bỉm sữa đảm đang. Bài viết này giới thiệu chi tiết cho mẹ về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – việc vô cùng hữu ích trong quá trình chăm bé.
Tại sao cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Dù ở độ tuổi nào, trẻ cũng được cung cấp các chất dinh dưỡng qua đường miệng: từ khi sinh ra bé đã được cho bú mẹ, lớn hơn các bé được ăn dặm, rồi ăn cơm theo bữa như người trưởng thành. Quá trình ấy dẫn đến cắn sữa hay thức ăn bám lại trên lưỡi ít hay nhiều. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, thức ăn đó sẽ lên men thành vi sinh vật có hại , gây mùi khó chịu, không những khiến trẻ chán ăn mà còn giảm khả năng cảm nhận vị giác của lưỡi trẻ.
Bên cạnh đó, những vi khuẩn, nấm không được loại bỏ sẽ làm chậm quá trình mọc răng của bé hay gây viêm nhiễm khó lường.
Vì vậy rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất cần thiết.
Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ ?
Việc rơ lưỡi nên được thực hiện ngay từ khi trẻ được bú sữa mẹ để miệng trẻ được vệ sinh tốt nhất. Tuy nhiên mẹ cần chú ý cân nhắc tần suất phù hợp, đặc biệt không rơ lưỡi ngay sau bữa ăn tránh để trẻ bị trớ. Thời gian thích hợp nhất là khoảng 1 giờ sau ăn.
Hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ nhỏ
Mỗi độ tuổi có phương pháp chăm sóc răng miệng khác nhau, mẹ nên tham khảo hướng dẫn sau để đảm bảo hiệu quả.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Đặt bé nằm trên giường hoặc bế bé thật thoải mái.
- Đeo gạc rơ lưỡi hoặc quấn gạc quanh ngón tay (thường là ngón trỏ để đảm bảo làm sạch nhiều vị trí trong miệng bé)
- Làm ướt gạc bằng dung dịch dùng để rơ lưỡi (lựa chọn nguyên liệu an toàn cho trẻ, không được dùng tùy tiện)
- Làm bé mở miệng bằng cách chạm nhẹ vào môi dưới.
- Vệ sinh vùng má trong, vòm miệng và nướu nhẹ nhàng.
- Vệ sinh lưỡi từ gốc ra ngoài, thực hiện vài lần đến khi thấy không còn thấy cắn trắng hay vàng.
- Trẻ em không tránh khỏi việc khó chịu, quấy khóc trong quá trình rơ lưỡi, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, có thể vừa rơ lưỡi vừa chơi với bé để bé làm quen với việc này mỗi ngày.
Trẻ từ 1 – 5 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này, ngoài rơ lưỡi tương tự theo các bước trên, mẹ còn có thể cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Mẹ cũng lưu ý chọn loại bàn chải kích thước phù hợp với miệng, có độ mềm không gây đau cho trẻ. Vì các kẽ răng nhỏ, rơ lưỡi không thể lấy đi hoàn toàn thức ăn bám vào, chỉ khi kết hợp với đánh răng việc vệ sinh mới đạt hiệu quả cao.
Có nên rơ lưỡi thường xuyên hằng ngày cho em bé không? tần suất như nào là hợp lý
Đây cũng là câu hỏi của các mẹ trong quá trình rơ lưỡi cho trẻ. Câu trả lời là, tùy từng đối tượng mà tần suất rơ lưỡi khác nhau để vừa đảm bảo miệng trẻ được vệ sinh vừa không làm tổn thương niêm mạc ở lưỡi, miệng.
Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn
Sữa mẹ gồm nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, nên khi trẻ bú trực tiếp từ núm vú mẹ, khả năng đọng lại cắn trên lưỡi khá thấp. Trong trường hợp trẻ dùng bình sữa, các lỗ nhỏ trên bình có tác dụng ngăn cản các váng sữa nên cũng ít khi đọng lại cắn.
Do đó, với trẻ bú mẹ hoàn toàn, việc rơ lưỡi 2,3 ngày một lần là hợp lý nhất.
Đối với trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài
Sữa ngoài thường được pha từ bột, nếu mẹ hòa tan không kĩ rất dễ vón cục, dễ bám trên lưỡi hơn. Bạn nên tăng tần suất rơ lưỡi khi trẻ dùng kết hợp sữa ngoài mỗi ngày một lần để loại sạch đi những cắn sữa bám trên lưỡi.
Đối với trẻ bú sữa ngoài
Đặc biệt khi trẻ chỉ dùng sữa ngoài, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên 2 lần mỗi ngày vì lượng cắn sữa có thể nhiều hơn.
Sau mỗi lần dùng sữa ngoài, mẹ cũng nên cho bé tráng miệng bằng cách uống nước lọc.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì thì tốt và an toàn ?
Có nhiều nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nhằm diệt vi sinh vật có hại hiệu quả mà các mẹ có thể lựa chọn để rơ lưỡi cho trẻ. Dưới đây là các nguyên liệu được cho là tốt và an toàn, được sử dụng phổ biến:
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Nước muối sinh lý 0,9% có tác dụng tốt để diệt vi khuẩn khoang miệng, an toàn cho trẻ em, lại tìm mua dễ dàng nên được chọn để rơ lưỡi nhiều nhất.
Bạn chỉ cần đổ trực tiếp nước muối từ chai đóng sẵn để thấm ướt gạc, hoặc đổ ra cốc sau đó nhúng ngón tay cho gạc ướt hết, sau đó vệ sinh cho trẻ đúng cách.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Nhờ việc làm sạch các mảng bám trên lưỡi hiệu quả, rau ngót cũng được sử dụng trong rơ lưỡi cho trẻ.
Mẹ làm như sau:
- Lấy một nắm lá rau ngót, rửa sạch
- Đun sôi với nước muối
- Cho rau ngót đã được đun sôi vào máy xay, lọc lấy nước
- Dùng nước lọc này thấm gạc rơ lưỡi
- Rơ lưỡi như hướng dẫn trên.
Cách này an toàn nên mẹ có thể áp dụng 2 lần trong ngày cho trẻ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 5 tháng có thể kích ứng với rau ngót nên bạn chỉ áp dụng phương pháp này khi bé đã trên 5 tháng để tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Sữa công thức: Hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng hiệu quả cho bé
Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Ngoài rau ngót còn có thể rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ như sau :
- Lấy nắm lá hẹ tươi, rửa sạch
- Giã nát hoặc xay mịn để lấy nước (nên lọc để nước trong hơn)
- Dùng nước lá hẹ rơ lưỡi, miệng cho trẻ
- Thực hiện vài lần đến khi sạch hẳn.
- Dùng nước ấm tráng miệng.
Cũng như rau ngót, không nên dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ dưới 5 tuổi để bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn cùng rất nhiều dưỡng chất, mẹ có thể tham khảo để lựa chọn rơ lưỡi cho bé. Nhưng không thể sử dụng tùy tiện vì trong mật ong còn chứa vi khuẩn clostridium botulium, có thể tiết độc tố gây hại cho trẻ. Theo chuyên gia, chỉ nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi khi trẻ đủ 1 tuổi, tránh tác dụng không mong muốn.
Cách rơ lưỡi bằng mật ong:
- Lấy một lượng mật ong nguyên chất ra bát nhỏ
- Nhúng gạc vào mật ong
- Thực hiện vệ sinh khoang miệng, lợi và lưỡi.
- Lặp lại động tác trên 1-2 lần
- Tráng miệng bằng nước ấm
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực ?
Không phải cứ là nguyên liệu tự nhiên hay cây cỏ nào dùng để rơ lưỡi cho trẻ cũng an toàn và hiệu quả. Có một trường hợp bé trai ở TP HCM được mẹ dùng cỏ mực với mục đích rơ lưỡi sạch sẽ nhưng do không tìm hiểu kĩ càng, mẹ vô tình làm tình trạng của bé nặng hơn: viêm lưỡi, nhiễm nấm lưỡi làm xuất hiện các vết sưng đỏ. Rất may bé đã được đưa đến viện để điều trị trước khi có biến chứng xấu.
Cỏ mực (hay còn gọi cỏ nhọ nồi), mọc hoang ở các bãi đất trống nên không đảm bảo vệ sinh, có chứa thành phần gây viêm, nhạy cảm với niêm mạc vùng lưỡi của trẻ. Vì vậy, tuyệt đối không dùng nước giã cỏ mực (kể cả đã rửa sạch) để vệ sinh lưỡi cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: 7 bí mật cần biết về chế độ dinh dưỡng giảm cân sau sinh
Những lưu ý trong quá trình rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Cuối cùng một lần nữa nhắc lại những điều mẹ cần tránh trong quá trình vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh:
- Rơ lưỡi với tần suất phù hợp
- Lựa chọn nguyên liệu an toàn với trẻ
- Không rơ lưỡi ngay sau khi ăn gây trớ
- Nếu có bất kì dấu hiệu khác thường nên đưa bé đi khám chuyên gia.
Video rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Sau đây là 1 video ví dụ hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà, các mẹ có thể tham khảo thêm:
Tìm hiểu thêm: [Chia sẻ] Mẹo trị rôm cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn nhất
tre uong sua hay bi can o luoi lam, nen minh toan phai de y voi ro luoi cho tre thuong xuyen