Quan hệ với người nhiễm HIV cần có những biện pháp gì để phòng tránh?

5/5 - (2 bình chọn)

HIV là một căn bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Sở dĩ nó nguy hiểm là bởi vì cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra vaccine để phòng bệnh cũng như chưa có thuốc để điều trị bệnh triệt để. Đặc biệt đây là một căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Bệnh lây lan chủ yếu qua ba con đường là: từ mẹ sang con, đường máu và qua quan hệ tình dục trong đó phổ biến nhất phải kể đến qua quan hệ tình dục.

Có nên quan hệ với người bị nhiễm HIV không?

Trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về căn bệnh thế kỷ này. Mặc dù là một bệnh rất phổ biến và thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những thông tin về căn bệnh hết sức nguy hiểm này. HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người do sự xâm nhập của virus HIV. Virus này sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể mà chủ yếu là các tế bào lympho T CD4 làm hệ thống miễn dịch dần suy yếu và mất khả năng bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể không được hệ miễn dịch bảo vệ, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và khiến người bệnh tử vong. Như vậy bệnh HIV không trực tiếp gây chết người mà gián tiếp thông qua các vi sinh vật cơ hội khác khi chúng đã phá hủy hệ miễn dịch để mở đường cho các vi sinh vật kia.

Bệnh HIV diễn biến qua 3 giai đoạn là: giai đoạn cửa sổ, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn AIDS. Giai đoạn 1 thường kéo dài từ 3-6 tuần, virus sẽ phát triển và nhân lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên ở giai đoạn này, các triệu chứng gần như không rõ ràng và điển hình do đó rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh ở giai đoạn này. Ở giai đoạn tiềm ẩn, bệnh có thể kéo dài hàng chục năm, hệ miễn dịch bị phá hoại một cách từ từ. Đây chính là giai đoạn mà virus dễ lây lan cho người lành nhất. Ở giai đoạn AIDS, lúc này hệ miễn dịch bị phá hủy toàn bộ và mất đi khả năng bảo vệ cơ thể tạo điều kiện cho sự phát triển và nhân lên của các vi sinh vật cơ hội gây bệnh. Vì vậy, bệnh nhân rất dễ bị lở loét, phát ban, nhiễm khuẩn, bị cảm và rất lâu khỏi. Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân hầu hết chỉ sống được từ 2-3 năm.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua ba con đường là: từ mẹ sang con (lây qua nhau thai, nước ối, sữa mẹ), qua máu (truyền máu của người nhiễm HIV, dùng chung kim tiêm, kim châm cứu, dao cạo với người nhiễm HIV, tiếp xúc máu của người nhiễm HIV vào vết thương bị hở), qua quan hệ tình dục.

Cần phối hợp nhiều biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Cần phối hợp nhiều biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV

Như vậy, có thể thấy rằng đường tình dục là một trong ba con đường chủ yếu lây nhiễm HIV. Vì vậy nên nhiều người bị HIV rất lo ngại khi quan hệ tình dục vì họ sợ lây nhiễm cho bạn tình đồng thời việc không thỏa mãn đời sống tình dục cũng khiến chính người bị HIV cảm thấy khó chịu, bực bội, hay cáu gắt, mất ngủ, khó tập trung trong công việc làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Với sự phát triển của nền y học hiện đại ngày nay, những người bị nhiễm HIV có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục an toàn với bạn tình nếu như sử dụng các biện pháp an toàn như: thuốc kháng virus (ARV – Anti Retrovirus), bao cao su ( cho cả nam và nữ). Tuy nhiên bao cao su cũng chỉ làm giảm nguy cơ chứ không ngăn chặn một cách tuyệt đối. Theo thống kê, xác suất lây nhiễm khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có sử dụng bao rơi vào khoảng từ 14-32%. Do đó cần phối hợp tốt nhiều biện pháp an toàn đồng thời hạn chế quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.

Quan hệ với người nhiễm HIV không đeo bao có sao không?

Trên các diễn đàn hỏi đáp và thảo luận về HIV, đây là một câu hỏi phổ biến và được nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu, trong cơ thể người bị nhiễm HIV, virus HIV được phát hiện ở trong máu và dịch cơ thể tuy nhiên chỉ ở một số nơi virus mới có khả năng lây lan cho người khác như: máu, sữa, tinh dịch, dịch âm đạo. Do đó nếu vô tình quan hệ với người nhiễm HIV mà không đeo bao, tùy thuộc vào từng trường hợp và điều kiện cụ thể mà có thể bị lây nhiễm virus HIV hay không. Trong trường hợp dương vật không bị xây xát và trầy xước hay xuất tinh ra ngoài chứ không phải vào âm đạo thì khả năng lây nhiễm khá là thấp. Đặc biệt trong trường hợp người nhiễm HIV có sử dụng thuốc kháng virus ARV hàng ngày để duy trì lượng virus trong cơ thể thấp hơn ngưỡng có thể phát hiện được thì nguy cơ lây virus HIV cho bạn tình rất thấp, gần như bằng không. Tuy nhiên trong trường hợp bạn nữ bị viêm ở các bộ phận như: âm đạo, da và sau quan hệ, dương vật của bạn nam bị trầy xước hay xuất tinh vào âm đạo trực tiếp, quan hệ với tần suất thường xuyên, cường độ mạnh thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Quan hệ không đeo bao với người nhiễm HIV có khả năng lây bệnh
Quan hệ không đeo bao với người nhiễm HIV có khả năng lây bệnh

Phải làm gì khi quan hệ không đeo bao với người nhiễm HIV

Trong các trường hợp quan hệ không đeo bao với người nhiễm HIV, cần nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín hay trung tâm HIV-AIDS để nhanh chóng được các bác sĩ và các chuyên gia tư vấn, thăm khám, xét nghiệm và chữa trị kịp thời. Ngoài ra cần dự phòng phơi nhiễm (tức sự tiếp xúc của da và niêm mạc của người bình thường với máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV) bằng cách sử dụng thuốc kháng virus ARV chậm nhất trong 3 ngày.

Hôn người bị HIV có lây không?

Virus HIV chỉ được tìm thấy chủ yếu trong máu và dịch cơ thể và không được phát hiện trong nước bọt. Theo nghiên cứu,  trong nước bọt gần như không có virus hoặc nếu có cũng có với một lượng rất nhỏ, rất khó để phát hiện và không thể lây truyền sang cho người khác được. Do đó có thể thấy rằng việc hôn người bị HIV hầu như là an toàn. Tuy nhiên, những sự cố hay rủi ro khi hôn có thể khiến lây nhiễm HIV như: chảy máu ở môi và chảy máu răng hay các vết thương hở ở miệng khiến máu lây truyền trong lúc hôn thì virus có thể theo đường máu lây truyền cho người kia. Do đó, bạn có thể thoải mái ôm cũng như hôn với người nhiễm HIV tuy nhiên vẫn luôn cẩn thận để không bị dính máu cũng như dịch cơ thể của người đó lên da và niêm mạc của mình đặc biệt là các vết thương hở.

Người bị HIV dùng thuốc ARV thì có được quan hệ tình dục không an toàn?

Thuốc ARV – Anti RetroVirus là thuốc có khả năng kháng virus HIV, giúp duy trì lượng virus trong cơ thể ở một mức nhất định và thấp hơn so với ngưỡng có thể phát hiện được virus thông qua việc xét nghiệm. Mặc dù không chữa trị được hoàn toàn bệnh HIV nhưng thuốc ARV giúp hỗ trợ cho người bệnh HIV, kéo dài thời gian tiến triển của bệnh nhờ đó giúp người bệnh sống khỏe mạnh hàng chục năm tới thậm chí còn sinh con đẻ cái mà con cái không bị lây HIV từ cha mẹ. Thuốc ARV được xem như là một vị cứu tinh cứu cánh cho những người nhiễm HIV –  những người đang mang “án tử hình”.

Thuốc có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của virus từ đó giúp duy trì tải lượng virus ở mức thấp đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc ARV cũng có các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp như: tiêu chảy, phát ban, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên không phải ai cũng bị các tác dụng phụ này mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Có thể thấy rằng, nhờ việc duy trì lượng virus ở dưới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện được đã làm giảm nguy cơ lây lan virus cho người khác ở mức rất là thấp. Theo thống kê, khi sử dụng thuốc ARV hàng ngày, tỷ lệ lây HIV từ mẹ sang con chỉ ở ngưỡng dưới 2%. Cũng như khi quan hệ tình dục, thuốc ARV làm giảm nguy cơ lây cho bạn tình ở mức rất thấp. Tuy nhiên nó chỉ ở mức tương đối chứ không phải là hoàn toàn. Dù dùng thuốc ARV thì nếu bị nhiễm HIV, bạn vẫn có thể lây cho bạn tình của mình. Do đó cần phối hợp nhiều các biện pháp an toàn với nhau chứ không nên chỉ sử dụng một biện pháp duy nhất như sử dụng bao cao su quan hệ. Bao cao su không chỉ giúp phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục mà còn có các công dụng khác có thể kể đến như là:

  • Phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục khác như: bệnh viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, bệnh lậu, ung thư cổ tử cung do HPV, bệnh giang mai.
  • Tránh mang thai ngoài ý muốn.
Cần phối hợp dùng thuốc ARV với nhiều biện pháp an toàn
Cần phối hợp dùng thuốc ARV với nhiều biện pháp an toàn

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người HIV có lây không?

Như đã đề cập ở trên, virus HIV có ở trong máu và dịch cơ thể của người bệnh, do đó chỉ khi da hoặc niêm mạc của người bệnh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể này mới có thể bị lây bệnh. Do đó khi dùng chung các đồ cá nhân với người HIV có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay thì mới có nguy cơ mắc bệnh. Theo nghiên cứu, HIV không tồn tại được lâu ở môi trường ngoài, chính vì vậy mà nếu sau một thời gian mới dùng chung đồ với người HIV thì nguy cơ bị lây gần như là 0%. Nếu như thường xuyên dùng chung đồ thì khả năng bị nhiễm cũng là rất thấp. Nhìn chung, hiện nay tỷ lệ bị lây nhiễm HIV do dùng chung đồ cá nhân với người HIV là rất thấp nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, có một số đồ cá nhân tốt nhất bạn không nên mượn cũng như dùng chung với người khác không chỉ vì tránh lây nhiễm HIV mà còn vì một số lý do khác như:

  • Cắt móng tay: Trên móng tay mang rất nhiều các loại vi khuẩn và nấm do đó việc dùng chung dụng cụ cắt móng tay có thể khiến bạn bị lây các bệnh liên quan đến da như: nấm da, mụn cóc sinh dục.
  • Bàn chải đánh răng và khăn mặt: Việc dùng chung sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn răng miệng và các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển ở khăn mặt ( do có độ ẩm cao) gây nên các bệnh da liễu, bệnh răng miệng và viêm kết mạc mắt.
  • Dao cạo: Trong lúc cạo râu hay lông, mọi người rất dễ sơ sẩy làm xước da gây chảy máu, đồng thời trên các lông và râu, da mặt cũng mang rất nhiều vi khuẩn và nấm. Do đó việc dùng chung dao cạo giúp lây truyền các bệnh da liễu như nổi mụn, viêm lỗ chân lông.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây