Hiện nay nhiều nhóm thuốc cũng như các thuốc khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển để điều trị loét dạ dày trong đó có Pylomed. Bài viết dưới đây đưa ra một số thông tin cơ bản về thuốc để bạn có thể cần cho việc sử dụng thuốc.
Pylomed là thuốc gì?
Pylomed thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh lý dạ dày, được sử dụng trong điều trị loét dạ dày do một số nguyên nhân gây nên. Thuốc có một số hoạt chất được bào chế riêng biệt trong các viên khác nhau như:
- Lansoprazole hàm lượng 30mg/viên, thuốc được bào chế ở dạng viên nang có chứa các pellet bao tan trong ruột.
- Tinidazol hàm lượng 500mg/viên, thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim.
- Clarithromycin hàm lượng 250mg/viên, thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim.
- Thuốc được đóng gói vào một hộp gồm 7 kít, trong đó mỗi kít có chưa 6 viên gồm 2 viên chứa hoạt chất Tinidazole, 2 viên chứa hoạt chất Clarithromycin và 2 viên chưa hoạt chất Lansoprazole.
Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm Medley Pharmaceuticals Ltd.
Thuốc Pylomed có tác dụng gì?
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gây nên do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như sự acid quá nhiều trong dạ dày, do sử dụng thuốc NSAID, do vi khuẩn H.pylori…
- Tác dụng của Tinidazole
Tinidazole thuộc nhóm thuốc điều trị amip, dẫn xuất 5 nitro-imidazol có tác dụng tiêu diệt amip đường ruột.
Cơ chế tác dụng của thuốc:
Vi sinh vật đơn bào hoặc vi khuẩn kỵ khí có chứa ferredoxin hoặc hệ vận chuyển electron đây là những thành phần có khả năng oxy khử hóa mạnh, khi thuốc đi vào cơ thể dưới tác dụng của chúng tinidazole bị khử nhóm NO2- tạo ra chất mới, chất này tác động vào ADN của vi sinh vật đơn bào hay vi khuẩn kị khí từ đó làm cho cấu trúc của ADN bị thay đổi và phá hủy. Khi đó vi sinh vật đơn bào hoặc vi khuẩn bị tiêu diệt bởi tinidazol dạng khử.
Phổ tác dụng: Thuốc tác dụng trên các vi khuẩn gram âm như: Helicobacter pylori , Clostridium… hoặc tác dụng trên trung roi T.vaginalis, E.histolytica…
Do vi khuẩn hiếu khí, tinidazole sau khi bị khử có thể chuyển hóa trở lại ở dạng ban đầu bởi oxy do đó không tạo ra được dạng có hoạt chất để tiêu diệt vi khuẩn do đó thuốc không tác dụng trên vi khuẩn ưa khí.
Do phổ tác dụng có bao trùm trên vi khuẩn H.pylori do đó có thể sử dụng trong điều trị loét dạ dày gây nên bởi vi khuẩn này.
- Tác dụng của Lansoprazole
Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm PPI, dẫn xuất của benzimidazol.
Cơ chất tác dụng của thuốc: Hoạt chất này khi đi vào cơ thể hoạt chất này được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính và tác động vào bơm vận chuyển proton (bơm H+K+ – ATPase). Bơm này có vai trò trong việc đưa H+ vào dạ dày tuy nhiên với sự có mặt của thuốc bơm này bị ức chế hoạt động, tác động không hồi phục và chọn lọc lên các bơm này ở thành dạ dày từ đó làm cho quá trình đưa H+ vào dạ dày bị giảm đi.
Như vậy thuốc có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, giảm các triệu chứng do loét dạ dày gây nên.
- Tác dụng của Clarithromycin
Clarithromycin là một kháng sinh nhóm thuốc nhóm Macrolid với cơ chế và tác dụng tương tự như các kháng sinh khác thuốc nhóm thuốc này. Cơ chế tác dụng: Tương tự như các Macrolid, clarithromycin ức chế quá trình chuyển vị của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phân 50S của ribosom của vi khuẩn do đó quá trình tổng hợp protein cần thiết của vi khuẩn bị gián đoạn. Khi các protein của vi khuẩn không được tổng hợp nên, các thành phần cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn bị thiếu từ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại
Phổ tác dụng của clarithromycin
Thuốc có khả năng tác dụng trên một số vi khuẩn như: Tụ cầu (Staphylococcus), Liên cầu (Streptococcus), H. pylori, Chlamydia spp, Legionella spp…
Với phổ tác dụng trên vi khuẩn H. pylori, thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị nhiễm H.pylori kết hợp với một số thuốc khác.
Như vậy các thuốc trên được sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng có thể do vi khuẩn H.pylori gây nên.
Chỉ định của thuốc Pylomed
Với phổ tác dụng trên vi khuẩn H.pylori, giảm tình trạng tiết acid dạ dày do đó thuốc được sử dụng trong điều trị loét dạ dày có nhiễm bởi H.pylori.
Với tác dụng giảm tiết acid dạ dày giảm các triệu chứng do viêm loét gây nên do đó thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng.
Cách sử dụng thuốc Pylomed
Cách dùng
Thuốc được bào chế sử dụng theo đường uống, thuốc được uống vào khoảng thời gian trước bữa ăn sáng và tối trong ngày từ khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Khi sử dụng thuốc lưu ý không được nhai hay nghiền thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Liều dùng
Thông thường mỗi kít thuốc trong hộp được sử dụng cho một ngày trong đó chia thuốc ra làm 2 lần uống, mỗi lần uống 1 viên chứa hoạt chất lansoprazol, 1 viên chứa tinidazole và viên chứa clarithromycin.
Thuốc được sử dụng liên tục trong 7 ngày điều trị, nếu sau khoảng thời gian này mà các triệu chứng chưa giảm hẳn cần đến tái khám để được tư vấn điều trị tiếp theo.
Tác dụng phụ của thuốc Pylomed
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa, thần kinh, hoặc một số biểu hiện trên da.
- Một số tác dụng không mong muốn trên da có thể xuất hiện sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: Ngứa, nổi mẩn, mề đay. Có thể các tác dụng không mong muốn này liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể khi tiếp xúc với một số thành phần trong thuốc vì vậy cần đọc kĩ các thành phần để tránh các tác dụng không mong muốn này. Nếu có các biểu hiện của dị ứng cần ngừng sử dụng thuốc và báo cáo để được sử dụng thuốc thay thế.
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt.
- Các tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêu hóa có thể được báo cáo sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc như rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: đau bụng, tiêu chảy… (có thể kháng sinh tác động vào hệ vi khuẩn đường ruột làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột ), ngoài ra có thể có tác dụng không mong muốn khác như: nôn, buồn nôn.
- Bệnh nhân có thể có báo cáo về tình trạng có cảm giác vị kim loại ở miệng sau khi sử dụng thuốc.
- Ngoài ra có thể có một số tác dụng không mong muốn trên gan sau khi sử dụng thuốc như: tăng nhẹ men gan.
Nếu sau khi dùng thuốc bệnh nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn nêu trên hoặc các tác dụng không muông khác cần báo cáo lại cho bác sĩ biết để có biện pháp điều trị và có thể sử dụng thuốc khác thay thế nếu cần thiết.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và liều dùng để hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.
TÌM HIỂU THÊM Thuốc Reprat 40mg có tác dụng gì? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Chống chỉ định của thuốc Pylomed
- Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc như lansoprazole, clarithromycin, tinidazole và tá dược có trong thuốc.
- Thuốc được chống chỉ định cho phụ nữ có thai do thuốc có thành phần là tinidazole có thể qua hàng rào nhau thai, không thể loại trừ các nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ trên thai nhi.
- Thuốc được chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú do tinidazole có thể đi vào sữa mẹ và nguy cơ gây tác dụng không mong muốn trên trẻ không được loại trừ.
- Thuốc còn được chống chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ do thiếu các dữ liệu an toàn trên đối tượng này.
- Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc khác như cisaprid, pimozide, astemizole do nguy cơ xuất hiện các tác dụng bất lợi (có thể xem ở phần tương tác thuốc).
Tương tác của Pylomed với các thuốc khác
- Tương tác của clarithromycin
Nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên tim mạch sẽ tăng lên như: kéo dài khoảng QT, loạn nhịp nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời clarithromycin và cisaprid do khi clarithromycin có thể làm tăng nồng độ của cisaprid trong máu khi phối hợp đồng thời. Do đó 2 thuốc này được chống chỉ định phối hợp đồng thời với nhau.
Nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên tim mạch sẽ tăng nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời clarithromycin với terfenadin do thuốc có thể làm giảm chuyển hóa của terfenadin do đó làm tăng nồng độ của thuốc này trong máu. Vì vậy 2 thuốc này được chống chỉ định sử dụng phối hợp với nhau.
Tương tự các thuốc pimozide, astemizole cũng được chống chỉ định phối hợp đồng thời với clarithromycin.
Nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn như co thắt mạch, thiếu máu cục bộ tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng phối hợp đồng thời clarithromycin với ergotamine hoặc dihydroergotamine do đó để tránh các bất lợi có thể xảy ra bệnh nhân không sử dụng đồng thời 1 trong 2 thuốc này với clarithromycin.
Clarithromycin có thể làm ức chế enzym chuyển hóa thuốc (cyp3A4) của một số statin như lovastatin hoặc simvastatin do đó làm giảm chuyển hóa của các thuốc này và tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, nguy cơ gây các tác dụng không mong muốn trên cơ như: đau cơ, tiêu cơ vân có thể xảy vì vậy không khuyến cáo sử dụng phối hợp các thuốc này với nhau. Nếu bắt buộc phối hợp cần sử dụng với liều thấp đồng thời theo dõi các tác dụng không mong muốn trên cơ để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra.
Có thể lựa chọn thay thế các statin không chuyển hóa qua enzym trên để hạn chế tương tác xảy ra, tuy nhiên nếu stain đã được điều trị lâu dài thì khuyến cáo lựa chọn kháng sinh khác thay thế.
Clarithromycin được chuyển hóa qua gan bởi hệ enzym cyp450 do đó nếu sử dụng đồng thời với một số thuốc cảm ứng enzym này có thể làm giảm chuyển hóa kéo theo việc giảm nồng độ và tác dụng của thuốc trong máu. Một số thuốc cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của clarithromycin như rifampicin,carbamazepine, rifabutin, phenytoin,, phenobarbital.., do đó cần thận trọng khi phối hợp.
Mặt khác một số chất ức chế enzym chuyển hóa thuốc có khả năng làm giảm chuyển hóa từ đó làm tăng nồng độ của thuốc trong máu.
Nguy cơ viêm màng bồ đào sẽ tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời rifabutin với clarithromycin vì vậy cần thận trọng khi phối hợp 2 thuốc này với nhau.
Việc sử dụng đồng thời fluconazole với clarithromycin có thể làm giảm nồng độ của clarithromycin trong máu tuy nhiên không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
Ritonavir có thể ức chế chuyển hóa của clarithromycin khi phối hợp đồng thời với nhau do đó có thể làm tăng nồng độ của kháng sinh này trong máu. Thông thường không cần hiệu chỉnh liều nếu sử dụng đồng thời tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận việc hiệu chỉnh liều được cân nhắc.
Clarithromycin có thể ức chế chuyển hóa enzym cyp3A, do đó nếu phối hợp sử dụng với một số thuốc là cơ chất của enzyme này có thể làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu và tăng nguy cơ gây độc nếu phối hợp đồng thời với nhau.
Một số thuốc được chuyển hóa bởi enzym cyp3A như: cilostazol, tacrolimu, quetiapine, lovastatin… vì vậy cần thận trọng khi phối hợp các thuốc này với clarithromycin.
Độc tính của Colchicine có thể tăng nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời với clarithromycin do thuốc này làm giảm chuyển hóa của Colchicine.
Nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ: hạ huyết áp nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời clarithromycin với một số thuốc chẹn kênh Calci có chuyển hóa bởi enzym cyp3A4 như verapamil, amlodipine,… do clarithromycin có thể làm giảm chuyển hóa của các thuốc này từ đó làm tăng nồng độ của cá thuốc này trong máu.
Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của digoxin có thể tăng lên như loạn nhịp nếu bệnh nhân sử dụng đồng thời digoxin và clarithromycin vì vậy để hạn chế các tác dụng bất lợi có thể xảy ra cần theo dõi nồng độ digoxin trong máu để xem xét nguy cơ có thể xảy ra.
Nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn trên tim mạch như kéo dài khoảng QT nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời clarithromycin với quinidine hoặc disopyramide vì vậy nếu phối hợp cần chú ý theo dõi bệnh nhân một cách chặt chẽ để xem xét đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra.
Nguy cơ gây hạ natri huyết đồng thời tác dụng hạ đường huyết có thể được tăng cường nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời nateglinide và repaglinide với clarithromycin vì vậy nếu phối hợp cần thường xuyên xét nghiệm đánh giá nồng độ glucose trong máu để tránh tình trạng hạ đường huyết quá mức có thể xảy ra.
Nồng độ của Theophylline hoặc carbamazepine có thể tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời 1 trong 2 thuốc này với clarithromycin vì vậy có thể hiệu chỉnh liều dùng 2 thuốc này nếu cần.
Aminoglycosid là một kháng sinh có thể gây độc trên tại, việc phối hợp sử dụng với clarithromycin có thể làm tăng nguy cơ gây độc tính trên tai.
Khi cho bệnh nhân sử dụng đồng thời clarithromycin và zidovudine có thể làm giảm sự hấp thu của zidovudine vì vậy khuyến cáo sử dụng 2 thuốc này cách nhau ít nhất 4 tiếng.
Sử dụng đồng thời clarithromycin và itraconazole có thể làm tăng nồng độ của cả 2 thuốc này trong máu vì vậy cần theo dõi bệnh nhân.
- Tương tác của tinidazole
Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với rượu bia hoặc các chất có chứa cồn do khi bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gây nên tác dụng không mong muốn với biểu hiện tương tự như phản ứng disulfiram với rượu với biểu hiện như: đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn…
Khi cho bệnh nhân sử dụng tinidazole với một số thuốc chống đông máu như heparin… tác dụng của các thuốc này được tăng cường bởi tinidazole, nguy cơ xuất huyết có thể tăng lên do đó nếu cho bệnh nhân phối hợp 2 thuốc này với nhau cần theo dõi và đánh giá thời gian prothrombin để có thể đánh giá được những nguy cơ có thể xảy ra khi phối hợp thuốc từ đó có các biện pháp hạn chế các tương tác như hiệu chỉnh liều.
Nguy cơ độc tính của tinidazole có thể tăng lên nếu cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Cimetidin với tinidazol do thuốc này có thể làm giảm sự thải trừ đồng thời giảm chuyển hóa tinidazole do có làm cho nồng độ của tinidazole trong máu tăng lên và gây độc cho bệnh nhân.
Tác dụng của tinidazole có thể bị giảm đi nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời tinidazole với Rifampicin do thuốc này có thể tăng hoạt tính của enzym gan làm tăng cường chuyển hóa tinidazole giảm nồng độ của thuốc trong máu.
- Tương tác của lansoprazole
Lansoprazol có thể làm giảm tiết acid dạ dày do đó có thể làm tăng pH dạ dày vì vậy có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ một số thuốc phụ thuộc vào pH dạ dày
Việc sử dụng đồng thời lansoprazole với các chất ức chế protease HIV như atazanavir và nelfinavir có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này do lansoprazole ảnh hưởng đến pH từ đó làm giảm hấp thu và nồng độ của các thuốc này trong huyết tương.
Nếu cho bệnh nhân phối hợp đồng thời Ketoconazole hoặc itraconazole với lansoprazol có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc này, nguy cơ làm mất tác dụng điều trị do các thuốc này hấp thụ phụ thuộc vào ph dạ dày vì vậy không sử dụng đồng thời Ketoconazole hoặc itraconazole với lansoprazol.
Nồng độ digoxin tăng lên, nguy cơ về độc tính cũng có thể tăng lên nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời lansoprazole và digoxin vì vậy nếu cho bệnh nhân phối hợp 2 thuốc này với nhau cần chú ý theo dõi nồng độ digoxin để có thể hiệu chỉnh liều dùng cho phù hợp hạn chế các tác dụng không mong muốn xảy ra nếu cho bệnh nhân phối hợp sử dụng các thuốc này với nhau. Sau khi ngừng phối hợp 2 thuốc này cũng cần xem xét hiệu chỉnh lại liều để tránh làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của methotrexat nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời lansoprazol với methotrexate do thuốc có thể làm tăng nồng độ methotrexate trong máu. Vì vậy nếu bệnh nhân đang được điều trị methotrexate liều cao không nên phối hợp đồng thời với lansoprazole để hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Việc cho bệnh nhân sử dụng đồng thời lansoprazole và warfarin có thể dẫn đến gây xuất huyết vì vậy nếu sử dụng 2 thuốc này với nhau cần theo dõi thời gian prothrombin INR để xet xét đánh giá nguy cơ có thể xảy ra trên bệnh nhân và xử trí kịp thời nếu các bất lợi xảy ra.
Lansoprazole có tác dụng ức chế enzym chuyển hóa thuốc cyp3A4 vì vậy nếu phối hợp với các thuốc là cơ chất của CYP3A4 có thể làm tăng chuyển hóa từ đó làm giảm nồng độ của các thuốc này trong máu.
Tác dụng điều trị của Theophylline có thể bị ảnh hưởng nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời Lansoprazole với Theophylline do nồng độ của thuốc này bị giảm đi.
Tacrolimus được chuyển hóa bởi cyp 3A do đó nếu phối hợp với lansoprazole có thể làm giảm chuyển hóa của thuốc này và tăng nồng độ của thuốc này trong máu vì vậy nếu cho bệnh nhân sử dụng 2 thuốc này với nhau cần xét xét theo dõi nồng độ của tacrolimus thường xuyên để đánh giá nguy cơ.
Lansoprazole có thể ức chế P-gp do đó có thể tương tác với một số thuốc được vận chuyển bởi protein này tuy nhiên các nghiên cứu chưa chỉ ra rõ hậu quả các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Lansoprazol được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 do đó nếu phối hợp với các thuốc cảm ứng hoặc ức chế enzym này có thể làm giảm hoặc tăng nồng độ của thuốc này trong máu từ đó ảnh hưởng đến tác dụng cũng như độc tính của thuốc.
Một số chất cảm ứng enzym chuyển hóa Lansoprazol như rifampicin.
Fluvoxamine làm giảm chuyển hóa của lansoprazole nếu phối hợp đồng thời do đó có thể làm tăng nồng độ của lansoprazole vì vậy nếu phối hợp sử dụng 2 thuốc này cần hiệu chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời lansoprazole với Sucralfate hoặc một số thuốc kháng acid có thể ảnh hưởng đến tác dụng của lansoprazole vì vậy nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc này với lansoprazole cần dùng các thuốc này cách nhau 1 giờ.
TÌM HIỂU THÊM Thuốc Omeptul uống trước hay sau khi ăn? Công dụng, giá tiền
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Pylomed được không?
- Phụ nữ có thai:
Tinidazole có thể đi qua hàng rào nhau thai, mặc dù chưa có báo cáo về các tác dụng bất lợi khi sử dụng thuốc này xảy ra trên thai nhi tuy nhiên thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thiếu các dữ liệu an toàn liên quan đến việc sử dụng Lansoprazol, clarithromycin cho phụ nữ có thai.
Như vậy thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng phụ nữ có thai để hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trên thai nhi.
- Phụ nữ đang cho con bú:
Các báo cáo cho thấy tinidazole được tìm thấy trong sữa mẹ, những nguy cơ có thể gây bất lợi cho trẻ em khi bú sữa mẹ có sử dụng thuốc không được loại trừ do đó không khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng này, nếu bắt buộc sử dụng cần ngừng cho con bú sữa mẹ trong thời gian sử dụng thuốc và sau 3 ngày khi đã ngừng dùng thuốc.
Chưa báo cáo về các tác dụng bất lợi trên trẻ nhỏ khi cho phụ nữ đang cho con bú sử dụng Lansoprazol, clarithromycin
Pylomed có phải là kháng sinh?
Pylomed có thành phần là kháng sinh như clarithromycin tuy nhiên còn có thành phần không phải kháng sinh mà là các thuốc ức chế bơm PPI như Lansoprazol.
Thuốc Pylomed có tốt không?
Điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori cần có sự phối hợp của một số thuốc kháng sinh có phổ tác dụng trên vi khuẩn này với các thuốc ức chế bơm PPI hoặc kháng histamin H2… việc sử dụng nhiều thuốc có thể gây nhầm lẫn hoặc quên sử dụng một thuốc này đó như vậy việc kết hợp 3 hoạt chất Lansoprazol, clarithromycin và tinidazol, đưa thành các kit sử dụng theo ngày có thể hạn chế việc quên thuốc nếu phải phối hợp nhiều thuốc trong phác đồ điều trị H.pylori. Tác dụng của thuốc đã được chúng minh trên lâm sàng, giảm các triệu chứng trong viêm loét đặc biệt là viêm loét do H.pylori gây nên.
Thuốc Pylomed giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc được bán với giá 98000 đồng/hộp, giá bạn có thể chênh lệch một chút giữa các cửa hàng, bạn có thể tham khảo thêm trên một số web nhà thuốc như nhà thuốc Ngọc Anh, Lưu Anh…
Thuốc Pylomed mua ở đâu?
Bạn có thể lựa chọn mua thuốc tại một số nhà thuốc như nhà thuốc Ngọc Anh, Lưu Anh…
đây là những nhà thuốc được đánh giá là uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, hướng dẫn đầy đủ những kiến thức cần cho việc sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra các nhà thuốc tại các bệnh viện cũng là lựa chọn tốt để mua thuốc như: bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn…
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về giá, địa chỉ mua thuốc bạn có thể nhắn tin cho page để được giải đáp.
TÌM HIỂU THÊM Thuốc Atizal có tác dụng gì? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?