Porarac là thuốc gì?
Thuốc Porarac là sản phẩm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng trong việc dự phòng tái phát và điều trị các chứng bệnh loét dạ dày, tá tràng, trào ngược acid dạ dày do viêm thực quản.
Ngoài ra, thuốc Porarac còn sử dụng để chữa trị lâu dài trong hội chứng tăng tiết acid dịch vị dạ dày Zollinger-Ellison.
Thuốc Porarac có nguồn gốc từ Ấn Độ và được Công ty Madley Pharma., Ltd đăng ký lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký là VN-1922-06.
Được bào chế dưới dạng viên nang cứng bao tan trong ruột nên thuốc Porarac rất dễ phân liều trong quá trình sử dụng. Thuốc được đóng gói dưới dạng vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang 20mg.
Thuốc Porarac có tác dụng gì?
Thuốc Porarac có thành phần dược chất chính là Omeprazole.
Omeprazole là một chất ức chế bơm proton của các tế bào viền, chính vì vậy mà hoạt chất này giúp ức chế được quá trình tiết acid dịch vị là một yếu tố làm cho vết loét ngày càng nặng hơn.
Omeprazole tác động vào quá trình cuối của sự bài tiết acid ở dạ dày, chất này không có tác dụng lên thụ thể histamin hay acetylcholine. Ngoài việc tác dụng lên sự tiết acid ở tế bào viền của thành dạ dày thì Omeprazole không có thêm có tác dụng nào khác nữa.
Việc gây tăng pH dạ dày của Omeprazole diễn ra lâu dài, tuy nhiên pH dạ dày sẽ hồi phục trở lại khi ngừng sử dụng Omeprazole. Quá trình bài tiết acid dịch vị ở dạ dày quay trở lại sinh lý bình thường sau năm ngày ngưng sử dụng thuốc, và không có sự tăng tiết acid bù lại.
Khi kiểm tra bằng phương pháp nội soi, tỉ lệ tạo thành sẹo của vết loét tá tràng vào khoảng 65% sau 2 tuần trị liệu và đạt đến 95% sau quá trình điều trị dài 4 tuần.
Xem thêm: Thuốc Famogast 40mg: Uống trước hay sau ăn, giá bao nhiêu?
Chỉ định của Porarac
Dự phòng sự tái phát và điều trị bệnh loét dạ dày, loét tá tràng, bệnh viêm thực quản có trào ngược.
Điều trị lâu dài hội chứng Zollinger-Ellison, là hội chứng tăng tiết acid dịch vị dạ dày.
Cách sử dụng thuốc Porarac
- Cách dùng: Uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 250 ml), nuốt cả viên thuốc, uống thuốc trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 4 giờ.
- Liều dùng:
Đối với bệnh loét tá tràng: mỗi ngày uống 20mg (tương đương với 1 viên) , sử dụng kéo dài từ 2-4 tuần.
Đối với bệnh viêm thực quản và loét dạ dày: mỗi ngày uống 20mg (1 viên), sử dụng kéo dài từ 2-8 tuần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, có thể tăng liều lên 40mg một ngày (2 viên).
Đối với điều trị Hội chứng Zollinger-Ellison: mỗi ngày uống 60mg (3 viên).
Đối với việc dự phòng tái phát loét tá tràng, loét dạ dày: mỗi ngày uống từ 20 mg- 40mg (tương ứng từ 1-2 viên).
Lưu ý:
Liều sử dụng của Porarac không cần hiệu chỉnh lại trên người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Đối với bệnh nhân suy gan : mỗi ngày uống từ 10-20mg (nửa viên đến 1 viên thuốc).
Đối với trẻ em: kinh nghiệm về việc điều trị Omeprazole trên trẻ em còn hạn chế.
Chống chỉ định của thuốc Porarac
Không được sử dụng Porarac trong trường hợp:
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Đã có tiền sử dị ứng với thành phần dẫn xuất của benzimidazole.
- Bệnh nhân mắc bệnh suy giảm chức năng gan nặng, do thuốc được chuyển hóa qua gan.
Tác dụng phụ của thuốc Porarac
- Hay gặp:
Đau đầu, hoa mắt , chóng mặt, buồn ngủ.
Rối loạn tiêu hóa như :Buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, có thể táo bón hoặc tiêu chảy. - Ít gặp:
Mất ngủ, mệt mỏi, lú lẫn.
Nổi mày đay, ngứa, phát ban trên da.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Porarac
- Chính vì làm pH dạ dày tăng lên, nên trong quá trình sử dụng Omeprazole sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển.
- Không nên sử dụng thuốc Porarac với liều cao, kéo dài trong quá tình điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản. Do chưa có đủ thông tin chứng minh lợi ích của sự sử dụng này. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy việc sử dụng Omeprazole với liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các khối ung thư ở dạ dày.
- Phải kiểm tra và xác định sự lành tính của vết loét dạ dày trước khi quyết định trị liệu bằng Omeprazole.
- Trong quá trình sử dụng Porarac, nếu bệnh nhân có đồng thời sử dụng các thuốc như diazepam, theophylin, các thuốc kháng vitamin K,.. cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, và hiệu chỉnh liều các thuốc nếu cần thiết.
- Sử dụng Porarac trong khoảng thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị gãy xương. Do vậy khi chỉ định sử dụng thuốc trên những bệnh nhân mắc loãng xương hay có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương cần phải thận trọng.
- Sử dụng Porarac trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn tới sự thiếu hụt vitamin B12, vì vậy cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả và rau củ trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác của thuốc Porarac với các thuốc khác
Thành phần Omeprazole có trong thuốc Porarac làm chậm quá trình đào thải của các thuốc như diazepam, phenytoin , warfarin do cả Omeprazole và các chất này đều bị chuyển hóa qua gan, nên sẽ có sự cạnh tranh ở đây. Do vậy đối với các bệnh nhân đang dùng các thuốc trên đồng thời với Omeprazole cần phải giám sát hoặc giảm liều dùng khi cần thiết, đặc biệt là đối với phenytoin.
Phải có sự giám sát đặc biệt đối với những bệnh nhân đang sử dụng các chất bị chuyển hóa bởi enzyme Cyt P450 ở gan do Porarac ức chế sự chuyển hóa qua enzym này của các thuốc khác.
Chỉ định của các chất có tác dụng lên toàn bộ dạ dày và ruột như các antacid,… cách xa việc sử dụng thuốc Porarac khoảng 2 giờ để tránh sự tương tác.
Thuốc Porarac có thể bị ức chế chuyển hóa tại gan do kháng sinh clarithromycin, do vậy khi sử dụng cùng clarithromycin thì nồng độ Omeprazole trong máu có thể tăng lên gấp đôi.
Tham khảo: Thuốc Maalox Sanofi 400mg: Tác dụng, chỉ định và hướng dẫn sử dụng
Ảnh hưởng của thuốc Porarac lên phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: Tuy trong quá trình nghiên cứu lâm sàng không cho thấy việc sử dụng Porarac trong quá trình mang thai không gây quái thai. Tuy nhiên, đây là những đối tượng hết sức nhạy cảm vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc này trên phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
Đối với phụ nữ cho con bú: Không nên sử dụng Porarac trên những người đang cho con bú.
Cách xử trí quá liều
Sử dụng Porarac quá liều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Một số triệu chứng do sử dụng Porarac quá liều như: Nôn, buồn nôn, tim đập nhanh.
Khi có các triệu chứng bất thường bạn cần liên hệ hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Trong trường hợp bệnh nhân khó thở hay hôn mê, cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Thuốc Porarac có giá bao nhiêu
Thuốc Porarac có giá bán trên thị trường dao động từ 40.000 – 50.000 VND.
Đây là mức giá Healcentral đã tham khảo tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên tùy thuộc vào nơi bán mà giá của thuốc Porarac có sự khác biệt đôi chút.
Thuốc Porarac mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Hiện nay, thuốc Porarac có bán ở rất nhiều các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc chọn mua ở những nhà thuốc uy tín là rất quan trọng. Để có thể mua được những sản phẩm an toàn, chất lượng thì bạn có thể liên hệ một trong các nhà thuốc dưới đây:
Nhà thuốc Ngọc Anh – Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội.
Nhà thuốc Lưu Anh – số 748 Kim Giang, Hà Nội.
Nhà thuốc Bimufa – số 627 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hoặc bạn có thể liên hệ qua hotline 085 354 9696 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình của các nhân viên y tế của hệ thống nhà thuốc.