1,Thuốc Ospamox là gì?
Thuốc Ospamox thuộc nhóm thuốc kháng sinh nhóm betalactam. Thuốc được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – VIỆT NAM.
Thuốc được bào chế dưới dạng gói bột pha nước uống 250mg, đóng gói 1 hộp x 12 gói và dạng viên nang cứng có hàm lượng 250mg và 500mg, được đóng gói 1 hộp 100 vỉ x 10 viên.
2, Công dụng và chỉ định của thuốc Ospamox 500mg
Thuốc Ospamox có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, ho gà, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng tai mũi họng.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viên bể thận cấp tính và mãn tính, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng trong nạo phá thai,…
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thương hàn, nhiễm bệnh salmonella, shigella, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật.
- Nhiễm trùng da và mô mềm. Bệnh leptospira. bệnh listeria cấp tính
- Ngoài ra thuốc còn được dùng trong trường hợp dự phòng trước phẫu thuật.
3, Thành phần Amoxicillin của thuốc Ospamox 250mg có tác dụng gì?
Thuốc Ospamox có thành phần chính là amoxicillin và tá dược vừa đủ. Amoxicillin có tác dụng là một kháng sinh có phổ hoạt động rộng thuốc nhóm thuốc penicillin, tác dụng thời gian ngắn, hiệu lực cao. Amoxicillin bền trong môi trường acid, tác động bằng cách ức chế thành tế bào vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc có phổ tác dụng rộng phần lớn trên các vi khuẩn gram dương và gram âm như: tụ cầu, liên cầu, E.coli, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrhoeae, H. influenzae,…
Ngoài ra các vi khuẩn khác cũng nhạy cảm với Amoxicillin bao gồm các vi khuẩn nhạy cảm với penicillin G: phế cầu, tụ cầu và Neisseria không sinh men penicilinase, Step Cocci nhóm A, B, C, G, H, M. …các xoắn khuẩn: Borrelia, leptospira, Treponema,.. các vi khuẩn yếm khí: Peptococci, Clostridia, Furo- Butter…
4, Cách sử dụng thuốc
Thuốc Ospamox dùng theo đường uống, do thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc nên dùng thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn đều không ảnh hưởng.
Liều dùng:
Với liều dùng thông thường:
- Đối với trẻ em: 30-60mg/ kg thể trọng/ ngày, Ngày dùng 2- 3 lần.
- Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1500-2000mg/ ngày, ngày dùng 2-3 lần.
Với trường hợp bệnh nhân suy thận, liều dùng phụ vào độ thanh thải creatinin:
- Cl creatinin < 10ml / phút: 500mg / 24 giờ.
- Cl creatinin > 10ml / phút: 500mg / 12 giờ.
Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cần phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ không được tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
5, Thuốc Ospamox có dùng được cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú không?
Hiện nay theo báo cáo thuốc không gây độc thai nhi, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy thuốc dược dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, và theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thêm bất kỳ thuốc gì.
Thuốc Ospamox có bài tiết qua sữa mẹ vì vậy chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, khi dùng theo chỉ định của bác sĩ không được tự ý dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc không nên cho trẻ bú mẹ, nên vắt bỏ sữa hoặc cai sữa trước khi dùng.
6,Thuốc Ospamox 500mg Sandoz có giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc kháng sinh với giá cả cũng rất đa dạng từ rẻ đến đắt. Theo Healcentral (healcentral.org)hiện một hộp thuốc Ospamox 1 hộp x 12 gói bột pha uống có giá dao động 40.000 đồng.
Giá thuốc hiện phù hợp với mọi đối tượng người dân, nên để tránh mua phải thuốc kém chất lượng thì người dân cần phải tìm hiểu kĩ địa chỉ trước khi mua.
7,Thuốc Ospamox mua ở đâu?
Thuốc Ospamox được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam, thuốc có mặt ở hầu hết các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám, các quầy thuốc tư nhân. Việc mua thuốc rất đơn giản và dễ dàng, hiện nay thời công nghệ 4.0 phát triển ngoài mua hàng trực tiếp chúng ta có thể mua hàng qua các app, các website bán hàng của một số quầy thuốc.
8,Chống chỉ định
- Không dùng thuốc cho bất kì trường hợp nào quá mẫn hoặc có tiền sử quá mẫn.
- Không dùng cho người bệnh nhiễm virus thuộc nhóm Herpes.
- Trường hợp người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
9, Tác dụng phụ
Thuốc Ospamox khi dùng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:
- Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chú ý đối với trường hợp viêm đại tràng giả mạc nếu xuất hiện tiêu chảy trong thời gian điều trị.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, mày đay, phát ban, sốt, đau khớp, hồng ban đa dạng, phù thần kinh, viêm da tróc vảy, rối loạn về huyết học: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, … Các tác dụng phụ này thường thuyên giảm sau vài ngày khi ngưng thuốc.
- Ngoài ra thuốc còn có thẻ có tác dụng phụ nhức đầu, mỏi mệt, khô miệng, chóng mặt,, Đôi khi có tăng men gan GOT, GPT nhẹ.
Đối với điều trị bệnh sốt thương hàn, bệnh leptospira và giang mai có thể xuất hiện phản ứng jarisch-herxheimer do ly giải vi trùng.
10, Lưu ý khi sử dụng
- Trong quá trình dùng thuốc phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận. Cần làm các xét nghiệm máu kiểm tra công thức máu,đông máu trong quá trình điều trị, tránh trường hợp tan máu xảy ra.
- Không dùng thuốc trong trường hợp có nghi ngờ tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
- Cần phải chú ý điều chỉnh liều dùng thuốc đối với bệnh nhân suy thận.
- Nếu trong quá trình dùng thuốc xảy ra các phản ứng dị ứng cần ngưng thuốc ngay và báo bác sĩ.
- Khi có tiêu chảy kéo dài cần chú ý theo dõi đến viêm đại tràng giả mạc kéo dài do dùng thuốc khác sinh. Cần ngưng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để được điều trị tích cực theo thuốc khác.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng theo mùa,
- Thuốc được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, ở nhiệt độ thích hợp từ 25-30 độ C, để thuốc xa tầm tay trẻ em.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng cần tập trung cao như người làm nghề lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc có tác dụng phụ nhức đầu, mệt mỏi.
11, Dược động học
Hấp thu: Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, bền vững trong môi trường acid dịch vị, Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Nồng độ thuốc đặt đỉnh trong huyết tương sau 1-2 giờ sau uống.
Phân bố: Amoxicillin được phân bố hầu hết ơ các dịch và mô trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng đối với trường hợp viêm viêm màng não thì amoxicillin lại khuếch tán rất dễ dàng. Trường hợp chức năng gan còn nguyên vẹn thì thuốc đặt đồng độ cao nhất trong đường mật.
Thải trừ: Khoảng 60% liều dùng Amoxicillin được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng nguyên trong vòng 6-8 giờ. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 1-2 giờ, có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Đối với người suy thận thời gian bán thải khoảng 7-20 giờ.
12, Tương tác thuốc
Khi dùng phối hợp với một số thuốc có thể xảy ra các tương tác như:
Dùng phối hợp thuốc Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxicillin.
Khi uống cùng lúc Allopurinol sẽ làm tăng tác dụng phụ phát ban của Amoxicillin.
Không nên dùng phối hợp với các nhóm thuốc kháng sinh kìm khuẩn như Tetracyclin Chloramphenicol, có thể xảy ra sự đối kháng chất diệt khuẩn với Amoxicillin.
Dùng đồng thời Probenecid làm tăng hoặc duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương bằng cách giảm thải trừ qua thận làm sự phân bố vào mô và độ khuếch tán thuốc Ospamox giảm.
Trong quá trình dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ các thuốc đang dung để được tư vấn kỹ tránh xảy ra tương tác.
13, Xử trí quá liều, quên liều
Quá liều:
Biểu hiện là phản ứng quá mẫn: phát ban, mày đay, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, trường hợp nặng có thể sốc phản vệ nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Xử trí: Nếu biểu hiện nhẹ không tăng thì ngừng thuốc ngay, và hết sau vài ngày, nhưng nếu biểu hiện ngày một tăng cần liên hệ ngay bác sĩ, đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi điện thoại đến trung tâm cấp cứu 115 để được tư vấn và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Quên liều: Thường xuyên xảy ra trong quá trình điều trị, nếu quên liều nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để tránh quên liều nên đặt báo thức nhắc giờ dùng thuốc. Khi quên liều thì cần phải bù liều cho đúng đủ đảm bảo thời gian với liều tiếp theo. Cần bù ngay sau khi nhớ, đến gần với liều tiếp thì bỏ qua, dùng liều tiếp theo như bình thường.
Xem thêm:
Thuốc Zelfamox: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng
Thuốc Diflucan: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng