Thuốc ho Olesom S có phải kháng sinh không? SĐK và giá bao nhiêu?

4/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay nay các căn bệnh về đường hô hấp rất phổ biến, không chỉ do những nguyên nhân bên ngoài mà còn do bệnh của chính đường hô hấp gây ra như viêm phế quản, hen phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Hầu hết các căn bệnh này đều có những biểu hiện tương tự nhau và cũng là biểu hiện đặc trưng của bệnh đường hô hấp, đó là triệu chứng ho, khó thở, có đàm hay không có đàm. Và các loại bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp, ảnh hưởng thường xuyên và nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của con người.

Hiện nay trong y dược đã phát triển rất nhiều loại thuốc trị những triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đường hô hấp, chú trọng làm giảm triệu chứng và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một trong số đó là thuốc Olesom S. Tuy nhiên chắc hẳn không nhiều người có hiểu biết rõ ràng về thuốc này. Heal Central xin giải đáp tất cả những thắc mắc thường gặp về thuốc Olesom S để người dùng có được cái nhìn tổng quan về Olesom S.

Olesom S là thuốc gì?

Thuốc Olesom S siro 100ml
Thuốc Olesom S siro 100ml

Olesom S là thuốc đặc trị hầu hết các bệnh đường hô hấp với các triệu chứng điển hình như khó thở, đờm nhầy, khò khè.

Olesom S được bào chế dưới dạng Si rô ( hay còn gọi là Syrup ) rất dễ uống, được trình bày trong lọ đựng với thể tích 100 ml.

Thuốc Olesom S có 2 thành phần chính:

  • Salbutamol sulfat hàm lượng 1 mg/ 5 ml
  • Ambroxol hyrochlorid hàm lượng 15 mg/ 5 ml
  • Cùng với tá dược vừa đủ 1 lọ chứa 100 ml si rô.

Thuốc Olesom S được sản xuất bởi công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd – Ấn Độ. Tại Việt Nam, Olesom S được đăng kí và phân phối bởi Công ty TNHH An Phúc.

Xem thêm: [Sự thật] Thuốc ho Bảo thanh có tốt không? cách dùng, giá bán

Số đăng ký thuốc Olesom S

Thuốc Olesom S có số đăng kí (SDK) là VN-14058-11.

Xem thêm: [Chấn Động] An Phế Mộc An có tác dụng không hay chỉ là trò lừa đảo?

Tác dụng của thuốc Olesom S

Olesom S có 2 thành phần chính là Ambroxol HCl và Salbutamol sulfat, đây đều là dẫn chất của các hoạt chất điển hình là Ambroxol và Salbutamol. Trong đó, từng thành phần có những đặc điểm tác dụng riêng như sau:

Công thức hóa học của Ambroxol
Công thức hóa học của Ambroxol

Ambroxol: đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc long đờm. Ambroxol thực chất là một dạng dẫn chất chuyển hóa của thuốc long đờm khá nổi tiếng là bromhexin. Tuy nhiên Ambroxol có hoạt tính tác dụng tương tự như Bromhexin. Nhờ sự biến đổi cấu trúc khiến cho Ambroxol trở nên thân nước hơn so với cấu trúc của Bromhexin do đó khắc phục được nhược điểm thân dầu, thải trừ chậm, khó tan và khó hấp thu của Bromhexin.

Đờm thường đặc quánh là do chúng chứa hàm lượng nước thấp, đồng thời tự bản thân các phân tử đờm có những cầu nối disulfur làm cho chúng trở nên xoắn lại, dầy hơn. Hai thành phần S, S của mỗi cầu nối không chỉ nằm ở trên cùng 1 phân tử mà còn có thể nằm ở 2 phân tử đờm riêng biệt nên những phân tử đờm này gắn chặt chẽ vào nhau nhờ các cầu nối S-S. Từ đó rất nhiều các phân tử đờm cuộn xoắn vào nhau thành cấu trúc phức tạp, khó bị phá vỡ. Chúng tồn tại trong đường hô hấp và đóng vai trò như là 1 tác nhân kích thích để gây phản xạ ho. Thực chất đờm không xấu bởi theo hoạt động sinh lí, đờm chính là cơ chế bảo vệ ở đường hô hấp. Với đặc tính nhầy dính, đặc quánh, đờm quyện tất cả những tác nhân được coi là lạ trong đường hô hấp và ngăn cản sự lan tràn của chúng, đặc biệt là đối với những tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn, virus. Do đó nhờ đờm mà phổi hay phế quản sẽ tránh được 1 phần sự xâm nhập gây bệnh của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, đờm còn kích thích phản xạ ho để tống đờm và các tác nhân lạ ra khỏi đường hô hấp thông qua đường mũi, họng. Tuy nhiên khi quá nhiều đờm do cơ chế điều hòa kém, thì sẽ gây bít tắc đường dẫn khí khiến người bệnh thở khò khè, khó chịu. Đồng thời, quá nhiều đờm sẽ kích thích phản xạ ho liên tục, tác động 1 lực mạnh vào đường dẫn khí thường xuyên gây nên tình trạng mệt mỏi, đau rát cổ họng, tâm thần ức chế, khó khăn trong hô hấp.

Tuy có sự thay đổi về cấu trúc phân tử hoạt chất nhưng Ambroxol vẫn giữ được tính khử mạnh. Chính tính khử này quyết định hoạt tính của thuốc. Chúng nhường hydro cho các cầu nối disulfur S-S ở các phân tử đờm và biến đổi thành các nhóm chức sulfur đơn –SH và –SH. Từ đó cầu nối tại các phân tử đờm bị cắt đứt, các phân tử đờm không còn đoạn nối với nhau nữa nên chúng tự tách khỏi nhau hoặc chỉ cần tác động 1 lực nhỏ là chúng tự tách khỏi nhau. Bản thân các phân tử đờm cũng duỗi ra và dễ di chuyển dọc theo trục đường hô hấp. Chỉ lần tác động 1 lực nhẹ nhờ phản xạ ho, búi đờm nhầy sẽ tách dần nhau ra và dễ dàng tống ra ngoài. Hơn nữa khi làm loãng đờm, đờm sẽ giảm khả năng tác động gây kích thích đường hô hấp nên cũng làm cho người bệnh cảm thấy giảm ho, giảm cảm giác ngứa họng, dễ chịu hơn. Như vậy, tương tự như Bromhexin thì Ambroxol cũng có tác dụng làm lỏng đờm, loãng đờm, giảm độ quánh của đờm, cải thiện triệu chứng trong các bệnh tăng tiết đờm nhầy mà điển hình là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh viêm phế quản, hen phế quản,…

Ngoài tác dụng loãng đờm, Ambroxol còn có những tác dụng tuyệt vời khác rất hiệu quả để điều trị bệnh ở đường hô hấp. Đó là Ambroxol có khả năng chống oxy hóa rất tốt nên làm giảm xơ hóa, giảm stress oxy đường hô hấp, bảo vệ cấu trúc thành hô hấp, tăng cường chức năng của đại thực bào, giảm viêm và giảm tính phản ứng của đường hô hấp. Ambroxol còn có tác dụng chẹn kênh Natri ở màng tế bào – cơ chế tương tự chất gây tê tại chỗ, do đó có tác dụng gây tê nhẹ. Tại phế nang, Ambroxol còn kích thích bài tiết chất diện hoạt tại phế nang, tác dụng này rất nhẹ, nên không được ứng dụng đề điều trị cho trẻ đẻ non có tình trạng suy hô hấp. Tuy nhiên ở những trẻ nhỏ khi phát hiện sớm các triệu chứng của suy hô hấp do giảm lượng chất diện hoạt trong phế nang thì Ambroxol cũng có thể có lơi ích để giảm thiểu và ngăn chặn suy hô hấp tiến triển nặng.

Ambroxol hấp thu tốt qua đường uống với sinh khả dụng vào khoảng 70%. Thuốc có bản chất thân dầu nên ban đầu chúng khuếch tán rất nhanh vào máu để theo máu đi phân bố khắp nơi trong cơ thể, sau đó chúng đi vào phổi nhiều và tập trung nhiều tại các mô phổi, đường dẫn khí, dịch tiết phế nang,… Nồng độ cao nhất của Ambroxol trong cơ thể sẽ đạt được sau khoảng nửa giờ đến 3 giờ kể từ khi dùng thuốc. Thời gian tác dụng của thuốc khá dài, sau khoảng nửa ngày, thuốc giảm nửa nồng độ và thải trừ chủ yếu thông qua con đường chuyển hóa qua gan, thải trừ qua thận.

Salbutamol là một hoạt chất cường beta tác dụng ngắn điển hình. Salbutamol có khả năng tác động chọn lọc lên thụ thể beta 2 adrenergic tập trung nhiều ở cơ trơn đường hô hấp. Khả năng gắn chọn lọc này phụ thuộc nhiều vào mức liều, với liều thấp, chọn lọc tốt, liều cao hơn liều điều trị thì khả năng chọn lọc sẽ kém đi và Salbutamol có thể tác động vào 1 số thụ thể khác không phải là thụ thể beta 2 adrenergic gây ra những tác dụng phụ. Cơ chế của Salbutamol như sau: Salbutamol gắn vào thụ thể beta 2 adrenergic, sau đó hoạt hóa thụ thể này và hoạt hóa sang cả protein Gs cặp đôi với thụ thể này. Sau khi được hoạt hóa, protein Gs sẽ bị mất 1 phần và trở nên hoạt động, chúng sẽ tiến đến và hoạt hóa enzyme AC chuyển ATP thành AMPv làm tăng đáng kể lượng AMPv nội bào. Nồng độ AMPv tăng lên đồng nghĩa với việc lượng MLCK – (PO4)2 tăng lên, đây chính là dạng mất hoạt tính của MLCK – PO4 – chất phát động co tế bào cơ trơn. Như vậy Salbutamol ức chế hoạt động co của tế bào cơ trơn, duy trì trạng thái giãn cơ trơn đường hô hấp, nên mở rộng đường kính đường hô hấp hơn và hạn chế tình trạng co thắt đường hô hấp do các tác nhân kích thích khác, do cường hệ phó giao cảm. Từ đó người bệnh sẽ có được đường thở thông thoáng hơn, khắc phục nhanh chóng suy giảm hô hấp. Salbutamol có tác dụng nhanh, mạnh, nhưng thời gian duy trì tác dụng ngắn, do đó chỉ mang tính chất cấp cứu tạm thời.

Lọ siro Olesom S 100ml
Lọ siro Olesom S 100ml

Ngoài tác dụng chính trên, Salbutamol còn có khả năng giãn mạch nên làm tăng cường khả năng trao đổi oxy giữa phế nang và phổi, giảm thiểu tình trạng thiếu oxy, giảm mệt mỏi và giảm gắng sức để thở. Trong các bệnh hô hấp kèm viêm đường dẫn khí, Salbutamol còn ức chế sự bài tiết các chất trung gian hóa học gây viêm, giảm tiết nhầy nên giảm hình thành đờm nhầy quánh, giảm phù nề lớp biểu mô niêm mạc đường hô hấp. Đồng thời, Salbutamol còn làm tăng cường hoạt động của lớp lông chuyển động liên tục ở đường dẫn khí, ,từ đó quét sạch những cặn bẩn tại đây và làm sạch đường dẫn khí.

Ngoài ra, Salbutamol cũng có khả năng tác động không chọn lọc lên 1 số thụ thể khác của hệ thần kinh giao cảm hoặc tác dụng tại thụ thể đích những ở những vị trí ngoài đường hô hấp sẽ gây nên 1 số tác dụng khác như tăng nhịp tim, đánh trống ngực, giãn mạch, hội chứng Raynaud, tăng glucose máu, giảm tính nhạy cảm của thụ thể Insulin,…

Salbutamol khi uống thì hấp thu tốt với sinh khả dụng là 80% nhưng giảm đáng kể nếu có mặt của thức ăn. Salbutamol phân bố nhiều trong mô phổi, chỉ sau khoang 30 phút kể từ khi uống, tác dụng của Salbutamol được phát huy trên đường hô hấp. Tác dụng tối đa đạt được là khoảng 2 giờ kể từ khi uống. Salbutamol lưu lại trong cơ thể không lâu, chỉ sau 4 giờ, nồng độ của Salbutamol đã giảm còn 1 nửa. Salbutamol chủ yếu được chuyển hóa qua gan thành chất chuyển hóa không còn hoạt tính và thải trừ chủ yếu qua thận, 1 phần được thải trừ qua mật.

Như vậy sự kết hợp 2 thành phần trên hẳn là có lí do. Bởi vì Amroxol có tác dụng làm loãng đờm, nên giảm kích thích đường hô hấp, giảm cảm giác khò khè, khó chịu và khó thở cho người bệnh, tuy làm loãng đờm nhưng Ambroxol vẫn có khả năng kích thích nhẹ đường hô hấp nên phản xạ ho vẫn còn, tạo ra  1 lực đẩy đủ lớn để tống đờm nhầy ra ngoài. Salbutamol có khả năng giãn cơ trơn phế quản ngay lập tức để duy trì chức năng hô hấp cho đường dẫn khí. Cả 2 thành phần này đều có tác dụng dọn dẹp sạch sẽ tại đương hô hấp, giảm phản ứng viêm, phục hồi đường kinh phế quản, có lợi cho hệ hô hấp, giảm nhanh các triệu chứng nên rất có ý nghĩa cho những người bị bệnh đường hô hấp nặng, bệnh mạn tính, kéo dài gây ảnh  hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Thuốc ho Theralene 5mg có phải kháng sinh? Chống chỉ định & SĐK

Đối tượng sử dụng thuốc Olesom S

Đối với những người có hầu hết các bệnh đường hô hấp mà có những triệu chứng như ho có đờm nhầy, nhiều đờm, ho nhiều, co thắt phế quản, khó thở, khò khè, nặng ngực. Đặc biệt trong các bệnh như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh khí phế thũng.

Cách sử dụng siro Olesom S

Cách dùng siro Olesom S

Với dạng bào chế siro rất dễ sử dụng. Người dùng trước tiên cần đong đủ lượng dùng bằng cách đổ lượng thuốc khuyến cáo ra nắp hoặc cốc đong có ghi thể tích phù hợp, sau đó uống trực tiếp. Người bệnh nên sử dụng thuốc ngay sau bữa ăn để giảm thiểu tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa. Bởi thuốc có vị ngọt đậm nên có thể ảnh hưởng đến vị giác và giảm độ ngon của bữa ăn nếu như uống thuốc trước bữa ăn.

Cách dùng Olesom S
Cách dùng Olesom S

Ngoài ra người bệnh cũng không nên lựa chọn thời điểm uống vào lúc trước khi đi ngủ vì lượng đường lớn trong thuốc có thể đọng lại ở răng miệng gây sâu răng và phá hủy men răng. Nếu bắt buộc phải sử dụng trước khi đi ngủ, người bệnh cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi uống thuốc để bảo vệ hàm răng của mình.

Liều dùng siro Olesom S

Liều dùng thay đổi theo độ tuổi khác nhau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 5 ml đến 10 ml mỗi lần, dùng 3 lần mỗi ngày ngay sau bữa ăn.
  • Trẻ em độ tuổi từ trên 6 tuổi đến 12 tuổi: dùng 5 ml mỗi lần, dùng 3 lần mỗi ngày ngay sau bữa ăn.
  • Trẻ em độ tuổi từ 2 tuổi đến 6 tuổi: dùng 2,5 ml đến 5 ml mỗi lần, dùng 3 lần mỗi ngày ngay sau bữa ăn.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: không nên sử dụng thuốc này để điều trị long đờm.

Tác dụng phụ của Olesom S 100ml

Tim mạch: tăng nhịp tim, đánh trống ngực, giãn mạch, có thể có hạ huyết áp.

Thần kinh cơ: run đầu ngón tay, run cơ, yếu cơ, giảm khả năng gắng sức của cơ.

Da: có thể có phù, ban da, quá mẫn ngứa ngáy,…

Tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn.

Ngoài ra có thể có 1 số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc Olesom S, khi gặp các tác dụng trong quá trình dùng Olesom S, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có những xử trí phù hợp.

Olesom S có được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú ?

Đối với phụ nữ có thai: hiện nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tính an toàn của thuốc Olesom S trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên vẫn nhiều khuyến cáo cho rằng không cần phải tránh tuyệt đối trong thai kì, nhưng cần tránh dùng trong 3 tháng đầu thai kì để hạn chế các dị tật bẩm sinh. Việc dùng thuốc này trên phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi với các tác dụng phụ như tăng nhịp tim, kéo dài thời gian sinh, giãn mạch,…. Chỉ nên dùng khi xác định lợi ích vượt trội nguy cơ và trước khi dùng cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: do có chứa 1 lượng nhỏ Salbutamol trong thành phần thuốc nên hoạt chất này có khả năng đi vào sữa mẹ khiến cho con phải sử dụng bất đắc dĩ 1 lượng nhất định hoạt chất này thông qua việc bú mẹ. Salbutamol có thể gây ra những tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, giãn mạch, tăng glucose máu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy không nên dùng thuốc khi đang cho con bú, hoặc có thể dùng thuốc trong thời gian ngắn và không cho con bú trong thời gian này.

Olesom S có sử dụng cho trẻ sơ sinh ?

Bản thân của thuốc là 1 chất long đờm. Việc long đờm tưởng như rất có lợi trong 1 số bênh đường hô hấp, tuy nhiên nếu chỉ loãng đờm, long đờm mà đờm vẫn lưu trú trong đường hô hấp thì sẽ có nguy cơ đờm đi sâu xuống phổi, mang theo mầm bệnh, làm bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra đờm trôi tự do trong đường hô hấp mà không được đẩy ra ngoài cũng có thể gây bít tắc đường thở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc chỉ dùng thuốc long đờm sẽ gây nguy cơ suy hô hấp cho trẻ, bởi trẻ ở độ tuổi này cơ chế phản xạ thần kinh gây ho còn chưa hoàn chỉnh. Đờm của trẻ loãng ra nhưng trẻ không thể ý thức được việc đẩy đờm ra ngoài. Vậy nên thuốc Olesom S không hẳn là 1 lựa chọn tốt cho trẻ dưới 2 tuổi. Tốt nhất là không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc cho trẻ.

Lưu ý đặc biệt khi sử dụng siro Olesom S

Ambroxol – thành phần của thuốc, không chỉ có tác dụng trên hô hấp mà còn có tác dụng trên hệ thống tuần hoàn. Chúng làm tiêu các cục máu đông giàu fibrin, do đó có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân đang có loét dạ dày tá tràng. Trước khi sử dụng cần xác định tình trạng loét đường tiêu hóa và theo dõi các triệu chứng , dấu hiệu xuất huyết trong quá trình sử dụng để xử trí kịp thời.

Đối với bệnh nhân có nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, khi sử dụng thuốc có thể gây nghiêm trọng hơn bệnh lí này.

Đối với bệnh nhân cường giáp, dùng thuốc có thể tăng nguy cơ gặp phải cơn bão giáp.

Đối với bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, dùng thuốc có thể gây ra tác dụng tăng đường huyết.

Việc dùng kéo dài, dùng liều cao, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng “quen” thuốc và sẽ đòi hỏi tăng liều lượng sử dụng về sau.

Sử dụng thuốc có thể gây ra nguy cơ giảm kali máu.

Đối với người lái xe và vận hành máy móc: thuốc có thể gây ra tác dụng buồn ngủ, an thần, cận thận trọng.

Tương tác thuốc giữa siro Olesom S với các thuốc khác

Không sử dụng Olesome S cùng với Digoxin
Không sử dụng Olesome S cùng với Digoxin

Không sử dụng cùng Olesom S và digoxin do làm tăng nồng độ và tăng độc tính của Digoxin trên tim.

Không sử dụng cùng với thuốc lơi tiểu quai, lơi tiểu thiazid, corticoid,… do làm giảm kali máu.

Không sử dụng cùng với các thuốc chẹn beta không chọn lọc trong điều trị tăng huyết áp, suy tim do làm mất tác dụng của thuốc Olesom S.

Lưu ý chỉnh liều các thuốc điều trị đái tháo đường khi phải dùng cùng với Olesom S.

Thận trọng khi sử dụng Olesom S cùng với thuốc giảm ho như Codein vì làm mất phản xạ ho không thể đẩy đờm ra ngoài.

Không sử dụng cùng với các thuốc hủy phó giao cảm như atropine do làm khô đờm, mất tác dụng loãng đờm của Olesom S.

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên cung cấp thông tin về tất cả thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc bất lợi.

Chống chỉ định của Siro Olesom S

Đối với người có quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với người đang có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Đối với phụ nữ 3 tháng đầu thai kì.

Triệu chứng khi quá liều Olesom S

Khi quá liều (sử dụng với lượng lớn hơn khuyến cao 1 lần hoặc 1 ngày) có thể xảy ra những triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nặng như tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, tăng đường huyết, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hạ kali máu,… Khi quá liều cần ngừng sử dụng thuốc, tới gặp bác sĩ điều trị để xử trị kịp thời và hợp lí.

Olesom S có phải kháng sinh không ?

Olesom có phải thuốc kháng sinh?
Olesom có phải thuốc kháng sinh?

Đã có rất nhiều người lầm tưởng Siro Olesom S là kháng sinh, đặc biệt là những bà mẹ có ý định sử dụng thuốc này để trị ho có đờm cho trẻ. Olesom S không có chứa thành phần là các hoạt chất kháng sinh, vì vậy Olesom S không phải là 1 kháng sinh. Olesom S chỉ có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh đường hô hấp mà không hề có tác dụng lên vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp. Khi điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, nên kết hợp Olesom S với kháng sinh để điều trị triệt để bệnh.

Siro Olesom S mở nắp sử dụng được trong bao lâu?

Bản thân là dạng bào chế siro với nồng độ đường rất cao, nên hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật nên hạn chế sự phân hủy. Hay nói cách khác, Siro có đặc tính sát khuẩn và tự bảo quản. Sau khi mở nắp, không nên bảo quản siro ở nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh vì điều này làm giảm đáng kể lượng đường tan trong siro nên tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây phân hủy thuốc. Thời gian sử dụng siro sau khi mở nắp cũng tương đối dài. Nếu bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C thì sử dụng được trong vòng 6 tuần kể từ khi mở nắp, ở nhiệt độ dưới 30 độ C thì sử dụng được trong vòng 5 tuần kể từ khi mở nắp.

Thuốc Olesom S giá bao nhiêu ?

Hiện nay Siro Olesom 100 ml có giá là 65.000 đồng đến 80.000 đồng / hộp 1 lọ x 100ml. Gía bán có thể dao động ở những địa chỉ bán thuốc khác nhau. Để biết chính xác mức giá, người mua vui lòng tham khảo trước giá bán thuốc tại các cơ sở bán thuốc để nắm bắt chính xác và đưa ra quyết định mua thuốc Olesom S.

Siro Olesom S được bán ở đâu?

Siro Olesom S có bán tại khắp các nhà thuốc, quầy thuốc và các đại lí thuốc trên toàn quốc. Ở bất cứ đâu người dùng cũng có thể mua được thuốc này. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, người mua có thể đến trực tiếp các nhà thuốc lớn như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh để mua thuốc này. Đơn giản và thuận tiện hơn, người mua có thể tìm kiếm trang web của nhà thuốc Lưu Anh, Nhà thuốc Ngọc Anh thông qua Internet để đặt mua thuốc này với giá cả hợp lí và giao hàng tận nơi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây