Ngáp là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, chúng ta không còn lạ lẫm với nó. Tuy nhiên khi bạn ngáp quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, nhiều hơn 1 lần mỗi phút, điều này nói rằng bạn đang ngáp quá nhiều. Tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một vài sự thật về tình trạng ngáp nhiều.
Ngáp là gì?
Ngáp là quá trình há miệng không tự chủ và hít thở sâu, đưa đầy không khí vào phổi. Đó là một phản ứng rất tự nhiên khi cảm thấy mệt mỏi. Trên thực tế, ngáp thường được kích hoạt bởi cảm giác buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
Chúng ta hay nghe đến cụm từ “ ngáp ngắn, ngáp dài”. Trong một số trường hợp ngáp ngắn, chỉ thoáng qua. Một số lại ngáp kéo dài vài giây. Khi ngáp có thể kèm theo chảy nước mắt, căng da hoặc thở dài.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do tại sao ngáp xảy ra. Đa số chúng ta sẽ nghe ngáp vì do mệt mỏi, buồn chán. Ngáp cũng có thể xảy ra khi bạn nói về việc ngáp hoặc nhìn thấy hoặc nghe thấy người khác ngáp.
Ngáp quá mức là ngáp xảy ra liên tục, nhiều hơn một lần mỗi phút. Điều này gây ra không ít bất tiện trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày của bạn. Trong một số trường hợp ngáp quá nhiều có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây ngáp nhiều
Trong một số điều kiện có thể gây ra phản ứng giãn mạch, dẫn đến ngáp quá nhiều. Khi phản ứng giãn mạch xảy ra, có sự gia tăng hoạt động của dây thần kinh phế vị. Đây là dây thần kinh chạy từ não xuống cổ họng và vào bụng. Khi dây thần kinh phế vị hoạt động nhiều, chúng gây ra ngáp nhiều và làm nhịp tim và huyết áp giảm đáng kể.
Ngáp quá nhiều và thường xuyên cũng có thể báo hiệu thời gian mệt mỏi kéo dài, chẳng hạn như tình trạng mất ngủ và trầm cảm. Khi cơ thể của chúng ra thiếu năng lượng tình trạng ngáp nhiều sẽ xảy ra. Nó như một phản xạ để lấy nhiều oxy hơn mức bình thường nhằm phục vụ cơ thể.
Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, lo lắng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin,… cũng gây ra ngáp nhiều. Khi chúng ta sử dụng thuốc này vì mục đích điều trị nhưng với một số trường hợp vẫn không tránh khỏi tác dụng phụ. Chúng gây cho bạn cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi.
Ngoài ra ngáp nhiều cũng có thể do một số bệnh lý cụ thể. Đây là những trường hợp cần đến sự chẩn đoán của bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy mình ngáp nhiều một cách bất thường nhưng không liên quan đến vấn đề giấc ngủ hãy đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Ngáp nhiều là triệu chứng của bệnh gì?
Ngáp nhiều ngoài biểu hiện của một số bệnh lý phổ biến như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, lo lắng quá mức.
Tham khảo thêm: Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa bệnh trầm cảm
Ít phổ biến hơn nhưng ngáp nhiều cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh sau:
- Xuất huyết xung quanh tim hoặc nhồi máu cơ tim
- Đột ngụy: Một số nghiên cứu cho rằng quá trình ngáp liên quan đến thân não, đây là vùng não kết nối với tủy sống. Ngáp quá nhiều có thể xảy ra trước hoặc sau khi đột quỵ
- Động kinh: Người động kinh có thể xuất hiện cơn ngáp quá mức trước khi xuất hiện cơn động kinh. Ngoài ra ngáp nhiều có thể do mệt mỏi mà chứng động kinh gây ra
- Bệnh đa xơ cứng: Những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS) có thể ngáp quá nhiều do mệt mỏi liên quan đến MS. Ngoài ra bệnh này làm quá trình điều hòa thân nhiệt bị dán đoạn cũng gây ra ngáp nhiều.
Ngáp cũng có liên quan đến việc tăng cortisol, một loại hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc nhận biết sự gia tăng bất thường của cortisol có thể giúp phát hiện một số tình trạng thần kinh, chẳng hạn như MS.
- Suy gan: Suy gan giai đoạn cuối thường gây mệt mỏi nhiều. Các nhà khoa học nhận định tình trạng ngáp nhiều có thể do chứng mệt mỏi ở bệnh nhân suy gan.
- U não: Trong một số ít trường hợp hiếm hoi, ngáp quá nhiều có thể là triệu chứng của u thùy trán hoặc u thân não.
Nên nói chuyện với bác sĩ khi thấy ngáp quá nhiều nhưng không có lý do rõ ràng. Bác sĩ có thể xác định xem liệu tình trạng ngáp quá nhiều có phải do vấn đề sức khỏe hay không.
Chẩn đoán ngáp nhiều
Đầu tiên, để xác định nguyên nhân của việc ngáp quá nhiều, bác sĩ có thể hỏi về thói quen ngủ của bạn. Bước ban đầu phải đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ giấc. Điều này sẽ xác định xem có phải bạn ngáp quá nhiều do mệt mỏi hay rối loạn giấc ngủ hay không.
Sau khi loại trừ các vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra một nguyên nhân khác có thể gây ra ngáp quá nhiều.
Điện não đồ là một trong những phương pháp đánh giá có thể được sử dụng. Nó cho phép đo hoạt động điện trong não của bạn. Vì thế nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh động kinh và các tình trạng khác ảnh hưởng đến não.
Ngoài ra Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI. Phương pháp này sử dụng nam châm mạnh và sóng vô tuyến để đưa ra hình ảnh cụ thể về cơ thể của chúng ta. Chúng sẽ giúp bác sĩ hình dung và phát hiện các vấn đề về cấu trúc cơ thể nếu có. Những hình ảnh sau khi chụp MRI thường được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tủy sống và não. Qua đó có thể xác định bạn có các khối u bên trong não hoặc bệnh đa xơ cứng hay không. Ngoài ra phương pháp này cũng được dùng để đánh giá chức năng của tim. Qua đó giúp phát hiện các vấn đề về tim của bệnh nhân.
Cách chữa bệnh ngáp nhiều
Nếu ngáp quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Việc ngáp quá nhiều khiến bạn mất tập trung, phản xạ chậm hơn bình thường. Thậm chí bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và mất tinh thần làm việc.
Hãy tìm đến lời khuyên của bác sỹ và thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng ngáp quá nhiều
Dùng thuốc
Khi tình trạng ngáp quá nhiều do nguyên nhân rối loạn giấc ngủ, bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc để hỗ trợ giấc ngủ. Chúng sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế ngáp nhiều. Lưu ý bạn không được tự ý ngưng thuốc nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
- Thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ: Diazepam, Clonazepam, Bromazepam, …
- Các thuốc ngủ thuộc nhóm Phenobarbital
- Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc an thần thế hệ mới như: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride, …
Lưu ý rằng không tự ý sử dụng các loại thuốc trên khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Thuốc Diazepam: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng
Không dùng thuốc
Để cải thiện tình trạng ngáp nhiều bạn có thể sử sụng một số biện pháp không dùng thuốc sau đây:
- Sử dụng kẹo cao su: Một số loại kẹo cao su giúp mình cảm giác tỉnh táo, tập trung hơn hạn chế cảm giác uể oải gây ngáp nhiều. Ngoài ra phản xạ nhai cũng hạn chế được phản xạ ngáp.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động giúp tình thần thoải mái, hạn chế được các năng lượng tiêu cực. Ngoài ra một chế độ tập luyện thể thao hợp lý sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, hạn chế mắc các vấn đề về sức khỏe gây ngáp nhiều.
- Ngủ đủ giấc: Hãy tạo thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần tốt lên. Khi bạn ngủ đủ giấc sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, xuống tinh thần dẫn đến hạn chế ngáp.
- Uống nhiều nước: Đôi khi ngáp nhiều còn do tình trạng thiếu nước
- Tạo không gian sống và làm việc thoáng: Điều này sẽ cung cấp đủ oxy cho cơ thể, hạn chế phản xạ ngáp.
Một số câu hỏi thường gặp
Ngáp nhiều khám ở đâu?
Bạn có thể đến ngay bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất để khám. Tuy nhiên ưu tiên những cơ sở có đầy đủ trang thiết bị để làm điện não đồ và chụp MRI.
Cách trị ngáp chảy nước mắt
Khi bạn ngáp sẽ tạm thời chặn đường thoát của nước mắt xuống mũi. Bình thường lượng nước mắt này sẽ được chảy xuống hòa chung với nước mũi và chảy ra ngoài. Vì thế khi con đường này bị chặn sẽ gây ra chảy nước mắt trong khi ngáp. Để trị ngáp chảy nước mắt thì bạn chỉ cần quản lý và chữa trị cơn ngáp của mình.