Thuốc Natrilix SR 1.5mg: Tác dụng, cách dùng, giá bán, mua ở đâu

2/5 - (1 bình chọn)

Tăng huyết áp là căn bệnh thầm lặng gây ra nhiều hiểm họa cho sức khỏe con người. Việc điều trị tăng huyết áp rất cần thiết và được duy trì để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong bài viết này, Heal Central sẽ cung cấp các thông tin về thuốc Natrilix SR được nhập khẩu từ Pháp.

Natrilix SR là thuốc gì?

Thuốc Natrilix SR là thuốc điều trị tăng huyết áp do Les Laboratoires Servier Pháp sản xuất. Thuốc được bào chế dưới dạng viên bao phóng thích chậm với hàm lượng Indapamide 1,5 mg mỗi viên. Thuốc hiện đã được nhập khẩu vào Việt Nam và được phân phối trên toàn quốc với SĐK VN – 16509 – 13.

Hình ảnh thuốc Natrilix SR mặt trước
Hình ảnh thuốc Natrilix SR mặt trước

Thuốc Natrilix SR có tác dụng gì?

Hoạt chất chính trong thuốc Natrilix là Indapamide. Cơ chế tác dụng của Indapamide:

  • Indapamide là một sulfonamid không thiazide có vòng indol, là thuốc lợi tiểu.
  • Giảm khả năng co bóp của cơ trơn mạch máu do thay đổi trao đổi ion xuyên màng.
  • Giãn mạch do kích thích sự tổng hợp của prostaglandin PGE2 và thuốc giãn mạch và thuốc chống ngưng kết tiểu cầu PGI2
  • Giảm phì đại thất trái.
  • Không làm thay đổi chuyển hóa lipid: triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol; không làm thay đổi chuyển hóa glucose, ngay cả ở bệnh nhân tăng huyết áp tiểu đường.

Dược động học

Indapamide được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh đạt được sau 12 giờ.
Thuốc thải trừ hai pha với thời gian bán hủy cuối 14 đến 18 giờ chỉ khoảng 5% được bài tiết dưới dạng không đổi. Thuốc được chuyển hóa rộng rãi. Khoảng 60% được bài tiết qua nước tiểu. Khoảng 70% liều uống duy nhất được đào thải qua thận và 23% qua đường tiêu hóa. Indapamide liên kết khoảng 71 đến 79% với protein huyết tương và tốt nhất là được hấp thụ trong các tế bào hồng cầu. Thuốc được đưa lên bởi các thành mạch trong cơ trơn mạch máu do độ hòa tan lipid cao của Indapamide.
Indapamide được chuyển hóa ở mức độ rõ rệt với 7% sản phẩm không thay đổi được tìm thấy trong nước tiểu trong 48 giờ sau khi dùng.

Hình ảnh dạng hộp thuốc Natrilix SR
Hình ảnh dạng hộp thuốc Natrilix SR

Công dụng

Thuốc Natrilix SR 1.5mg làm giãn mạch máu, làm hạ huyết áp.

Chỉ định

Sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp.

Cách sử dụng thuốc Natrilix SR

Cách dùng

Uống thuốc với nước lọc, không bẻ, nghiền, nhai thuốc.
Sử dụng thuốc vào 1 thời điểm nhất định trong ngày (nên dùng vào buổi sáng) để tránh quên thuốc và thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Liều dùng

Mỗi ngày uống 1 viên vào buổi sáng. Sử dụng hàng ngày, không được bỏ thuốc.
Bác sĩ cần nghiên cứu, đưa ra liều dùng phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân với những tình trạng sức khỏe khác nhau sao cho thuốc hiệu quả nhất, tránh được các tương tác thuốc, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Chống chỉ định

  • Suy thận nặng.
  • Bệnh não gan hoặc suy giảm nghiêm trọng chức năng gan.
  • Hạ kali máu.
  • Quá mẫn cảm với Indapamide, dẫn xuất Sulfonamide và bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

    Không sử dụng thuốc Natrilix SR cho người suy thận nặng
    Không sử dụng thuốc Natrilix SR cho người suy thận nặng

Tác dụng phụ của thuốc Natrilix SR

Rối loạn hệ thần kinh: Hiếm gặp: chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Rất hiếm: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết.
Rối loạn tim mạch: Rất hiếm: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Rối loạn nội tiết: Đái tháo đường (rất hiếm).
Rối loạn tiêu hóa:

  • Ít gặp: nôn
  • Hiếm gặp: buồn nôn, táo bón, khô miệng
  • Rất hiếm khi: viêm tụy.

Rối loạn chung: Chóng mặt, chuột rút cơ bắp, bất lực, cận thị cấp tính. Khi giảm liều, các triệu chứng này sẽ giảm đi.
Rối loạn thận và tiết niệu: Rất hiếm: suy thận.
Rối loạn gan mật.

  • Hạ Kali máu.
  • Dị ứng, nổi mẩn.

Các bạn hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm, nếu có biểu hiện lạ cần báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc kịp thời.

Chú ý và thận trọng

  • Khi chức năng gan bị suy yếu, thuốc lợi tiểu liên quan đến Thiazide có thể gây ra bệnh não gan đặc biệt là trong trường hợp mất cân bằng điện giải. Phải ngừng thuốc lợi tiểu ngay lập tức nếu điều này xảy ra hoặc có dấu hiệu suy thận.
  • Có thể giảm cân nhẹ khi dùng thuốc.
  • Đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Bạn chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định và kê đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Không tự ý tăng liều, bỏ thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

    Hình ảnh thuốc Natrilix SR dạng viên
    Hình ảnh thuốc Natrilix SR dạng viên

Tương tác thuốc

Liti: thuốc Natrilix làm giảm bài tiết liti trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng thuốc lợi tiểu là cần thiết, cần theo dõi cẩn thận nồng độ Liti trong huyết tương để tránh bị ngộ độc.
NSAIDs có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của Indapamide.
Các hợp chất khác gây hạ kali máu: amphotericin B (IV), glucose-và mineralocorticoids (đường toàn thân), tetracosactide, thuốc nhuận tràng kích thích kết hợp với Natrilix có thể tăng nguy cơ hạ kali máu nếu sử dụng đồng thời với thuốc Natrilix.
Không kết hợp Natrilix với các thuốc Quinidin, Hydroquinidine, Disopyramide, Amiodarone, Bretylium, Sotalol dofetilide, ibutilide, chlorpromazine, cyamemazine, levomepromazine, thioridazine, trifluoperazine.
Thận trọng khi dùng chung với thuốc lợi tiểu giữ Kali như Amiloride, Spironolactone, Triamterence. Cần theo dõi nồng độ kali và điện tâm đồ trong thời gian điều trị, xem lại phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Các bạn cần thông báo với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
Xem thêm thuốc hạ huyết áp hiệu quả:
Thuốc Dopegyt 250mg: Công dụng, cách dùng, giá bán, địa chỉ mua

Ảnh hưởng của thuốc Natrilix SR lên phụ nữ có thai và cho con bú

Nên tránh dùng thuốc lợi tiểu Natrilix cho phụ nữ mang thai và không sử dụng để điều trị phù khi thai kỳ. Thuốc lợi tiểu có thể gây thiếu máu cục bộ, với nguy cơ suy giảm sự phát triển của thai nhi.
Indapamide được bài tiết qua sữa mẹ nên không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Không dùng thuốc Natrilix SR cho con bú
Không dùng thuốc Natrilix SR cho con bú

Cách xử trí quá liều, quên liều

Quá liều

Không tự ý tăng liều sử dụng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dấu hiệu ngộ độc cấp tính có dạng trên tất cả các rối loạn nước / điện giải (hạ natri máu, hạ kali máu). Trên lâm sàng, khả năng buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, chuột rút, chóng mặt, buồn ngủ, nhầm lẫn, tiểu nhiều hoặc thiểu niệu có thể đến mức vô niệu (do hạ kali máu). Hãy đến cơ sở y tế để rửa ruột, dùng than hoạt tính, phục hồi cân bằng nước điện giải.

Quên liều

Cần uống ngay sớm nhất có thể nếu bạn quên liều.
Duy trì sử dụng thuốc vào một thời điểm nhất định để tránh quên thuốc.

Thuốc Natrilix SR giá bao nhiêu?

Thuốc Natrilix SR là thuốc lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp được nhập khẩu từ Pháp. Mỗi hộp có 3 vỉ, 10 viên/ vỉ được bán với giá 195.000 VNĐ. Có thể có sự chênh lệch về giá giữa các nơi bán thuốc khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không đáng kể. Các bạn nên lựa chọn nơi mua uy tín để đảm bảo an toàn của sản phẩm thuốc mình sử dụng.

Mua thuốc Natrilix SR ở đâu tại Hà Nội và TP. HCM?

Thuốc Natrilix SR được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, khi đi mua thuốc cần đem theo đơn thuốc. Các bạn có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các bạn nên tham khảo 1 số nhà thuốc lớn như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh. Nên lựa chọn nơi mua uy tín, nguồn gốc và thông tin sản phẩm rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0333.40.50.80 để có thể đặt mua và nhận được các lời khuyên hữu ích từ dược sĩ đại học.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống!

Hình ảnh thuốc Natrilix SR giúp hạ huyết áp hiệu quả
Hình ảnh thuốc Natrilix SR giúp hạ huyết áp hiệu quả

Xem thêm thuốc hạ huyết áp hiệu quả:
Thuốc Aprovel 150mg: Chỉ định, Liều dùng, Lưu ý khi sử dụng, Giá bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây