Nặn mụn là thói quen khó bỏ của rất nhiều người mặc dù biết hành động này tác động xấu tới da. Trong bài viết này, HealCentral sẽ chia sẻ với độc giả cách nặn mụn đúng và sau nặn mụn làm gì để không bị thâm.
Có phải mụn nào cũng được phép nặn?
Mụn chính là một trong những nỗi ác mộng về mặt thẩm mỹ của rất nhiều người hiện nay. Nặn mụn chính là cách được sử dụng phổ biến để loại bỏ đi các vết mụn cứng đầu. Nhưng với nhiều người chưa biết, không phải mụn nào cũng có thể nặn và lúc nào thì nên nặn mụn. Trong bài viết lần này, chúng tôi xin cung cấp đến cho độc giả những cần biết khi nặn mụn.
Những loại mụn có thể nặn
Sau đây là những đặc điểm dễ nhận biết để nhận dạng các loại mụn có thể nặn:
Kích thước nốt mụn nhỏ, không có bất cứ dấu hiệu của sưng hay viêm ở vết mụn.
Mụn già, thấy rõ nhân mụn trồi lên có thể lấy ra dễ dàng.
Với những dấu hiệu ở mụn trên, bạn có thể an tâm nặn mụn mà không sợ hư tổn gì cho da. Ngoài ra việc hồi phục vết sẹo cũng sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Những loại mụn tuyệt đối không nên nặn
Còn với những loại mụn sau đây, bạn tuyệt đối không nên tự ý “giải quyết” ở nhà:
Vết mụn sưng tròn, đỏ: rất dễ nhiễm trùng nếu bạn nặn những vết mụn có dấu hiệu sưng, đau. Lúc này vùng tổn thương đang cần thời gian để hồi phục nếu bạn thực hiện nặn mụn sẽ có càng nhiều vi khuẩn thâm nhập dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Mụn bọc: những nốt mụn bọc chứa một lượng rất lớn mủ, vi khuẩn có hại cho các vùng da khác nếu để lan ra. Do đó không nên vì nặn một vết mụn ở chỗ này mà tổn thương nhiều chỗ khác.
Mụn “không đầu”: các nốt mụn không có đầu mụn là một trong những loại cứng đầu nhất. Cầm những dụng cụ thích hợp cũng như phải rất cẩn thận mới có thể xử lý được “đám cứng đầu” này. Do đó nếu tự ý nặn ở nhà, nguy cơ nhiễm trùng hoặc để lại những vết sẹo “to tướng” là rất lớn.
Mụn trứng cá ác tính: hiếm gặp, gây mệt mỏi, sốt nhẹ ở những người mắc phải. Chỉ cần nặn một vết mụn sẽ gây ra kích ứng ở toàn bộ khuôn mặt.
Với tất cả những trường hợp trên, bạn nên tuyệt đối cẩn thận ko nên tự ý nặn. Lợi thì ít mà hại thì nhiều. Không chỉ là sở hữu vĩnh viễn những chiếc sẹo xấu xí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của chính mình. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị như các loại kem bôi ngoài da là cách mà bạn có thể làm để xóa bỏ đi hoàn toàn những vết mụn cứng đầu ấy, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hướng dẫn nặn mụn đúng cách không để lại vết thâm sẹo
Có rất nhiều lưu ý bạn nên để ý trong việc nặn mụn. Chỉ cần thực hiện đầy đủ thì quá trình nặn mụn của bạn sẽ đạt được hiệu quả và an toàn nhất.
Vệ sinh da và tay trước khi nặn mụn
Lưu ý đầu tiên cũng là lưu ý quan trọng nhất đó chính là rửa sạch vùng da tổn thương và bàn tay của bạn trước khi nặn mụn. Bàn tay chính là thứ cầm nắm các vật dụng, là phương tiện tiếp xúc trực tiếp với những thứ khác hàng ngày.
Do vậy lượng vi khuẩn ở bàn tay sẽ là rất lớn nếu bạn không chịu rửa tay thường xuyên. Vì vậy bạn cần rửa sạch bàn tay trước khi nặn mụn để tránh việc nhiễm trùng do không đáng có. Ngoài ra nếu bạn sử dụng dụng cụ nặn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu.
Xem thêm: Miếng dán mụn Nexcare 3M trị mụn hiệu quả không? Giá bán
Nặn mụn đúng cách như thế nào
Sử dụng tay hoặc dụng cụ đã chuẩn bị, nhẹ nhàng tác động một lực vừa phải xung quanh mụn cho đến khi xuất hiện nhân mụn. Cần nặn để nhân mụn ra hết vì nếu như còn sót lại nhân mụn thì chúng vẫn còn có thể tiếp tục tạo nên những “kẻ cứng đầu” trên bề mặt da của bạn. Dùng nhíp hoặc dụng cụ tương tự để tách nhân mụn ra. Sau đó dùng bông băng để thấm hết dịch, máu trong quá trình nặn mụn để tránh lan ra các vùng da khác.
Nếu gặp những trường hợp chân mụn cứng, ko trồi ra cùng nhân mụn, bạn cần xoáy một lực mạnh hơn vào đầu mụn. Lưu ý không nên dùng một lực quá mạnh tránh làm sưng tấy vùng da tổn thương.
Không để sót lại nhân mụn
Như đã nhắc đến ở trên, việc để sót lại nhân mụn sẽ làm quá trình xử lý mụn của bạn vô ích. Do đó để tránh việc nhân mụn phát triển sâu hơn dưới bề mặt da, hãy đảm bảo rằng không còn nhân, cồi mụn ở trong vết mụn.
Sau khi nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm?
Một câu hỏi rất nhiều người đặt ra là nặn mụn bị thâm thì phải làm sao, thực tế thì chỉ cần thực hiện những lưu ý rất đơn giản, bạn đã có thể đạt xóa mờ hoàn toàn vết mụn.
Nên bôi gì sau khi nặn mụn?
Những sản phẩm chăm sóc cho da với các thành phần tự nhiên sẽ là lựa chọn cực kì tốt để sử dụng.
Những sản phẩm chăm sóc cho da với các thành phần tự nhiên sẽ là lựa chọn cực kì tốt để sử dụng. Trong số đó phải kể đến bộ đôi xử lí mụn Nacurgo & Nacurgo Gel.
Ngay sau khi nặn mụn, bạn hãy nhanh chóng lấy ngay chai dung dịch màng sinh học Nacurgo. Dùng tăm bông chấm vào dung dịch màng sinh học Nacurgo sau đó chấm lên nốt mụn đã nặn. Màng sinh học Polyesteramid ngay lập tức sẽ tạo lớp màng bao phủ lên tổn thương da, tạo thành cơ chế khép kín giúp ngăn không cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây viêm đồng thời thúc đẩy tái tạo da giúp tổn thương da do mụn gây ra lành nhanh gấp 3-5 lần so với kem bôi thông thường. Sau đó, bạn có thể kết hợp sử dụng Nacurgo dạng gel bôi lên bề mặt toàn bộ vùng da nặn mụn bị vỡ. Nacurgo Gel sẽ giúp bảo vệ ức chế hình thành hắc sắc tố Melanin (hắc sắc tố gây thâm sạm trên da) đồng thời kiểm soát sự phát triển đồng đều của Collagen và Elastin (tổ chức liên kết dưới da) giúp ngăn hình thành sẹo rỗ, sẹo lõm do nặn mụn để lại.
Vệ sinh vùng da mụn vừa nặn
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình dưỡng da, hồi phục sau khi nặn mụn. Việc rửa sạch khuôn mạch sẽ đánh bay các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh còn bám lại trên vùng mụn, vừa cung cấp một chút độ ẩm đủ để cho da hồi phục hoàn toàn.
Một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể dùng kết hợp với nước để rửa sạch khuôn mặt là nước vo gạo, nha đam. Cả hai đều có tác dụng sát khuẩn một cách nhẹ nhàng và đều cung cấp cho da những dưỡng chất cần thiết để hồi phục.
Sau khi nặn mụn có nên chườm đá?
Đây là một điều cần thiết và nên làm sau khi nặn mụn. Đá cung cấp một lượng nhiệt lạnh giúp cho vùng da vừa được nặn không bị sưng lên, đồng thời làm cho da ko trở nên đỏ hơn. Ngoài ra đá còn giảm thiểu tối đa nguy cơ bị mụn, hoàn thiện cho quá trình hồi phục.
Cách làm: dùng nước sạch để làm đá. Sau đó lấy một vài viên đá bọc vào khăn và lưu ý là chiếc khăn cũng phải sạch. Thực hiện chườm lên bề mặt da khoảng 5-7 phút sau khi nặn mụn. Làm mỗi ngày từ 3-4 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Những thực phẩm có nhiều vitamin có lợi cho da sẽ được ưu tiên tăng cường ở giai đoạn này. Các loại hoa quả, rau xanh đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe làn da. Thực đầy nhiều sắt như bông cải xanh, thịt bò sẽ làm vết thương nhanh hồi phục hơn rất nhiều. Một bí quyết mà ít ai để í tới trong việc hồi phục sau khi nặn mụn chính là cung cấp đủ nước. Nước không những giúp trung hòa cơ thể, nó còn giúp việc chống thâm mụn trở nên hiệu quả hơn bội phần.
Bên cạnh đó giữ một lối sống lành mạnh, tập những bài thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, tránh căng thẳng, stress sẽ giúp làn da của bạn khỏe mạnh.
Tránh những tác động xấu từ môi trường
Bụi, gió,… đều là những môi trường rất có hại nếu để tiếp xúc với vết mụn. Do vậy, việc giữ gìn để da tránh phải tiếp xúc với khói, bụi là rất quan trọng. Ánh nắng mặt trời cùng tia cực tím có thể làm những vết thâm mụn trở nên xấu xí hơn. Áo khoác cùng kem chống nắng cùng khẩu trang sẽ là một “combo” lí tưởng để bảo vệ bạn trước các môi trường bên ngoài. Hãy tập thói quen rửa mặt sau khi phải di chuyển ở các môi trường đầy khói bụi như hiện nay.
Sử dụng các loại mặt nạ, tinh chất dưỡng da
Mặt nạ nha đam: nha đam kích thích tổng hợp collagen, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như chăm sóc cho da. Chất nhầy có trong nha đam còn giúp tạo độ ẩm hỗ trợ cho quá trình lành lại của mụn.
Cách thực hiện: sử dụng một nhánh nha đam tươi, rửa sạch và cắt vỏ. Tiếp đến cắt nha đam thành từng miếng nhỏ. Vệ sinh sạch khuôn mặt trước khi đắp trực tiếp nha đam lên. Thực hiện khoảng 15-20 phút, không đắp lâu để tránh các kích ứng không cần thiết. Rửa sạch lại bằng nước ấm sau khi đã đắp xong.
Mật ong: với khả năng kháng khuẩn cũng như đặc biệt hơn là se khít lỗ chân lông, mật ong sẽ cung cấp thêm cho da một hàng rào ngăn chặn các vi khuẩn cơ hội xâm nhập.
Cách thực hiện: sử dụng mật ong thoa nhẹ nhàng trực tiếp lên vùng da mới được nặn mụn trong khoang 10-20 phút. Một tuần bạn nên làm tầm 2-3 lần, kiên trì thực hiện thì sau một thời gian ngắn những vết thâm mụn sẽ hoàn toàn biến mất.
Mặt nạ nghệ tươi: đã được chứng nhận là trị sẹo thâm hiệu quả. Nghệ tươi có thể kết hợp với rất nhiều thành phần khác như sữa tươi, mật ong, nước cốt chanh để dưỡng da sau trị mụn.
Cách thực hiện: rửa sạch và đâm nhỏ 1 củ nghệ tươi, có thể kết hợp cùng sữa tươi, nước cốt chanh để đạt hiệu quả tốt nhất . Cụ thể là với 4 thìa sữa tươi hoặc 1 thìa cafe cốt chanh. Đắp hỗn hợp lên mặt trong vòng 15 phút đều đặn mỗi ngày để thấy được hiệu quả đáng kinh ngạc.
Kem đánh răng: nghe qua có vẻ rất vô lý nhưng silica có trong kem đánh răng rất tốt trong việc trị sưng, trị thâm sau quá trình nặn mụn.
Cách thực hiện: chấm nhẹ một lượng kem đánh răng vừa đủ lên vùng da tổn thương khoảng 5-7 phút. Dùng nước rửa sạch sau khi xong, thực hiện kiên trì mỗi tuần 2-3 lần.
Tham khảo: Viên uống trị mụn trứng cá Muncare có tốt không? Cách dùng
Phải làm sao nếu nặn mụn bị vỡ
Không phải lúc nào chúng ta cũng có một quá trình nặn mụn thành công và hiệu quả. Trường hợp mụn non nhưng bạn lỡ tay nặn gây vỡ mụn thì bạn cần lưu ý thực hiện các bước như sau:
Dùng nhíp gắp sạch nhân mụn, tuyệt đối không được để sót lại nhân và chân mụn trong lỗ chân lông,
Nặn sạch dịch bị vỡ, dùng bông đã được sát trùng thấm sạch máu ở vết thương.
Mụn sau khi nặn có thể gặp trường hợp gây đau, viêm.
Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo sử dụng ngay bộ đôi sản phẩm Nacurgo & Nacurgo Gel. Cũng như khi mới nặn mụn xong, lúc này nhanh chóng sử dụng Nacurgo sẽ giúp cho tổn thương da do nặn mụn bị vỡ ngay lập tức được bao phủ bởi lớp màng sinh học Polyesteramid giúp bao phủ và bảo vệ tổn thương da, ngăn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm kết hợp với sử dụng Nacurgo dạng Gel để vết mụn nhanh chóng được tái tạo, ngăn ngừa sẹo thâm, rỗ do mụn để lại.
Trên đây là những kiến thức, lưu ý mà bạn cần biết để có được một quá trình nặn mụn hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn đã có những bí quyết cho riêng mình để đánh bật những “kẻ cứng đầu” nhất tồn tại trên da.