Do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng mụn bọc trên da, mụn bọc xuất hiện rải rác hoặc mọc thành từng vùng. Mụn bọc này nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới tình trạng bề mặt nốt mụn bị chai cứng. Vậy mụn bọc bị chai xử trí như thế nào, hãy cùng Heal Central tìm hiểu trong bài viết này.
Những dấu hiệu của mụn bọc bị chai
Thông thường, mụn bọc sau khi chín thì nhân mụn hoặc dịch mủ sẽ được loại bỏ khỏi da, nhưng trong trường hợp nhân mụn nằm sâu dưới các lớp tế bào da và không thể tự đẩy lên khiến cho nốt mụn không được xử lý, theo thời gian trở nên cứng hơn và sẫm màu hơn. Các vết thâm mụn do mụn bọc bị chai tạo thành những chấm đen khiến làn da lốm đốm không đều màu.
Mụn bọc và mụn bọc bị chai nếu không được xử lý sớm hoặc xử lý sai cách có thể khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn, tăng nguy cơ để lại sẹo trên da sau khi điều trị.
Một số đặc điểm để nhận biết dạng mụn bọc bị chai:
Đối tượng: Mụn bọc bị chai có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác. Do sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, nếu làn da không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ trở nên yếu và không thể chống chịu được với các tác nhân xấu gây mụn. Mụn dễ hình thành trên da và để lại những vết chai mụn, thâm mụn.
Vị trí xuất hiện: Mụn bọc bị chai có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể: mặt, tay, chân, vùng lưng… Bất kể mụn xuất hiện tại vùng da nào đều cần được xử lý sớm và đúng cách.
Các nốt mụn bị chai thường có kích thước lớn, có thể có mủ vàng trắng hoặc không, không sưng quá to trên da, bề mặt nhẵn và cứng, khi chạm vào có thể gây đau nhức, thường có nhân mụn nằm sâu dưới da khó loại bỏ, thường có màu thâm đỏ.
Tại sao mụn bọc lại bị chai cứng?
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn bọc bị chai cứng trên da bao gồm:
- Do thói quen thường xuyên chạm tay lên mặt và lên các nốt mụn, tự ý nặn mụn bừa bãi và nặn mụn sai cách khiến cho nhân mụn và mủ không được loại bỏ hoàn toàn, tiếp tục sưng viêm sau khi nặn. Nhiều lần như vậy khiến cho bề mặt nốt mụn bị chai cứng và khó điều trị hơn.
- Do da thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn mà không được làm sạch sau khi về nhà. Các bụi bẩn tích tụ dưới da gây hình thành mụn bọc.
- Chế độ ăn uống chưa khoa học và lành mạnh, sử dụng quá nhiều đồ ngọt, thường xuyên ăn uống đồ dầu mỡ và cay nóng, sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê bia rượu, gây tích tụ độc tố tại da và gây mụn.
- Thói quen sinh hoạt thường xuyên thức khuya, không để da nghỉ ngơi đầy đủ, không thải trừ độc tố cho da.
Xem thêm: Mụn mọc ở quai hàm: Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả tại nhà
Có nên nặn mụn bọc bị chai không?
Mụn bọc bị chai là biểu hiện cho thấy vùng da của bạn tại vị trí nốt mụn đã bị tổn thương, nếu không được khắc phục kịp thời, tổn thương sẽ lan rộng và ngày càng khó chữa trị hơn. Bên cạnh đó, các nốt mụn chai thường sẫm màu, gây lốm đốm trên da, gây mất thẩm mỹ. Do vậy đối với những mụn bọc bị chai thì nên nhanh chóng xử lý, sau đó kết hợp với các sản phẩm và liệu trình điều trị để thúc đẩy quá trình hồi phục làn da.
Nhân của các nốt mụn đã bị chai thường nằm sâu dưới da và không thể quan sát bằng mắt thường, do đó rất khó để loại bỏ. Nếu lấy nhân mụn không đúng cách không những không loại bỏ hoàn toàn được nhân mà còn có thể khiến vùng da đó bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó, việc nặn mụn này nên được thực hiện tại các spa và thẩm mỹ viện uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp.
Với những trường hợp nặn mụn bọc bị chai tại nhà, cần tham khảo các hướng dẫn từ chuyên gia, bác sĩ, thao tác cẩn thận để hạn chế tối đa các tổn thương có thể xuất hiện trên da. Quá trình nặn mụn cần tuân thủ theo 5 bước hướng dẫn:
- Bước đầu tiên, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ và lành tính với da để làm sạch bụi bẩn và dầu thừa còn bám lại trên da. Đối với làn da có trang điểm thì nên sử dụng nước/ dầu tẩy trang trước khi sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch các cặn trang điểm.
- Tiếp theo, tiến hành xông hơi để giúp giãn nở các lỗ chân lông, giúp các bụi bẩn được làm sạch hơn và hỗ trợ đẩy nhân mụn, tạo điều kiện thuận lợi cho bước nặn mụn. Nên xông hơi từ 7 cho đến 10 phút. Có thể kết hợp tinh dầu trà xanh hoặc tinh dầu tràm trà trong quá trình xông hơi. Kết thúc quá trình xông hơi, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
- Vệ sinh tay sạch sẽ. Quấn gạc y tế vào đầu ngón tay sẽ thực hiện để nặn mụn để tránh nhiễm trùng và tránh móng tay gây xước da. Hai đầu ngón tay đã được quấn gạc ấn nhẹ nhàng xung quanh nốt mụn để đẩy nhân mụn lên khỏi bề mặt da. Không nên sử dụng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương tới vùng da xung quanh.
- Sau khi loại bỏ được nhân mụn, lau sạch vết thường và sát trùng lại bằng cồn y tế.
- Sử dụng các loại kem trị sẹo hoặc dùng nghệ, nha đam đắp vào vết thương để tránh các vết thâm mụn, sẹo mụn sau này.
Địa chỉ phẫu thuật lấy mụn bọc uy tín?
Để điều trị triệt để và tận gốc tình trạng mụn trên da thì cần loại bỏ hoàn toàn các nhân mụn và luôn giữ cho bề mặt da thông thoáng và sạch sẽ. Đối với mụn bọc bị chai cũng vậy, cần lấy được nhân mụn để chúng không tạo ổ viêm dưới da. Tuy nhiên, các mụn bọc bị chai thường là khi giai đoạn mụn đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, bề mặt nốt mụn chai cứng mà không thể sử dụng phương pháp nặn mụn thông thường. Trong một số trường hợp cần can thiệp các thủ thuật y tế như tiến hành mổ lấy nhân mụn.
Mổ lấy nhân mụn chỉ thực hiện đối với trường hợp nghiêm trọng, với mục đích làm thủng phần da bị chai và làm sạch phần nhân mụn, dịch mủ bên trong. Phương pháp này chỉ được phép thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn tại các cơ sở da liễu uy tín, có đủ cơ sở điều kiện vật chất để tiến hành. Với các trường hợp nốt mụn bị nhiễm khuẩn quá nặng thì có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh trước khi lấy nhân mụn.
Sau khi thực hiện mổ lấy nhân mụn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc da, thói quen sinh hoạt và ăn uống để giúp da nhanh chóng hồi phục, đồng thời kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế thâm sẹo do mụn.
Cách trị mụn bọc bị chai cứng an toàn và hiệu quả ngay tại nhà
Kem đánh răng trị mụn bọc bị chai
Kem đánh răng không chỉ là một chế phẩm làm sạch mang lại hơi thở thơm mát mà còn được sử dụng để làm dịu vết bỏng, vết côn trùng cắn, đặc biệt hơn là có thể dùng để trị mụn. Trong thành phần của kem đánh răng có chứa hoạt chất sodium pyrophosphate và một số chất sát khuẩn, có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây mụn trên da.
Hướng dẫn cách tiến hành:
- Làm sạch vùng da bị mụn với sản phẩm an toàn cho da, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
- Sử dụng tăm bông y tế lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ, chấm lên từng nốt mụn, để khô tự nhiên trong khoảng 15 phút.
- Sau đó rửa sạch lại với nước.
- Cách làm này có thể thực hiện hàng ngày cho tới khi nốt mụn xẹp đi và nhìn thấy nhân mụn được đẩy lên.
- Kem đánh răng có thể gây khô da, nên kết hợp sử dụng với các loại kem dưỡng ẩm ngay sau đó.
Dùng tỏi đắp lên nốt mụn bị chai
Chiết xuất từ tỏi thu được hoạt chất Sulphur, được xem như là một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, dọn sạch các ổ viêm dưới da, hỗ trợ điều trị mụn vô cùng hiệu quả. Với dạng mụn nghiêm trọng như mụn bọc bị chai cũng có thể xử lý chỉ với nguyên liệu tỏi thông thường này.
Hướng dẫn cách tiến hành:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm từ 1 cho đến 2 tép tỏi, bóc bỏ võ, giã dập hoặc thái lát mỏng để thuận tiện khi sử dụng.
- Làm sạch mặt với nước. Có thể tiến hành xông hơi để giãn nở các lỗ chân lông, giúp da dễ dàng hấp thu được các dưỡng chất trong tỏi.
- Đắp nguyên liệu đã chuẩn bị trực tiếp lên các nốt mụn, để yên khoảng 10 phút để các dưỡng chất được hấp thụ hoàn toàn vào da. Sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh để giúp se khít lỗ chân lông.
- Đối với làn da nhạy cảm, nên pha loãng nước ép tỏi nguyên chất với một ít nước ấm rồi thoa nhẹ lên vùng da bị mụn.
Tham khảo: Cách trị mụn mủ sưng đỏ hiệu quả tại nhà không để lại vết thâm
Nước cốt lá diếp cá trị mụn bọc bị chai
Sử dụng lá diếp cá để trị mụn là một phương pháp từ xa xưa được ông bà ta để lại. Rau diếp cá có tác dụng làm dịu da một cách nhanh chóng, đối với làn da đang bị kích ứng, mẩn đỏ do cháy nắng hay tiếp xúc với hoạt chất lạ đều có thể được khắc phục nhờ nước cốt lá diếp cá. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạn chế thâm sẹo trên da, rất thích hợp để sử dụng trong trường hợp da có mụn bọc bị chai.
Hướng dẫn cách tiến hành:
- Chuẩn bị một bó rau diếp cá, sơ chế sạch nguyên liệu, ngâm rửa với nước rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Dùng vải gạc lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã.
- Dùng bông gòn y tế hoặc bông tẩy trang thấm nước cốt, rồi thoa đều lên vùng da có mụn cần điều trị. Chú ý cần làm sạch da trước khi thoa nước cốt lá diếp cá.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất được thẩm thấu sâu vào da.
- Thư giãn trong khoảng 15 đến 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh để giúp se khít lỗ chân lông. Phương pháp này nên thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần.