Thuốc Metasone: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Metasone, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Metasone như: Metasone là thuốc gì? Thuốc Metasone có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Metasone để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Metasone được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.

Thuốc Metasone là thuốc gì?

Hộp thuốc Metasone
Hình ảnh: Hộp thuốc Metasone

Metasone thuộc nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng được bào chế dưới dạng viên nén.
Tuy viên nén có tác dụng chậm hơn, cần một khoảng thời gian nhất định thuốc mới có tác dụng nhưng chúng lại dễ bảo quản, vận chuyển.
Mỗi viên nén là một đơn vị liều nên rất dễ sử dụng nhưng lại khó uống đối với trẻ em, người cao tuổi và những người đang bị hôn mê.
Trong mỗi viên nén Metasone có chứa thành phần chính là hoạt chất Betamethason với hàm lượng 0.5 mg kết hợp cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Tác dụng của thuốc Metasone

Hoạt chất Betamethasone có trong Metasone là một corticosteroid, có vai trò tương tự như hormon cortisone của tuyến vỏ thượng thận.
Betamethasone khi đến tế bào đích thì khuếch tán qua màng tế bào vào trong tế bào để gắn với receptor đặc hiệu trong bào tương. Phức hợp hormon-receptor sẽ gắn vào những vị trí đặc hiệu trên phân tử ADN của nhân hoạt hóa sự sao chép để tạo ra ARN thông tin. Sau khi được tạo thành, mARN sẽ khuếch tán từ nhân ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại ribosome để tổng hợp ra các protein mới. Các protein này là các enzym cần thiết cho nhiều phản ứng sinh hóa và quá trình chuyển hóa diễn ra trong cơ thể.
Trong phản ứng viêm, Betamethasone ức chế phản ứng kháng nguyên kháng thể, ức chế một phần tạo kháng thể, làm giảm tác dụng của đại thực bào đồng thời giảm chuyển dạng lympho bào. Vì vậy, Betamethasone có tác dụng kháng viêm, ức chế dị ứng.
Trên chuyển hóa glucose, Betamethasone tăng tạo glucose từ acid amin, giảm hấp thu đường tại các mô, tăng lượng glucose trong máu, tăng dự trữ glycogen ở gan.
Trên hệ nội tiết, Betamethasone ức chế mạnh tiết ACTH, ức chế tiết ADH, ức chế tuyến giáp trực tiếp hay gián tiếp thông qua trung gian tuyến yên.
Betamethasone hấp thu dễ qua đường tiêu hóa, được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu.

Chỉ định

Vỉ thuốc Metasone
Hình ảnh: Vỉ thuốc Metasone

Betamethasone có vai trò tương tự như hormon cortisone của tuyến vỏ thượng thận nên được sử dụng thay thế trong một số trường hợp. Đặc biệt, với tác dụng chống viêm và ức chế dị ứng, hoạt chất Betamethasone trong Metasone được các bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh về khớp như: viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp mạn tính…
Điều trị các bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng khi chuyển mùa, viêm da dị ứng do tiếp xúc với bụi, phấn hoa hay do côn trùng cắn, hen, phản ứng quá mẫn với thuốc, hen phế quản mãn tính.
Điều trị các bệnh về da như: lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, vảy nến, eczema…
Điều trị các bệnh về máu như: giảm tiểu cầu, thiếu máu do bệnh lý tan máu…
Điều trị các bệnh nội tiết như: suy tuyến thượng thận mạn tính, bệnh Addison…

Cách dùng – liều dùng

Trước khi dùng thuốc, hãy đọc kĩ để nắm được những thông tin cần thiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Liều dùng phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân.
Điều trị viêm khớp dạng thấp: uống 1-4 viên Metasone mỗi ngày với nước đun sôi để nguội. Khi muốn điều trị lâu dài thì cần giảm liều.
Điều trị viêm mũi dị ứng: ngày thứ nhất dùng từ 3-5 viên Metasone, chia thành nhiều lần, uống với nước đun sôi để nguội. Từ ngày thứ hai giảm liều còn 1 viên mỗi ngày đến khi triệu chứng tái phát lại.
Điều trị hen phế quản: dùng 3.5-4 mg Omeprazol mỗi ngày sau đó giảm liều còn 0.25-0.5 mg, dùng cách ngày cho tới khi đạt được liều dùng duy trì.
Hoặc dùng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Trường hợp không được sử dụng thuốc

Chống chỉ định với những bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là mẫn cảm với Omeprazol.
Không dùng thuốc cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn toàn thân, nấm toàn thân, những người chủng ngừa virus sống.
Khi bạn đang sử dụng bất kì thuốc nào mà trong thành phần có chứa Omeprazol thì không nên sử dụng Metasone vì có thể dẫn tới quá liều.

Tác dụng phụ

Bất kì thuốc nào bên cạnh tác dụng điều trị thì cũng ít nhiều gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Không phải tất cả mọi người khi dùng Metasone đều gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như:
Trên da: mắc các bệnh về da, vết thương lâu lành.
Trên chuyển hóa: rối loạn nước và điện giải.
Trên hệ tiêu hóa: loét dạ dày-tá tràng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như: rối loạn kinh nguyệt, yếu cơ…
Khi gặp bất kì tác dụng phụ không mong muốn nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lí kịp thời.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Trước khi dùng thuốc cần xem hạn sử dụng in trên bao bì để tránh dùng phải thuốc đã quá hạn.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời có thể làm giảm tác dụng hay biến tính thuốc. Tránh xa tầm tay trẻ em.
Sử dụng đúng liều, đúng cách để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Trong quá trình sử dụng, nếu có dùng kèm các thuốc khác thì phải thông báo với bác sĩ để tránh tương tác thuốc, giảm tác dụng, mất tác dụng của thuốc.
Khi sử dụng nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn thì cần báo ngay với bác sĩ.
Trong quá trình sử dụng thuốc, không nên uống rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân bị loét dạ dày, động kinh, tăng huyết áp, suy tim, suy gan, suy thận, đái tháo đường.

Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác

Khi sử dụng chung các thuốc có cùng thành phần có thể dẫn tới quá liều.
Khi sử dụng chung các thuốc có thể xảy ra tương tác thuốc dẫn đến thay đổi hiệu quả điều trị, gia tăng tác dụng phụ không mong muốn, biến tính thuốc hay mất đi tác dụng của thuốc.
Vì vây, không tự ý dùng chung các thuốc với nhau khi chưa được sự cho phép của các bác sĩ.

Cách xử trí quá liều, quên liều

Không nên sử dụng thuốc quá liều hay quên liều vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Quá liều: Khi phát hiện bệnh nhân sử dụng quá liều có các biểu hiện lạ, cần báo ngay cho bác sĩ, gọi cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.
Quên liều: do sơ suất mà bạn bỏ quên một liều thì hãy nhanh chóng uống bổ sung liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đó gần với liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và uống tiếp liều tiếp theo. Tuyệt đối không uống bù liều bằng cách dùng hai liều một lần.

Thuốc Metasone giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, mỗi hộp Metasone do Công ty Cổ phần Dược phẩm Brawn Laboratories của Ấn Độ sản xuất chứa 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén có giá khoảng 150.000 VNĐ.
Tuy nhiên, giá cả có thể thay đổi khi mua thuốc ở những nơi khác nhau. Hãy lựa chọn mua thuốc ở những nơi uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Bạn có thể mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây