Bệnh mất trí nhớ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị & Phòng ngừa

Đánh giá post

Trí nhớ có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Việc trí nhớ bị suy giảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, Heal Central sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về bệnh Mất trí nhớ, cùng những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Mất trí nhớ là gì?

Mất trí nhớ (Amnesia) là hội chứng bệnh lý về não bộ biểu hiện bằng sự giảm sút đột ngột trí nhớ bao gồm sự mất đi những sự kiện, những trải nghiệm của cá nhân, thông tin. Căn bệnh đang ngày càng trở lên phổ biến.

Mất trí nhớ có thể là mất trí tạm thời (tác nhân gây ra có thể do thuốc an thần hoặc thôi miên), cũng có thể là mất trí toàn bộ hay một phần tùy thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí tổn thương. Ở những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ, khả năng nhớ ra kí ức cũ một cách ngay lập tức vẫn luôn tồn tại, đồng thời họ vẫn có thể hình thành kí ức mới.

Chứng mất trí nhớ gây ra sự suy giảm nghiêm trọng đến người bệnh. Hội chứng này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến khả năng tiếp thu, nhận thức cái mới và hồi phục lại những cái cũ. Ở người bệnh mất trí nhớ, họ vẫn giữ lại trí tuệ, ngôn ngữ hằng ngày và những kỹ năng xã hội và đặc biệt ý thức của người bệnh không bị rối loạn. Những suy giảm  chức năng cao cấp của vỏ não thường được tiến triển theo thời gian và khó có khả năng hồi phục, gây ra sự suy giảm nặng chức năng trí tuệ cũng như những khả năng vận động sinh hoạt thường ngày.

Mất trí nhớ là một chứng bệnh nặng hơn mất ký ức. Việc quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh để bệnh không có thể diễn biến trầm trọng hơn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh mất trí nhớ thường liên quan đến tổn thương ở thùy thái dương trung gian. Ngoài ra những nghiên cứu mới còn tìm ra mối liên hệ tương quan giữa thiếu hụt protein RbAp48 và chứng mất trí nhớ.

Theo số liệu thống kê từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay đang có khoảng 35,6 triệu người bị mắc chứng mất trí nhớ, trong đó tập trung chủ yếu ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Số liệu này có thể sẽ được tăng lên gấp đôi (khoảng 65,7 triệu người) vào năm 2030 và đến năm 2050 có thể tăng lên đến 115,4 triệu người.

Để giảm thiểu tối đa gánh nặng của hội chứng mất trí nhớ, WHO đã chính thức kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần phải nâng cao phát hiện sớm cũng như cung cấp đầy đủ những chăm sóc ý tế và xã hội cần thiết để đối phó với chứng mất trí nhớ.

Phân loại mất trí nhớ

Chứng mất trí nhớ được phân loại dựa trên những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng và hậu quả của căn bệnh tác động đến bệnh nhân. Một số loại mất trí nhớ phổ biến xảy ra trên thực tế như:

  • Mất trí nhớ tạm thời: Hay còn được gọi là mất trí nhớ ngắn hạn. Loại mất trí nhớ kiểu này là sự mất trí đột ngột mà không phải bắt nguồn nguyên nhân từ một trạng thái tinh thần phổ biến nào như bệnh động kinh, đột quỵ. Người bệnh mắc bệnh mất trí nhớ tạm thời này thì người bệnh không thể nhớ lại những ký ức vừa xảy ra trong thời gian gần, không nhớ mình đang ở chỗ nào hay làm thế nào mà đến được.
  • Mất trí nhớ sau sinh: Chiếm đến hơn 90% phụ nữ sau khi sinh mắc phải chứng mất trí nhớ này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ không phải là giai đoạn biểu hiện điển hình của quá trình lão hóa như một số người nhầm tưởng mà nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý về não bộ, bệnh Alzheimer. Bệnh nhân có thể xuất hiện một hay nhiều biểu hiện mất trí nhớ ở các mức độ khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ
Dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ

Dưới đây là một số dấu hiệu biểu hiện bệnh, nếu bạn thấy mình có dấu hiệu nào thì hãy nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Suy giảm trí nhớ: Đây được cho là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer. Biểu hiện đặc trưng là quên đi các thông tin vừa mới tìm hiểu hoặc quên các ngày tháng, sự kiện quan trong, hỏi đi hỏi lại về cùng một thông tin.
  • Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn: Có thể không nhớ ra ngày tháng, mùa trong năm. Đôi khi còn quên mất nơi mình đang đứng và tại sao lại ở đó.
  • Khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh, mối quan hệ trong không gian: Thấy khó khăn khi đọc sách, báo,.. khả năng phán đoán khoảng cách, xác định màu. Sự suy giảm chức năng thị giác này có thể là nguyên nhân gây ra sự cố khi lái xe.
  • Mất khả năng hồi phục lại các bước: Biểu hiện có thể là đặt đồ vật ở những nơi không quen thuộc, làm mất đồ và không thể nhớ ra các bước thứ tự để có thể tìm lại chúng. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian.
  • Có sự thay đổi về tâm trạng và tính cách: Thường trở lên bối rối, đa nghi, lo lắng, chán nản hay sợ hãi.

Nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ

  • Bệnh Alzheimer: Đấy là nguyên nhân chính gây mất trí nhớ, bệnh này thường xuất hiện ở người già từ 60 tuổi trở lên. Sự tích tụ protein beta-amyloid, mảng bám trong não kết hợp với sự rối loạn thần kinh xảy ra ở tất cả trường hợp mắc bệnh alzheimer. Những yếu tố di truyền và môi trường sống chiếm vai trò vô cùng lớn trong sự hình thành bệnh.
Bệnh Alzheimer gây mất trí nhớ
Bệnh Alzheimer gây mất trí nhớ
  • Đột quỵ xảy ra nhiều lần: Đột quỵ là sự lưu thông lưu lượng máu không đủ để cung cấp cho não bộ gây chết tế bào. Đột quỵ nhiều lần gây ra mất trí nhớ do máu bị giảm cung cấp từ các mạch bị chặn gây ra sự suy giảm nhận thức, trí nhớ.
  • Chấn thương ở đầu, khối u não.
  • Bệnh parkinson: Không phải tất cả các bệnh parkinson đều gây ra mất trí.
  • Hội chứng Wernicke-Korsakoff: Đây là hội chứng liên quan đến rượu. Hội chứng này là sự kết hợp của hai căn bệnh độc lập: bệnh não Wernicke và hooijc chứng Korsakoff. Wernicke liên quan đến sự phối hợp và chuyển động còn Korsakoff liên quan đến mất trí nhớ, sự thay đổi về tính cách, ảo giác. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do thiếu vitamin B1 nên tế bào não không đủ nhiên liệu để thực hiện hoạt động hoàn thành nhiệm vụ. tình trạng này có thể bắt nguồn từ suy dinh dưỡng và nghiện rượu. Mọi người có thể được hồi phục hoàn toàn thông qua điều trị cung cấp đầy đủ vitamin B1. Hạn chế sử dụng rượu là vô cùng cần thiết để giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ vì rượu là tác nhân vô cùng lớn đến sự ảnh hưởng cũng như hấp thu vitamin B1, đặc biệt ở não.
  • Nhiễm trùng: Viêm màng não, virus và AIDS.
  • Mất cân bằng nội tiết như under-gland tuyến giáp đang hoạt động.
  • Sa sút trí tuệ não mạch: là tình trạng những mạch máu trong não bộ bị hư hại, làm suy giảm nhận thức. Chứng sa sút trí tuệ này bắt nguồn từ khả năng phán đoán kém, gặp khó khăn trong tổ chức và lập kế hoạch và đưa ra quyết định.
  • Chứng mất trí nhớ thể Lewy (DLB): DLB là những tảng có bản chất là protein rất nhỏ, hình thành trong não.
  • Sa sút trí tuệ-thái dương (FTD): do thương tổn các tế bào ở thùy trán thái dương- nơi não kiểm soát việc phán đoán, cảm xúc, lập kế hoạch, cử động và lời nói.
  • Bệnh múa giật (hay còn gọi là bệnh Huntington): thuộc một trong những dạng rối loạn não do khiếm khuyết trong quá trình di truyền gen giữa những thành viên trong gia đình. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện khá muộn là từ 30 đến 50 tuổi, mặc dù người đó có thể mang gen mắc bệnh Huntington từ khi vừa sinh ra.
  • Giãn não thất áp lực bình thường: do chất lỏng tích tụ ở trong não. Tuy nhiên, có thể điều trị bằng cách hút chất lỏng dư thừa đó từ não vào đến bụng nhờ một loại ống mỏng và dài (ống shunt).

Triệu chứng lâm sàng của chứng mất trí nhớ

Triệu chứng lâm sàng của chứng mất trí nhớ là sự mất ký ức hoặc giảm nghiêm trọng khả năng ghi nhớ những ký ức mới. Những kỹ năng như nhận thức hay kỹ năng vận động thường sẽ không bị ảnh hưởng, tác động nhiều. Chính vì vậy người mất trí nhớ vẫn có thể nói thành thạo ngôn ngữ vốn có trước đây của mình và vẫn có thể nhớ các bước đi.

Triệu chứng lâm sàng của chứng mất trí nhớ
Triệu chứng lâm sàng của chứng mất trí nhớ

Triệu chứng của mất trí nhớ khá nhiều, bao gồm:

  • Suy giảm trí: Đây là triệu được xuất hiện sớm, nổi bật và rất đặc trưng. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở trong chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch máu não. Triệu chứng này thường được xuất hiện từ từ và có thể tiến triển nặng hơn trong các bệnh lý thoái triển khác.
  • Suy giảm khả năng nhận thức: Mất trí nhớ gây ra triệu chứng suy giảm một số năng lực khác như khả năng sáng tạo, điều khiển hành vi, khả năng tư duy trừu tượng giảm sút khá nghiêm trọng, mất đi khả năng phối hợp, năng lực lập kế hoạch hành động cũng bị thuyên giảm đáng kể, giảm khả năng thực hiện hành vi phức tạp trong sinh hoạt. Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng nói lặp từ, lời nói mơ hồ, việc tìm từ, gọi tên đồ vật trở nên khó khăn,…trong một số trường hợp bệnh nặng thì có thể mất khả năng đáp ứng ngôn ngữ và khả năng nhận thức. Bệnh nhân có thể bị mất hoặc giảm khả năng nhận ra và gọi tên đồ vật hay những đồ vật thân thuộc. người bệnh cũng thường biểu hiện bệnh lý vong hành với những triệu chứng như rất khó thao tác,thực hiện công việc thường ngày, gặp khó khăn trong việc mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và một số kĩ năng sống hàng ngày khác.
  • Giảm hoặc mất khả năng hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội: Hậu quả này ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh.
  • Triệu chứng loạn thần với tình trạng hoang tưởng thường gặp sau đó dẫn đến ảo giác: Những hoang tưởng này thường được diễn ra lẻ tẻ, nhất thời và không theo hệ thống. Triệu chứng này hay gặp nhất ở bệnh nhân mất trí Alzheimer.
  • Rối loạn về cảm xúc: Khoảng 25% ở những người bệnh mất trí mắc chứng trầm cảm. Ngoài ra, các rối loạn cảm xúc này có thể kèm theo những biểu hiện hành vi như dễ bị kích thích, có cơn khóc qua đêm, dễ cáu giận, bực bội.
  • Rối loạn về hành vi: Khi bệnh phát triển nặng, người bệnh có thể bị rối loạn về giấc ngủ gây mệt mỏi, đôi khi có các cơn co giật tương tự như động kinh, nằm một chỗ với tư thế giống thai nhi, dáng điệu lờ đờ, đờ đẫn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ

Mất trí nhớ là căn bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nam hay nữ, già hay trẻ. Tuy nhiên, bệnh này thường hay gặp phổ biến ở người lớn tuổi, phụ nữ và đặc biệt đa số là ở phụ nữ sau sinh. Những người có nguy cơ mắc bệnh có thể là:

  • Người trên 65 tuổi: Đối tượng này rất phổ biến và đây là bệnh lý mất trí nhớ người già. Tuy nhiên vẫn có thể bắt gặp ở những người trẻ từ 30 đến 50 tuổi.
  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu, stress kéo dài.
  • Người bệnh bị chấn thương về não, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Người già dễ mắc bệnh mất trí nhớ
Người già dễ mắc bệnh mất trí nhớ

Điều trị bệnh mất trí nhớ

Chứng mất trí nhớ là căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến người bệnh trong sinh hoạt, làm việc. Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị nếu bị mắc chứng mất trí nhớ và những phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả như:

  • Cân nhắc kỹ khi sử dụng thuốc an thần, chống trầm cảm: Khi sử dụng những loại thuốc này cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng. khi sử dụng những loại thuốc này cần lưu ý theo dõi khả năng dung nạp thuốc vào cơ thể người bệnh và tác dụng phụ của thuốc.
  • Sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức: Đây có thể là thuốc dinh dưỡng thần kinh, tuần hoàn não, tăng cường chuyển hóa. Đặc trưng là những loại thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh trong việc điều trị căn bệnh Alzheimer như tacrine, rivastigmine, donepezil.
Sử dụng thuốc điều trị mất trí nhớ
Sử dụng thuốc điều trị mất trí nhớ
  • Điều trị vật lý trị liệu, những phương pháp ngôn ngữ và cách nói chuyện có thể khả năng giúp cải thiện những vấn đề về khả năng vận động, nghề nghiệp hàng ngày và giao tiếp của người bệnh.
  • Cần sự phối hợp từ phía người nhà bệnh nhân: Người bệnh cần sự hỗ trợ , chăm sóc, quan tâm đặc biệt của người thân mất trí nhớ. Người nhà cần theo dõi, quan tâm để chắc chắn bệnh nhân sẽ không bị ngã, mất ý thức hoặc có những hành vi phản ứng tiêu cực với thuốc. Khi người bệnh đang trong thời gian bị nhầm lẫn, ảo giác hoặc bị hoang tưởng thì người nhà cần luôn an ủi và dỗ dành họ.
  • Trị liệu tâm lý: Cần khuyến khích người bệnh chơi trò chơi như trò chơi ô chữ để giúp bệnh nhân kích thích não bộ.
  • Thường xuyên rèn luyện thể lực: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, thư giãn và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp. Điều này sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều để chữa trị và hồi phục bệnh mất trí nhớ.

Phòng ngừa căn bệnh mất trí nhớ

Duy trì một trí nhớ minh mẫn, khỏe mạnh để có thể sống, làm việc và hoạt động sinh hoạt thường ngày là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa giúp đẩy lùi chứng mất trí nhớ hiệu quả:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý: Bổ xung, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể và đặc biệt là vitamin B12, chú ý ăn nhiều rau xanh.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục: Nên tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, làm vườn, đi xe đạp, đi thang bộ thay vì thang máy,.. để có sức đề kháng, sức khỏe lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục, tái tạo lại cơ quan, tế bào.
  • Tránh stress kéo dài: Cần quan tâm đến sự cân bằng giữa chế độ nghỉ ngơi và làm việc, không nên làm việc quá độ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Việc tránh sử dụng đồ uống và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,..sẽ giúp tránh được mất trí nhớ.
  • Luyện tập cho não: để não mạnh khỏe hơn và giảm tình trạng tế bào thần kinh bị tổn thương thì bạn có thể thử thách não bộ bằng các cách đơn giản như chơi cờ vua, chơi những trò kiểm tra từ vựng (như Scrabble, trò ô chữ,..), học hỏi thêm một vài kỹ năng mới (ví dụ như nhạc cụ, ngôn ngữ) hay tính nhẩm những khoản tiền trong đầu.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần: giúp phát hiện sớm bệnh như bệnh tim, bệnh đái tháo đường, bệnh trầm cảm và bệnh tuyến giáp.
Tập luyện thể dục giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ
Tập luyện thể dục giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ

Để tránh tình trạng bị quên, bạn có thể áp dụng một vài cách sau:

  • Để đồ vật thường xuyên dùng như kính, chìa khóa,..ở cùng một chỗ.
  • Đánh dấu, dùng giấy take note những việc cần làm và những ngày quan trọng.
  • Lên kế hoạch công việc cần làm trong ngày.
  • Nhờ dược sĩ, bác sĩ ghi lại cụ thể từng túi thuốc, loại thuốc theo từng bữa, từng ngày để uống cho đúng thời gian.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây