Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thành Luân – Khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Tiền sản giật, được định nghĩa là tăng huyết áp sau 20 tuần tuổi thai với protein niệu, đã được điều trị bằng muối Magne từ đầu những năm 1900. Trong thời kỳ tiền sản giật, cả cung lượng tim và thể tích huyết tương đều giảm trong khi sức cản mạch máu toàn thân tăng. Những thay đổi này dẫn đến giảm tưới máu nhau thai, thận, gan và não, làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong cho mẹ và thai nhi. Magne đã được chứng minh là cải thiện chức năng nội mô trong tiền sản giật. Điều này có thể là do các đặc tính giãn mạch trực tiếp của Magne và/hoặc khả năng Magne để kích thích giải phóng chất giãn mạch nội mô prostacyclin, làm giãn mạch và ức chế sự kết dính và kết tập tiểu cầu.
Truyền Magne sulfate cấp tính làm giảm nhanh chóng sức cản mạch máu toàn thân, tăng chỉ số tim và giảm huyết áp thoáng qua. Truyền Magne sulfate cũng làm tăng lưu lượng máu thận và kích thích sản xuất và giải phóng prostacyclin trong tiền sản giật, nhưng không xảy ra trong chuyển dạ sinh non. Ở những phụ nữ không mang thai khỏe mạnh, những tác dụng này bị ức chế bởi indomethacin, một chất ức chế cyclooxygenase, gợi ý việc huyết áp giảm được trung gian bởi sự giải phóng prostacyclin do Magne.
Dữ liệu liên quan đến nồng độ Magne trong tiền sản giật là rất khác biệt. Một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa tiền sản giật và thai kỳ không biến chứng. Những những báo cáo khác cho thấy giảm Magne huyết thanh và nội bào ở phụ nữ tiền sản giật. Mặc dù vai trò chính xác của Magne trong sinh bệnh học của tiền sản giật vẫn chưa rõ ràng, nhưng có ý kiến cho rằng Magne có thể được sử dụng như một công cụ dự đoán cho tiền sản giật. Standley và cộng sự phát hiện Magne giảm ở cả tiền sản giật và thai kỳ không biến chứng, nhưng nồng độ Magne giảm xuống sớm hơn ở những phụ nữ tiền sản giật. Sự khác biệt này đã được đề xuất như là một dấu chỉ điểm cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Người ta cũng thấy rằng sự thay đổi bộ trao đổi Na+/Mg2+ trong các tế bào nuôi có thể quan trọng.
Magne sulfate vẫn là phương pháp điều trị được sử dụng thường xuyên nhất trong quản lý tiền sản giật và sản giật ở Hoa Kỳ. Thử nghiệm Collaborative Eclampsia cung cấp bằng chứng cấp I (mức độ bằng chứng cao) về tính ưu việt của Magne sulfat trong điều trị sản giật. Magne sulfate có nguy cơ co giật tái phát thấp hơn 52% so với diazepam và nguy cơ co giật tái phát thấp hơn 67% so với phenytoin. Sử dụng Magne sulfate để điều trị dự phòng ở phụ nữ bị tiền sản giật còn nhiều tranh cãi. Một thử nghiệm lớn gần đây ở những phụ nữ tiền sản giật nặng đã so sánh Magne sulfat với giả dược. Thử nghiệm đã kết thúc sớm sau khi nhận thấy giảm đáng kể sự phát triển của sản giật với Magne sulfat (0,3 so với 3,2%). Thử nghiệm lâm sàng lớn nhất so sánh Magne sulfat với phenytoin trong thai kỳ tăng huyết áp cũng báo cáo rằng sản giật đã giảm đáng kể ở những phụ nữ dùng Magne sulfat so với phenytoin. Thử nghiệm Magpie, bao gồm 10.141 phụ nữ bị tiền sản giật ở 175 bệnh viện ở 33 quốc gia gần đây cho thấy Magne sulfate làm giảm đáng kể nguy cơ sản giật ở những phụ nữ bị tiền sản giật. Những dữ liệu này chứng minh rõ ràng rằng Magne sunfat có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cũng như kiểm soát sản giật và bằng chứng sẵn có cho thấy tác dụng phụ là tối thiểu.
Mặc dù việc sử dụng Magne sulfate cho sản giật được chứng minh rõ ràng, nhưng có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng Magne sulfate thường quy trong tăng huyết áp do mang thai (tăng huyết áp thai kỳ). Shear và cộng sự đề nghị sử dụng Magne sulfate rộng rãi ở những phụ nữ bị tiền sản giật nặng và ở những người có nguy cơ bị tiền sản giật. Ở những bệnh nhân có protein niệu hoặc tiền sản giật nhẹ, điều trị bằng Magne sulfat nên được cá nhân hóa theo nhu cầu lâm sàng cụ thể.
Trong thời kỳ tiền sản giật, cả cung lượng tim và thể tích huyết tương đều giảm trong khi sức cản mạch máu toàn thân tăng. Những thay đổi này dẫn đến giảm tưới máu nhau thai, thận, gan và não, làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong cho mẹ và thai nhi. Magne đã được chứng minh là cải thiện chức năng nội mô trong tiền sản giật. Điều này có thể là do các đặc tính giãn mạch trực tiếp của Magne và/hoặc khả năng Magne kích thích giải phóng chất giãn mạch nội mô prostacyclin, làm giãn mạch và ức chế sự kết dính và kết tập tiểu cầu.
Truyền Magne sulfate tức thời làm giảm nhanh chóng sức cản mạch máu toàn thân, tăng chỉ số tim và giảm huyết áp thoáng qua. Truyền Magne sulfate cũng làm tăng lưu lượng máu thận và kích thích sản xuất và giải phóng prostacyclin trong tiền sản giật, nhưng không xảy ra trong chuyển dạ sinh non. Ở những phụ nữ không mang thai khỏe mạnh, những tác dụng này bị ức chế bởi indomethacin, một chất ức chế cyclooxygenase, gợi ý việc huyết áp giảm được trung gian bởi sự giải phóng prostacyclin do Magne.