Thuốc Loravidi 10mg: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thị trường thuốc hiện nay thì có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng. Và một trong số đó là thuốc Loravidi. Trong bài viết này, Heal Central sẽ đem đến những thông tin hữu ích về thuốc Loravidi cho tất cả các bạn độc giả.

1, Thuốc Loravidi là gì?

Thuốc Loravidi được biết đến là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và điều trị quá mẫn. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW Vidipha tại Việt Nam. Thuốc mang số hiệu là VNB-4476-05.

Thành phần trong thuốc Loravidi bao gồm hoạt chất Loratadine 10mg và các tá dược vừa đủ khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài. Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp hoặc dạng chai: 1 hộp gồm 100 viên chia thành 10 vỉ, 1 chai chứa 100 viên.

Hình ảnh hộp thuốc Loravidi
Hình ảnh hộp thuốc Loravidi

2, Công dụng của thuốc Loravidi

Tác dụng chính của thuốc Loravidi đem lại là chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng hoặc bị nổi mề đay.

3, Chỉ định

Những trường hợp mà các bác sĩ, dược sĩ chỉ định sử dụng thuốc Loravidi là:

  • Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng: Ngứa, hắt hơi, sổ mũi.
  • Dùng cho những người bị viêm kết mạc dị ứng: Mắt bị ngứa và nóng.
  • Dùng cho những người có biểu hiện của nổi mề đay.
  • Dùng cho những người mắc các bệnh về rối loạn dị ứng da.

4, Thành phần Loratadin có tác dụng gì?

Loratadin thuộc loại thuốc kháng histamin 3 vòng và có những tác dụng sau đây:

  • Đối với các thụ thể H1 ở ngoại biên thì Loratadin có tác dụng đối kháng chọn lọc. Tuy nhiên đối với hệ thần kinh trung ương thì không có vai trò làm dịu.
  • Liên quan đến histamin thì nó đóng vai trò chống ngứa và ngăn chặn việc nổi mề đay. Đối với những trường hợp mà việc giải phóng histamin nặng (ví dụ như choáng phản vệ) thì Loratadin không đóng vai trò bảo vệ hoặc có tác dụng trợ giúp trong lâm sàng.
  • Trái ngược với tác dụng phụ của các dược phẩm kháng histamine ở thế hệ thứ nhất thì Loratadin không có tác dụng an thần.

5, Cách sử dụng thuốc Loravidi 10mg

5.1. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng thì sẽ được kê liều lượng khác nhau:

  • Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 12 tuổi:
  • Với trẻ từ 30kg trở lên: Mỗi ngày uống 1 lần với 1 viên thuốc.
  • Với trẻ dưới 30kg: Mỗi ngày uống 1 lần với ½ viên thuốc.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi ngày uống 1 viên.

Đối với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận: Mỗi ngày uống 1 lần với ½ viên thuốc. Hoặc cứ cách 1 ngày thì uống 1 viên.

5.2. Cách dùng

Thuốc được dùng theo đường uống. Bệnh nhân nên uống bằng nước đun sôi để nguội, tốt nhất là nước ấm.

Nên uống thuốc sau bữa ăn là phù hợp nhất.

Hình ảnh vỉ thuốc Loravidi
Hình ảnh vỉ thuốc Loravidi

6, Thuốc Loravidi 10mg giá bao nhiêu?

Giá thuốc Loravidi sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào từng vùng, từng thời điểm và từng nhà thuốc. Khách hàng có thể tham khảo giá thuốc mà chúng tôi đưa ra sau đây: 1 hộp Loravidi có giá 75.000 đồng. Như vậy với mức giá này cộng với những công dụng mà thuốc Loravidi đem lại thì đây sẽ là sự lựa chọn của rất nhiều người mỗi khi bị dị ứng.

7, Thuốc Loravidi có thể mua ở đâu?

Hiện nay thì thuốc Loravidi được lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thị trường thuốc của Việt Nam.

Khách hàng có thể tìm mua trực tiếp và được nghe tư vấn bởi các dược sĩ hay bác sĩ tại các cửa hàng thuốc, các siêu thị thuốc, các đại lý thuốc hoặc các nhà thuốc bệnh viện.

Bên cạnh đó thì với thời đại internet đang phát triển thì khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà và tìm mua thuốc trên các trang mạng, các nhà thuốc online hay các ứng dụng trên điện thoại di động.

Tuy nhiên, hiện nay tồn tại rất nhiều thuốc hàng giả, hàng kém chất lượng. Cho nên khách hàng phải tìm mua ở những nhà thuốc uy tín.

Các bạn độc giả có thể tham khảo một số nhà thuốc sau đây: Nhà thuốc Long Châu, Nhà thuốc SUMO, Nhà Thuốc Phacmarcity, Nhà thuốc 365, Nhà thuốc Sao Thái Dương, Siêu thị thuốc Mega3, Nhà thuốc Phương Chính.

Các bạn độc giả có thể tham khảo một số nhà thuốc online sau đây: Nhà thuốc Trường An, Trung tâm thuốc Central Pharmacy, Nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Cần Khang, Nhà thuốc Lưu Anh.

8, Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây mà các dược sĩ, các bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng:

  • Không dùng cho người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với hoạt chất Loratadine và bất cứ thành phần nào có trong thuốc Loravidi.
  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời gian mang thai và trong thời gian cho con bú.

9, Tác dụng phụ của thuốc Loravidi

Bên cạnh những công dụng mà thuốc Loravidi đem lại thì cũng có những tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, bị rối loạn tiêu hóa, thèm ăn, mạch đập nhanh, nhức đầu, ngất.

Loravidi bào chế dưới dạng viên nén
Loravidi bào chế dưới dạng viên nén

10, Lưu ý khi sử dụng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Loravidi thì người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh để trẻ lấy chơi và uống phải.
  • Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Khi dùng cho những bệnh nhân suy giảm chức năng gan và chức năng thận thì phải thật cẩn thận.

11, Dược động học

  • Hấp thu: Sau khi uống thì thành phần Loratadine được hấp thu vào cơ thể rất nhanh. Sau 1,5 giờ thì nồng độ của Loratadine trong huyết tương sẽ đạt cao nhất và sau 3,7 giờ thì nồng độ của chất chuyển hóa Loratadine sẽ đạt cực đỉnh.
  • Phân bố: Khả năng liên kết của thuốc với protein huyết tương cao, chiếm tới 97%. Thuốc phân bố trong cơ thể với thể tích khoảng từ 80 lít/ kg đến 120 lít/ kg.
  • Chuyển hóa: Đa phần thì lần đầu tiên đi qua gan, Loratadine sẽ được chuyển hóa nhờ hệ enzym microsom cytocrom P450. Chất chuyển hóa chủ yếu của Loratadine là descarboethoxyloratadin – chất này có tác dụng dược lý.
  • Thải trừ: Khoảng 80 % tổng liều lượng Loratadin đã dùng được bài tiết chủ yếu qua 2 con đường là phân và nước tiểu, lượng bài tiết qua 2 con đường này là như nhau. Nó bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin. Thời gian bài tiết kéo dài trong vòng 10 ngày.

12, Tương tác của thuốc Loravidi với các thuốc khác

Không nên dùng chung với các chất như ketoconazole, cimetidine, fluconazole, erythromycin, quinidine, fluoxetine. Bởi vì khi sử dụng chung với các chất này sẽ làm cho nồng độ Loratadine trong máu tăng lên.

13, Xử lý quá liều, quên liều

13.1. Quá liều

Nếu người bệnh phát hiện mình sử dụng quá liều so với quy định thì cần dừng thuốc ngay lập tức, gọi điện thoại báo cho bác sĩ để được nghe tư vấn và được theo dõi tình trạng sức khỏe.

Nếu có những biểu hiện nguy hiểm thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi cho trung tâm cấp cứu 115 để kịp thời cứu chữa. Người nhà cần phải khai báo 1 cách đầy đủ và chính xác về thông tin thuốc và liều lượng thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng, để các bác sĩ có những liệu trình chữa trị phù hợp.

Để tránh trường hợp uống quá liều thì trước khi uống thuốc người bệnh phải đọc lại tờ hướng dẫn sử dụng hoặc đọc lại tờ kê đơn của bác sĩ.

13.2. Quên liều

Nếu thời điểm người bệnh phát hiện ra mình quên liều thuốc cách thời điểm uống liều trước đó trong vòng từ 1 giờ đến 2 giờ, thì bệnh nhân cần uống thuốc ngay và càng sớm càng tốt.

Nếu thời điểm người bệnh phát hiện ra mình quên liều thuốc gần với thời điểm uống liều tiếp theo, thì bệnh nhân bỏ qua liều trước đó và uống liều kế tiếp như bình thường.

Nghiêm cấm tuyệt đối người bệnh không được sử dụng gấp đôi liều lượng thuốc để bù liều đã quên.

Để tránh trường hợp quên không uống thuốc thì người bệnh nên cố định giờ uống thuốc phải giống nhau ở những ngày khác nhau.

Xem thêm:

Thuốc Clanoz 10mg là gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?

Thuốc Cezil: Tác dụng, chỉ đinh, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bao nhiêu?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây