Thuốc Lipitor 10mg: Tác dụng, Chỉ định, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ

5/5 - (7 bình chọn)

Lipitor là thuốc gì?

Lipitor thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu. Thuốc có làm hạ cholesterol máu và LDL trong huyết tương, tăng HDL trong huyết tương.

Thuốc có tác dụng trong điều trị rối loạn lipid máu và dự phòng một số biến chứng tim mạch.

Thuốc có thành phần chính là Atorvastatin bào chế dưới dạng Atorvastatin calcium.

Thuốc do công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ sản xuất, đây là một công ty hành đầu của mỹ về dược phẩm.

Các dạng hàm lượng của thuốc Lipitor trên thị trường

Thuốc Lipitor 10mg

Thuốc Lipitor 10mg có thành phần chính là  Atorvastatin calcium và một số tá dược khác, với hàm lượng Atorvastatin calcium  tương đương với  Atorvastatin 10mg/viên. Thuốc được bào chế dạng viên nén, được đóng gói vào một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.

Thuốc Lipitor 10mg
Thuốc Lipitor 10mg

Thuốc Lipitor 20mg

Thuốc Lipitor 20mg có thành phần chính là  Atorvastatin calcium và một số tá dược khác, với hàm lượng Atorvastatin calcium  tương đương với  Atorvastatin 20mg/viên. Thuốc được bào chế dạng viên nén, được đóng gói vào một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.

Thuốc Lipitor 20mg
Thuốc Lipitor 20mg

Thuốc Lipitor 40mg

Thuốc Lipitor 40mg có thành phần chính là  Atorvastatin calcium và một số tá dược khác, với hàm lượng Atorvastatin calcium  tương đương với  Atorvastatin 40mg/viên. Thuốc được bào chế dạng viên nén, được đóng gói vào một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.

Các dạng thuốc trên đều do công ty dược phẩm  Pfizer sản xuất.

Thuốc Lipitor 40mg
Thuốc Lipitor 40mg

Lipitor có tác dụng gì?

Atorvastatin thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu, nhóm thuốc statin với tác dụng ức chế enzym HMG-CoenzymeA.Thông qua cơ chế ức chế enzym HMG-Coenzyme A, enzym này có vai trò trong quá trình tổng hợp nên mevalonic acid, là nguyên liệu để tổng hợp nên cholesterol ở gan. Do đó thuốc có tác dụng làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol ở gan. Quá trình tổng hợp cholesterol ở gan bị ức chế kéo theo việc tăng số lượng và hoạt hóa các receptor LDL ở bề mặt tế bào gan bắt giữ các LDL trở về gan để làm nguyên liệu tổng hợp nên cholesterol từ đó làm giảm nồng độ LDL trong huyết tương.

Atorvastatin  làm tăng HDL trong huyết tương từ đó tăng vận chuyển cholesterol từ tế bào trở về gan, đồng thời giảm nồng độ triglyceride máu.

Các thử nghiệm về tác dụng cho Atrovastatin đã cho kết quả rằng thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu khoảng trên 30% và giảm LDL- cholesterol khoảng trên 40% và Apoliprotein B khoảng trên 35 % trong khi làm tăng HDL- cholesterol đến và Apo I có vai trò làm tăng HDL- C.

Chỉ định của thuốc Lipitor

  • Với tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL, Apo B nên thuốc được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát, những bệnh nhân tăng lipid máu phối hợp (nhóm IIa và IIb), tăng triglyceride máu (nhóm IV, rối loạn beta lipoprotein máu (nhóm III). Thuốc được sử dụng sau khi mà thất bại với những biện pháp ăn kiêng.
  • Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ chỉ định trong trường hợp điều trị cho những bệnh nhân  tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử để làm giảm nồng độ LDL- cholesterol trong máu và cholesterol toàn phần trong máu.
  • Bên cạnh đó thuốc còn được chỉ định trong trường hợp dùng để dự phòng một số biến chứng về tim mạch ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Thuốc Lipitor được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu
Thuốc Lipitor được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu

Cách sử dụng thuốc Lipitor

Cách sử dụng: Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dùng đường uống. Thuốc được uống với một lượng nước vừa đủ và nên uống vào thời điểm buổi tối, cùng thời điểm trong ngày để phù hợp với nhịp tiết cholesterol trong cơ thể, có thể uống cùng bữa ăn hoặc không trong bữa ăn. Chú ý trước khi sử dụng thuốc cần cân chỉnh nồng độ, kiểm soát lượng cholesterol trong máu bằng biện pháp sử dụng chế độ ăn và các biện pháp tập thể dục đồng thời duy trì chế độ ăn này trong khoảng thời gian điều trị với thuốc.

Liều dùng: Ban đầu liều thuốc cho bệnh nhân nên được hiệu chỉnh theo lượng cholesterol trong máu. Thông thương liều ban đầu thường là 1 viên (10mg)/lần/ngày sau đó khoảng ít nhất 1 tháng (4 tuần) có thể hiệu chỉnh liều và liều có thể lên đến tối đa là 8 viên (10mg/viên)/lần/ngày.

  • Đối với những bệnh nhân có tình trạng tăng cholesterol máu nguyên phát và tăng lipid máu phối hợp thông thường liều điều trị cho đối tượng này là 1 viên/lần. Các đáp ứng có thể quan sát được sau 2 tuần và đạt hiệu quả điều trị sau 4 tuần sử dụng thuốc
  • Đối với những trường hợp sử dụng thuốc để điều trị tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử thì liều sử dụng là 1-8 viên/ngày (tương đương 10-80mg/ngày), tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều sử dụng cho đối tượng này do chưa có nhiều dữ liệu về liều sử dụng trên bệnh nhân này.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc cho trẻ em có độ tuổi từ 10-17 tuổi bị rối loạn lipid máu nghiêm trọng hì liều sử dụng ban đầu là 1 viên/lần/ngày và sau đó có thể hiệu chỉnh tăng liều lên 2 viên/lần/ngày, việc hiệu chỉnh liều nên tiến hành sau ít nhất 4 tuần sử dụng để có thể quan sát được các đáp ứng tối đa của thuốc với mức liều đã sử dụng.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị trên bệnh nhân có bệnh nền là suy gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có mức liều phù hợp đồng thời những bệnh nhân có bệnh gan tiến triển được chống chỉ định sử dụng thuốc này
  • Khi sử dụng thuốc để điều trị trên những bệnh nhân có bệnh nên là suy thận thì không cần hiệu chỉnh liều dùng
Cách sử dụng thuốc Lipitor
Cách sử dụng thuốc Lipitor
  • Khi sử dụng thuốc trên đối tượng là người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để có liều sử dụng hợp lý.
  • Để hạn chế các tương tác gây bất lợi trên bệnh nhân khi phối hợp Atorvastatin với cyclosporin thì các khuyến cáo cho liều dùng cho Atorvastatin không quá 1 viên/lần/ngày (10mg/viên)
  • Một số thuốc dược chống chỉ định kết hợp đồng thời với Atorvastatin như Telaprevir, Tipranavir, Ritonavir.
  • Clarithromycin và Itraconazol ức chế enzym chuyển hóa Atorvastatin từ đó làm tăng nồng độ Atorvastatin trong huyết tương vì vậy cần chỉnh liều dùng cho phù hợp để tránh nguy cơ gây tác dụng không mong muốn trên cơ như tiêu cơ vân
  • Khi phối hợp đồng thời Atorvastatin với Amiodaron thì liều sử dụng của  Atorvastatin nhỏ hơn hoặc bằng 20 mg/ngày.
  • Khi phối hợp Atorvastatin với một số thuốc như Darunavir hoặc Fosamprenavir hoặc  Saquinavir kết hợp sử dụng Ritonavir hoặc kết hợp Fosamprenavir đơn độc thì liều sử dụng của  Atorvastatin/ngày nhỏ hơn hoặc bằng 20mg/ngày để tránh tác dụng không mong muốn khi phối hợp các thuốc này.
  • Khi phối hợp sử dụng Atorvastatin với Nelfinavir liều khuyến cáo cho atorvastatin là không quá 40mg/ngày để tránh tương tác bất lợi gây nên khi phối hợp.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ cho những đối tượng đặc biệt và khi phối hợp các thuốc với nhau.

Tham khảo thêm: TOP 10+ THUỐC HẠ MỠ MÁU HIỆU QUẢ TỐT NHẤT [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Tác dụng phụ của thuốc Lipitor

  • Khi sử dụng thuốc có bác cáo về một số tác dụng bất lợi liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể như: cơ xưởng,  hệ thống máu và bạch huyết, hệ miễn dịch…
  • Khi sử dụng có bác cáo về một số trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng và nhiễm độc sau khi sử dụng thuốc như: viêm mũi, viêm họng  với tần suất thường gặp.
Viêm mũi, viêm họng  với tần suất thường gặp sau khi sử dụng Lipitor
Viêm mũi, viêm họng  với tần suất thường gặp sau khi sử dụng Lipitor
  • Khi sử dụng thuốc có báo cáo về một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết như một số rối loạn hệ thống máu và bạch huyết, xét nghiệm các chỉ số máu thấy số lượng tiểu cầu giảm nhưng tần suất hiếm gặp
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống miễn dịch được báo cáo sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: dị ứng với tần suất thường gặp, các phản ứng sốc phản vệ nhưng tần suất hiếm gặp.
  • Một số rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng cũng được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc: tiến hành kiểm tra lượng đường huyết trong máu thấy tăng đường huyết tần suất thường gặp, ngoài ra có thể có hạ đường huyết, bệnh nhân cảm thấy chán ăn và có tình trạng tăng cân tuy nhiên tần suất ít gặp hơn. Ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc cần chú ý kiểm soát lượng đường huyết trong máu, theo dõi lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân thường xuyên.
  • Khi sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn trên hệ tâm thần như các rối loạn tâm thần trong đó có tình trạng bệnh nhân bị mất ngủ và gặp ác mộng nhưng tần suất ít gặp phải.
  • Ngoài ra một số rối loạn hệ thần kinh cũng được bác cáo ở những bệnh nhân có sử dụng thuốc trong đó triệu chứng nhức đầu thường xuất hiện khi sử dụng thuốc ngoài ra bệnh nhân có thể có cảm giác chóng mặt, dị cảm, suy giảm nhận thức, giảm cảm giác tuy nhiên các tác dụng phụ này với tần suất ít gặp hơn, bệnh thần kinh ngoại biên cũng được báo cáo những tần suất hiếm gặp.
  • Các tác dụng không mong muốn trên thị giác cũng có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc như các rối loạn mắt trong đó có báo cáo về tình trạng nhìn mờ ít gặp, rối loạn thị giác nhưng hiếm gặp
Tác dụng không mong muốn trên thị giác của Lipitor
Tác dụng không mong muốn trên thị giác của Lipitor
  • Một số tác dụng không mong muốn trên thính giác được báo cáo  sau khi sử dụng thuốc như: ù tai tần suất ít gặp, điếc nhưng tần suất hiếm gặp
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ hô hấp được báo cáo như: đau họng, đau thanh quản và chảy máu cam trong đó thương gặp phải tình trạng chảy máu cam và đau họng. Một số báo cáo về bệnh phổi kẽ có thể gặp phải khi bệnh nhân sử dụng các statin, nếu có  nghi ngờ gặp phải tác dụng không mong muốn này cần ngừng sử dụng thuốc.
  • Sau khi sử dụng thuốc một số tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa có thể xảy ra như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn thường gặp phải sau khi sử dụng thuốc ngoài ra có thể có tình trạng nôn mửa, đau bụng, viêm tụy nhưng tần suất ít gặp
  • Một số tác dụng không mong muốn trên gan có thể được báo cáo sau khi sử dụng thuốc như các rối loạn gan mất, có tình trạng viêm gan hoặc ứ mật, suy gan tuy nhiên không phổ biến, xét nghiệm thấy tăng nồng độ transaminase. Vì vậy khi sử dụng thuốc cần chú ý xét nghiệm chức năng gan định kỳ và theo dõi nồng độ transaminase trong máu để có thể xử trí kịp thời các tác dụng bất lợi có thể xảy ra.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên da và mô dưới da dưới da có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc như nổi mề đay, nổi mẩn da, ngứa, rụng tóc với tần suất ít gặp ngoài ra có thể có một số triệu chứng nặng hơn như hội chứng Stevens-Johnson,hoại tử biểu bì độc hại, quan sát thấy có ban đỏ da đa dạng, tình trạng viêm da hoặc phù mạch có thể xảy ra những tần suất hiếm gặp.
  • Các tác dụng không mong muốn trên cơ xương và mô được báo cáo sau khi sử dụng thuốc như đau cơ, đau khớp, đau lưng, co thắt cơ với tần suất thường hợp, ngoài ra có thể có tình trạng đau cổ, mỏi cơ nhưng ít gặp hơn, nghiêm trọng hơn có thể có tình trạng viêm cơ, tiêu cơ vân, đứt gân với tần suất hiếm gặp phải, bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch có thể xảy ra. Chú ý theo dõi những tác dụng không mong muốn này, báo cáo cho bác sĩ biết nếu gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên cơ xương, khớp, theo dõi nồng độ độ creatine kinase, myoglobin huyết và myoglobin niệu, nếu nồng độ creatinin kinase trên 5 lần giới hạn cho phép thì ngừng sử dụng thuốc. Nguy cơ tiêu cơ vân có thể tăng lên khi phối hợp với một số thuốc nên thận trọng khi phối hợp.
Các tác dụng không mong muốn trên cơ xương của Lipitor
Các tác dụng không mong muốn trên cơ xương của Lipitor
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống sinh sản như gynecomastia.
  • Ngoài ra khi tiến hành xét nghiệm thấy có một số chỉ số thay đổi như chức năng gan bất thường, creatine phosphokinase huyết tăng, có bạch cầu trong nước tiểu.
  • Ngoài ra có thể có một số tác dụng không mong muốn khác khi bệnh nhân sử dụng thuốc như Không phổ biến: rối loạn vị giác, mệt mỏi, suy nhược, sốt, khó ở, đau ngực, phù ngoại biên.

Báo cáo cho các bác sĩ biết các tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi sử dụng thuốc đặc biệt là một số tác dụng không mong muốn trên cơ vân để có thể can thiệp kịp thời, ngăn chặn hoặc làm thiểu tác hại của các tác dụng không mong muốn gây nên cho bệnh nhân.

Chống chỉ định của thuốc Lipitor

  • Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc là atorvastatin và các statin khác.
  • Những bệnh nhân có tiền sử gặp phải các tác dụng không mong muốn trên cơ như tiêu cơ vân khi điều trị với các thuốc khác trong nhóm statin do nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn trên cơ.
  • Thuốc được chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai do thiếu các dữ liệu an toàn cho mẹ và thai nhi khi sử dụng trên đối tượng này, nguy cơ gây một số tác dụng bất lợi cho thai nhi cần chắc chắn bệnh nhân không có thai trước khi tiết hành điều trị bằng thuốc
  • Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân đang cho con bú do chưa có đủ các bằng chứng chứng minh về độ an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc, nếu bắt buộc sử dụng thì ngừng cho con bú và sử dụng sữa ngoài.
  • Ngoài ra những bệnh nhân có trình trạng bệnh gan iết triển hoặc khi xét nghiệm thấy nồng độ transaminase tăng quá 3 lần so với giới hạn không giải thích được bằng các nguyên nhân được chống chỉ định sử dụng thuốc này.
Chống chỉ định của thuốc Lipitor
Chống chỉ định của thuốc Lipitor
  • Đối tượng là trẻ em dưới 10 tuổi cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc này do thiếu các dữ liệu chứng minh về tính an toàn trên đối tượng  này và nguy cơ về một số tác dụng bất lợi trên cơ, xương khớp lên trẻ.
  • Thành phần củ thuốc có chứa lactose nên thuốc không nên sử dụng cho những bệnh nhân không dung nạp được galactose hoặc những bệnh nhân kém hấp thu glucose-galactose

Tham khảo thêm: Thuốc mỡ máu Lipanthy 200M uống lúc nào? Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

Tương tác của Lipitor với các thuốc khác

  • Atorvastatin được chuyển hóa chủ yếu bởi enzym cyp3A4 do đó có thể xảy ra tương tác dược động học với một số thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzym.
  • Khi sử dụng đồng thời Atorvastatin với một số thuốc ức chế enzym cyp3A4 như ciclosporin, telithromycin, clarithromycin, itraconazole, posaconazole, ketoconazole, vaviconine, Stiripentol, ketoconazole, … các thuốc này có thể ức chế chuyển hóa của Atrovastatin và làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, nguy cơ tăng xuất hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc khi phối hợp đặc biệt là các tác dụng không mong muốn trên cơ vân như tiêu cơ vân. Các thuốc này được chống chỉ định sử dụng phối hợp với Atorvastatin.
  • Một số chất có khả năng ức chế enzym chuyển hóa Atorvastatin mức độ trung bình như erythromycin, verapamil làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương, mức độ gây tác dụng bất lợi và mức độ nghiêm trọng của tương tác, tùy thuộc vào mức độ ức chế enzym chuyển hóa Atorvastatin.
Công thức hóa học của Atorvastatin
Công thức hóa học của Atorvastatin
  • Khi sử dụng đồng thời thuốc với một số chất cảm ứng enzym như rifampicin… sẽ làm tăng chuyển hóa của Atorvastatin từ đó làm giảm nồng độ của thuốc, nguy cơ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì vậy cần xem xét hiệu chỉnh liều nếu cần
  • Khi sử dụng đồng thời Cyclosporin với Atorvastatin thì Cyclosporin  sẽ ức chế sự vận chuyển của thuốc vào gan và có thể làm tăng nồng độ của thuốc cũng như sinh khả dụng của thuốc vì vậy cần chú ý hiệu chỉnh liều trên những bệnh nhân có phối hợp accs thuốc này với nhau.
  • Khi phối hợp đồng thời thuốc với gemfibrozil nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn trên cơ như tiêu cơ vân sẽ tăng lên cho gemfibrozil có tác dụng ức chế enzym liên hợp của statin (glucuronid).
  • Khi cho bệnh nhân phối hợp đồng thời Atorvastatin với các chất ức chế protease thì các chất ức chế protease có khả năng làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương và tăng nguy cơ xuất hiện các độc tính vì vậy cần chú ý theo dõi những biểu hiện trên những đối tượng này và xét xét hiệu chỉnh liều dùng sao cho hợp lý tránh các tác dụng bất lợi xảy ra cho bệnh nhân.
  • Một số nghiên cứu cho thấy khi phối hợp sử dụng thuốc Atorvastatin  với liều dùng 40mg và Diltiazem  với liều dùng là 240mg có khả năng làm tăng nồng độ của Atorvastatin do đó cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp các thuốc này với nhau.
Hình ảnh: Vỉ thuốc Lipitor 10mg
Hình ảnh: Vỉ thuốc Lipitor 10mg
  • Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Ezetimibe với  Atorvastatin sẽ làm tăng nguy cơ gây các tác dụng bất lợi trên cơ vì khi sử dụng Atorvastatin, Ezetimibe đơn độc cũng có khả năng gây tác dụng không mong muốn trên cơ. Thận trọng khi phối hợp, theo dõi các tác dụng bất lợi trên cơ xương để ngăn chặn kịp thời và giảm thiểu hậu quả gây ra khi phối hợp sử dụng thuốc.
  • Khi sử dụng phối hợp atorvastatin với các thuốc fusidic nguy cơ gây các biến cố bất lợi trên cơ xảy ra như tiêu cơ vân vì vậy không nên phối hợp hai thuốc này với nhau.
  • Một số bệnh lý về cơ được báo cáo khi cho bệnh nhân phối hợp Colchicine với atorvastatin, chú ý theo dõi các bệnh lý trên cơ khi phối hợp.
  • Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Atorvastatin với một số thuốc tránh thai đường uống thấy báo cáo về việc nồng độ norethindrone và ethinyl oestradiol trong huyết tương tăng lên, thận trọng khi phối hợp.
  • Một số thuốc có tác dụng kháng acid khi phối hợp sử dụng với atorvastatin có thể làm giảm nồng độ của atorvastatin trong huyết tương, một số thuốc kháng acid như hydroxid nhôm và magie hydroxyd.
  • Tình trạng giảm thời gian thời gian prothrombin nhẹ có thể xảy ra khi phối hợp các thuốc chống đông máu như warfarin với atorvastatin.
  • Khi cho bệnh nhân phối hợp Amlodipin và atorvastatin có thể làm tăng nồng độ của  atorvastatin trong huyết tương tuy nhiên tương tác này không có ý nghĩa trong lâm sàng.
  • Khi phối hợp sử dụng Atorvastatin với Nelfinavir liều khuyến cáo cho atorvastatin là không quá 40mg/ngày để tránh tương tác bất lợi gây nên khi phối hợp 2 thuốc này, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi phối hợp các thuốc này với nhau.
  • Nước ép bưởi có khả năng ức chế enzym cyp3A4 từ đó làm giảm chuyển hóa của thuốc, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, nguy cơ tăng xuất hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc khi phối hợp đặc biệt là các tác dụng không mong muốn trên cơ vân như tiêu cơ vân. Tránh sử dụng nước ép bưởi khi sử dụng thuốc này.
Tránh sử dụng nước ép bưởi khi sử dụng thuốc Lipitor
Tránh sử dụng nước ép bưởi khi sử dụng thuốc Lipitor
  • Một số các tương tác khác được đưa ra khi phối hợp atorvastatin với một vài thuốc khác nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng.
  • Khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi xảy ra trên bệnh nhân, báo cáo đầy đủ các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ để được tư vấn sử dụng hợp lí, các biện pháp để giảm thiểu các tương tác xảy ra.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng thuốc Lipitor được không?

Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu trên lâm sàng chứng minh được sử an toàn của thuốc trên thai nhi và cho người mẹ khi sử dụng thuốc. Một số báo cáo cho thấy việc giảm tổng hợp mevalonic acid trên trẻ khi người mẹ mang thai sử dụng thuốc, đây là nguyên liệu để tổng hợp nên cholesterol trong cơ thể. Các báo cáo về dị tập bẩm sinh khi tử cung phơi nhiễm với statin rất hiếm gặp tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn cho thai và mẹ không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai hoặc lựa chọn các thuốc khác thay thế trương giai đoạn này. Chỉ sử dụng khi đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân không mang thai, hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian sử dụng thuốc.

Phụ nữ cho con bú: Các báo cáo về an toàn trên đối tượng là mẹ mang thai và trẻ nhỏ chưa được nói tới, chưa biết dược liệu thuốc đi vào sữa mẹ và gây nên một số tác dụng bất lợi trên trẻ hay không tuy nhiên ở các nghiên cứu trên động vật cho thấy nồng độ của thuốc trong sữa gần tương đương với lượng calo trong huyết tương. Thuốc được chống chỉ định cho người mẹ đang cho con bú, nếu bắt buộc sử dụng cần ngừng cho con bú bằng sữa mẹ và sử dụng sữa ngoài thay thế, tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Phụ nữ cho con bú sử dụng thuốc Lipitor được không?
Phụ nữ cho con bú sử dụng thuốc Lipitor được không?

Thuốc Lipitor giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường giá bán của Lipitor 10mg là 501000 VNĐ/hộp. Trên thị trường còn có một số dạng hàm lượng khác nhau Lipitor 20mg, Lipitor 40mg vì vậy giá bán có thể khác nhau tùy thuốc vào hàm lượng thành phần trong thuốc. Ngoài ra giá bán của thuốc có thể  chênh lệch do các dạng bào chế, cửa hàng phân phối, phí vận chuyển khác nhau. Tham khảo ý kiến của một số web để bảo bảo mua thuốc với giá cả phải chăng.

Thuốc Lipitor mua ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều nhà thuốc khác nhau có bán Lipitor tuy nhiên câu hỏi đặt ra là mua ở đâu để nhận được sự hướng dẫn, các lưu ý khi sử dụng cũng như các thuốc không nên sử dụng cùng, giá cả của thuốc hợp lý lại là câu hỏi khó cho nhiều người. Một số nhà thuốc có thể nói đến với  những tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho bệnh nhân khi mua thuốc như một số nhà thuốc tại bệnh viện lớn: bệnh Từ Dũ, bệnh viện 103… và các nhà thuốc ở bên ngoài như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh, các nhà thuốc này có chi nhánh nhỏ thuận tiện cho việc mua thuốc đồng thời đây là các nhà thuốc uy tín.

Bạn có thể nhắn tin để page giải đáp các thắc mắc.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây