Lipanthyl là thuốc gì?
Lipanthyl thuốc nhóm thuốc điều rối loạn lipoprotein máu. Thuốc có thành phần chính là fenofibrate, có tác dụng tác dụng hạ lipid máu dùng để điều trị trường hợp tăng cholesterol máu và tăng triglyceride máu.
Các dạng Lipanthyl trên thị trường
Lipanthyl 200M
Lipanthyl 200M có thành phần chính là fenofibrate với hàm lượng là 200mg/viên. Thuốc được bào chế viên nang cứng,được đóng gói trong một hộp gồm 3 vỉ mỗi vỉ gồm 10 viên hoặc hộp 2 vỉ mỗi hộp gồm 15 viên. Thuốc do công ty Recipharm Fontaine sản xuất.
Lipanthyl NT 145mg
Lipanthyl NT 145mg có thành phần chính là fenofibrate với hàm lượng là 145mg/viên. Thuốc được bào chế viên nén bao phim,được đóng gói trong một hộp gồm 3 vỉ mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc do công ty Recipharm Fontaine – PHÁP sản xuất.
Lipanthyl Supra 160mg
Lipanthyl Supra 160mg có thành phần chính là fenofibrate với hàm lượng là 160mg/viên. Thuốc được bào chế viên nén bao phim,được đóng gói trong một hộp gồm 3 vỉ mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc do công ty Recipharm Fontaine – PHÁP sản xuất.
Lipanthyl Penta 145 mg
Lipanthyl Penta 145 mg có thành phần chính là fenofibrate với hàm lượng là 145mg/viên. Thuốc được bào chế viên nén,được đóng gói trong một hộp gồm 3 vỉ mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc do công ty Recipharm Fontaine – PHÁP sản xuất.
Lipanthyl 300mg
Lipanthyl 300mg có thành phần chính là fenofibrate với hàm lượng là 300mg/viên. Thuốc được bào chế viên nang,được đóng gói trong một hộp gồm 3 vỉ mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc do công ty Laboratoires Fournier S.A sản xuất.
Lipanthyl có tác dụng gì?
- Fenofibrate có tác dụng làm giảm cholesterol máu và giảm VLDL tăng HDL trong máu. HDL có vai trò trong việc vận chuyển cholesterol ra khỏi thành mạch từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch trong khi đó VLDL là các loại cholesterol xấu, tăng lên làm cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Fenofibrate hoạt hóa lipoprotein lipase từ đó làm tăng quá trình thủy phân triglycerid trong chylomicron và VLDL từ đó làm giảm triglycerid và VLDL trong máu.
- Ngoài ra fenofibrat còn có tác dụng làm tăng sự tổng hợp Apo A-I và Apo A-II từ đó làm tăng tổng hợp HDL, tăng sự vận chuyển cholesterol ra khỏi thành mạch đến gan.
- Thuốc làm giảm tổng hợp làm Apo CIII từ đó làm giảm VLDL một cholesterol “xấu”.
- Những nghiên cứu về tác dụng của fenofibrate cho thấy tác dụng làm giảm 20-25% cholesterol toàn phần và 40-50% các triglyceride trong máu và tăng 10-30 % nồng độ HDL cholesterol.
Chỉ định của thuốc Lipanthyl
Với tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid nên thuốc được thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị các trường hợp bệnh nhân có tăng cholesterol và triglyceride máu đơn thuần hoặc phối hợp (Tăng lipoprotein máu typ Ila, IIb, III, IV và V) ở bệnh nhân có tiến hành thực hiện chế độ ăn kiêng và các biện pháp điều trị không dùng thuốc nhưng không đáp ứng đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao huyết áp và hút thuốc lá.
Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ chỉ định điều trị cho những bệnh nhân tăng lipoprotein máu thứ phát (trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị nguyên căn nhưng vẫn có sự bất thường lipoprotein máu dai dẳng như loạn lipid máu trong đái tháo đường).
Cách sử dụng thuốc Lipanthyl
Cách dùng
Thuốc được bào chế ở dạng viên nang và được sử dụng đường uống, bạn nên uống thuốc vào thời điểm trong bữa ăn. Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ.
Liều dùng
- Liều sử dụng được khuyến cáo cho những bệnh nhân ở lứa tuổi người lớn là 200mg/lần/ngày.
- Đối với những bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều theo chỉ dẫn của bác sĩ và không nên sử dụng thuốc cho những bệnh nhân suy thận nặng mãn tính.
- Ở những bệnh nhân suy thận nặng do chưa có đầy đủ các dữ liệu về mức độ an toàn khi sử dụng thuốc này vì vậy không nên sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này.
- Những bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa có đủ các chứng minh về an toàn cho đối tượng này nên không sử dụng thuốc cho lứa tuổi này.
- Ở người già thì liều sử dụng tương tự như liều của người lớn.
Tham khảo thêm: TOP 10+ THUỐC HẠ MỠ MÁU HIỆU QUẢ TỐT NHẤT [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
Tác dụng phụ của thuốc Lipanthyl
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn thường ở trên tiêu hóa, ngoài ra có thể có các tác dụng không mong muốn liên quan đến máu và bạch huyết, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch, gan mật, mô xương…
- Tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi.. đây là các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi sử dụng thuốc.
- Tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết được báo cáo như: xét nghiệm máu thấy giảm số lượng bạch cầu và giảm hemoglobin máu tuy nhiên đây là các tác dụng hiếm gặp.
- Tác dụng không mong muốn trên hệ thống thần kinh được báo cáo như: đau đầu với tần suất ít gặp.
- Tác dụng không mong muốn trên hệ thống mạch được báo cáo như: nghẽn mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi với tần suất ít gặp
- Tác dụng không mong muốn như rối loạn gan mật có thể xảy ra khi sử dụng thuốc:xét nghiệm chức năng gan có tăng enzym gan transaminase (tẫn suất phổ biến), sỏi mật (do tăng thải cholesterol qua đường mật, tần suất ít gặp), viêm gan (tần suất hiếm gặp)
- Báo cáo về các rối loạn da và dưới da được báo cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: phát ban, ngứa, mề đay tần suất ít gặp, rụng tóc hoặc nhạy cảm với ánh sáng được báo cáo với tần suất hiếm gặp. Để tránh nhạy cảm với ánh sáng có thể dùng áo chống nắng khi ra ngoài hoặc bôi kem chống nắng trong thời gian sử dụng thuốc.
- Một số tác dụng không mong muốn trên cơ có thể xảy khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: đau cơ, viêm cơ và tiêu cơ vân đặc biệt là khi phối hợp với nhóm thuốc statin.
- Một số trường hợp khi sử dụng thuốc có báo cáo một số tác dụng không mong muốn như tình trạng rối loạn tình dục.
- Tiến hành xét nghiệm máu trên một số bệnh nhân có sử dụng thuốc thấy tình trạng tăng nồng độ creatinin trong máu (tần suất ít gặp), tăng ure máu (tần suất hiếm gặp).
Báo cáo cho bác sĩ biết các tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng tuốc đặc biệt là các tác dụng không mong muốn trên cơ vân. Đến bệnh viện để được xử trí các tác dụng không mong muốn xảy ra trên bệnh nhân.
Chống chỉ định của Lipanthyl
- Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân suy gan kể cả những bệnh nhân có xơ gan ứ mật, xét nghiệm thấy chức năng gan bất thường dai dẳng những không rõ nguyên nhân gây.
- Ngoài ra những bệnh nhân có bệnh lý về túi mật, suy gan mạn tính được chống chỉ định thuốc này.
- Do thiếu các dữ liệu an toàn trên đối tượng là trẻ em và phụ nữ cho con bú vì vậy thuốc được chống chỉ định cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.
- Do thuốc có nguy cơ gây viêm tụy vì vậy thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có viêm tụy trừ viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu nặng.
- Thuốc còn được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc những bệnh nhân có nhạy cảm với ánh sáng, có nhạy cảm với ánh sáng khi sử dụng các fibrate khác.
Tương tác của Lipanthyl với các thuốc khác
Khi phối hợp các thuốc chống đông với các fibrat có thể làm tăng nồng độ thuốc chống đông từ đó có thể gây tăng tác dụng không mong muốn là chảy máu trên những bệnh nhân này vì vậy cần hiện chỉnh liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số khuyến cáo cho rằng nên hiệu chỉnh liều xuống còn ⅓ của các thuốc chống đông khi bắt đầu phối hợp, theo dõi các dữ liệu về thời gian chảy máu và có thể hiệu chỉnh liều nếu cần.
Khi cho bệnh nhân sử dụng phối hợp các fibrat với Cyclosporin có thể gây tác dụng không mong muốn như suy thận vì vậy cần chú ý theo dõi chức năng thận cho bệnh nhân nếu phối hợp hai thuốc này với nhau.
Nguy cơ về các bệnh lý trên cơ như: viêm đau cơ, tiêu cơ vân sẽ tăng lên nếu bệnh nhân phối hợp sử dụng fibrat với các thuốc ức chế enzym HMG – coenzyme A như các statin. Nếu có các biểu hiện bất lợi trên cơ vân cần ngừng phối hợp, đến gặp bác sĩ để được xử trí và xem xét có tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
Khi cho bệnh nhân sử dụng phối hợp Glitazone với fenofibrate cần theo dõi chặt chẽ nồng độ HDL trong máu, tùy vào trường hợp cụ thể có ngừng sử dụng thuốc.
Fenofibrate có thể ức chế một số enzyme ở gan như CYP2C19, CYP2A9, CYP2C9 do đó có thể làm tăng nồng độ của một số thuốc chuyển hóa qua các enzym này, nguy cơ tăng các tác dụng không mong muốn của các thuốc này. Vì vậy cần chú ý hiện chỉnh liều thuốc cho bệnh nhân khi sử dụng phối hợp Fenofibrate với một số thuốc chuyển hóa qua CYP2C19, CYP2A9, CYP2C9.
Khi sử dụng Fenofibrate phối hợp với phenylbutazone thì có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh gắn với protein huyết tương làm cho phenylbutazone bị đẩy ra khỏi huyết tượng. Do thuốc có một số độc tính trên gan vì vậy khi phối hợp một số thuốc có khả năng gây độc cho gan như: thuốc ức chế IMAO, perhexiline maleate.. tăng độc tính cho gan và vậy không nên phối hợp các thuốc này với nhau.
Báo cáo cho bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng để tránh các tương tác gây hậu quả bất lợi khi sử dụng thuốc. Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn để tránh tương tác thuốc xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm: Thuốc Crestor: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ
Lipanthyl uống lúc nào?
Do thuốc có khả năng tăng hấp thu khi sử dụng với thức ăn vì vậy thuốc được sử dụng vào thời điểm trong bữa ăn để tăng sự hấp thu thuốc vào cơ thể.
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng thuốc Lipanthyl được không?
Phụ nữ có thai: Chưa có đủ các dữ liệu chứng minh rằng thuốc an toàn cho mẹ và thai nhi khi sử dụng thuốc, một số báo cáo cho thấy khi sử dụng thuốc với liều độc ảnh hưởng đến thai nhi. Không nên sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ ử dụng nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ gây hại của thuốc.
Phụ nữ cho con bú: Chưa có đủ các dữ liệu chứng minh rằng thuốc an toàn cho mẹ và trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến trước khi sử dụng, thuốc dược chống chỉ định sử dụng trên đối tượng này.
Thuốc Lipanthyl giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường giá bán Lipanthyl hàm lượng 200mg/viên được bán với giá 7500 VNĐ/viên và 222000 VNĐ/hộp 30 viên.
Thuốc Lipanthyl mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc ở một số cửa hàng uy tín như: nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh hoặc một số cửa hàng tại nhà thuốc của bệnh viện.
Bạn có thể nhắn tin cho page để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.