Thuốc Levosum là thuốc gì? Công dụng, Liều dùng, Giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Levosum được sử dụng trong điều trị về tuyến giáp, suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp. Thuốc có liều dùng như thế nào, cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng HealCentral tìm hiểu những thông tin về thuốc Levosum trong bài viết sau đây. 

Levosum là thuốc gì?

Khi sử dụng thuốc Levosum, người bệnh nên nắm bắt một số thông tin cơ bản của thuốc như sau:

Thuốc Levosum được sử dụng trong điều trị về tuyến giáp
Thuốc Levosum được sử dụng trong điều trị về tuyến giáp
  • Công dụng chính: Levosum có tác dụng cung cấp đủ hormon levothyroxine cho tuyến giáp hoạt động trong các trường hợp tuyến giáp bị suy yếu không thể hoặc giảm bài tiết hormon này.
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
  • Nhà sản xuất: Etex Inc – HÀN QUỐC
  • Số đăng ký: VN – 22010 – 19

Thành phần của thuốc

Trong một viên nén của thuốc bao gồm:

  • Natri levothyroxine hàm lượng 0,1mg
  • Tá dược vừa đủ

Tác dụng của thuốc

Thuốc Levosum dùng để điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp. Ngoài ra thuốc còn được dùng để ức chế tiết thyrotropin (TSH), điều trị có lợi trong bướu cổ.

Công dụng – Chỉ định của thuốc

Thuốc được chỉ định dùng để hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân trong tình trạng nhược giáp.
  • Phòng ngừa và hạn chế sự tái phát bướu giáp lành.
  • Cân bằng lại hoocmon của tuyến giáp.
  • Hỗ trợ phục hồi tình trạng cường giáp.
  • Dùng cho các bệnh nhân sau phẫu thuật bướu ác tính.

Dược động học

  • Hấp thu: Levothyroxin được hấp thụ ở hồi tràng, hỗng tràng và một lượng nhỏ ở tá tràng, tùy vào thể trạng người bệnh cùng một số yếu tố khác, hấp thu dao động từ 48% đến 79%.
  • Phân bố: Hầu như hormon được lưu hành trong máu sẽ gắn với các protein mang.
  • Chuyển hóa: T3 và T4 liên hợp với acid glucuronic và sulfuric trong gan.
  • Thải trừ: Chu kỳ bán thải huyết tương của T4 là 6 – 7 ngày, còn T3 là 1 ngày. Sau khi từ gan liên hợp với acid glucuronic và sulfuric, T3 và T4 được bài tiết vào mật.

Liều dùng – Cách dùng của thuốc Levosum

Liều dùng - Cách dùng của thuốc Levosum
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Levosum

Liều dùng của thuốc Levosum

Các đối tượng bệnh nhân khác nhau sẽ có phác đồ sử dụng thuốc khác nhau:

  • Đối với trường hợp nhược giáp:
  • Người lớn: ½ – 1 viên/ngày, tăng dần từng mức ½ viên cách 2 – 4 tuần cho đến khi đạt mức đáp ứng thích hợp, tối đa 1,5 – 2 viên/ngày.
  • Trẻ em: ½ viên/ngày, chỉnh liều theo tùy theo cân nặng và chiều cao từng bé.
  • Phòng ngừa tái phát bướu giáp lành: 1- 2 viên/ngày.
  • Cường giáp đã đưa về bình giáp: ½ – 1 viên/ngày.
  • Sau phẫu thuật bướu ác tính: 1,5 – 3 viên/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự áp dụng liệu lượng thuốc cho bản thân. Cần đến bệnh viện để được chẩn đoán mức độ bệnh và tham khảo liều lượng từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Cách dùng thuốc Levosum

Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên uống một liều trước ăn 30 phút vào buổi sáng.

Chống chỉ định

Thuốc Levosum chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm độc do tuyến giáp chưa được điều trị.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Suy thượng thận chưa được điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc Levosum

Khi sử dụng thuốc Levosum, có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:

  • Thường gặp (tỷ lệ >1/100): Cân nặng giảm, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, có các cơn co cứng cơ, đau thắt ngực, mất ngủ.
  • Ít gặp (tỷ lệ > 1/1000 và <1/100): Rụng tóc
  • Hiếm gặp (tỷ lệ <1/1000): Dị ứng, Rối loạn tăng chuyển hóa, suy tim, loãng xương, gây liền sớm đường khớp sọ ở trẻ em, u giả ở não trẻ em.
  • Hướng dẫn cách xử trí khi có tác dụng phụ: Khi gặp bất kỳ các tác dụng phụ của thuốc nêu trên, cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác thuốc

Các thuốc có thể xảy ra tương tác với Levosum:

  • Amiodaron: Thuốc chỉ định trong chống loạn nhịp tim.
  • Thuốc chống đông: Khi sử dụng kết hợp Levosum cần điều chỉnh liều, giảm liều khi cần thiết.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin.
  • Thuốc chẹn beta – adrenergic: Thuốc điều trị huyết áp cao.
  • Các cytokin (interferon, interleukin).
  • Các glycosid trợ tim: Levosum có thể làm giảm tác dụng thuốc.
  • Ketamin: Dùng với Levosum có thể gây tăng huyết áp.
  • Maprotiline: Kết hợp với Levosum có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Natri iodid (123I và 131I): Đối với những bệnh nhân điều trị, xạ trị bằng iod cần ngừng thuốc Levosum trong một tháng trước điều trị do sự hấp thụ ion đánh dấu phóng xạ có thể bị giảm
  • Somatrem/Somatropin: Dùng đồng thời với hormon tuyến giáp quá nhiều có thể làm cốt hóa nhanh đầu xương.
  • Theophylin: Sự thanh thải của theophylin giảm ở người suy giáp và trở lại bình thường khi tuyến giáp trở lại bình thường.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Dùng cả 2 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Thuốc giống thần kinh giao cảm: Levosum kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ suy mạch vành ở người bệnh bị mạch vành.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Levosum
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Levosum

Lưu ý và thận trọng

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc, không tự ý tăng giảm liều lượng, uống thuốc đúng giờ và tái khám theo định kỳ.
  • Thận trọng khi sử dụng cho:
  • Người bệnh tim mạchtăng huyết áp
  • Người đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt
  • Suy thượng thận
  • Điều trị hôn mê phù niêm phải dùng kèm glucocorticoid.
  • Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
  • Các hormon tuyến giáp không dễ qua hàng rào nhau thai. Phụ nữ có thai nếu bị tổn thương tuyến giáp vẫn có thể sử dụng Levosum nhưng cần kiểm tra định kỳ bằng các xét nghiệm máu và được bác sĩ theo dõi sát sao.
  • Mặc dù một lượng nhỏ hormon tuyến giáp được bài tiết qua sữa nhưng thuốc không gây tác dụng có hại đến trẻ nhỏ và không gây khối u. Tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30°C.

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều

Một số triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân sử dụng quá liều Levosum :

  • Đánh trống ngực, vã mồ hôi
  • Khó thở
  • Nhịp tim nhanh
  • Sốt
  • Huyết áp tăng
  • Co cứng cơ, đau thắt ngực

Sử dụng quá liều Levosum cần được xử trí kịp thời:

  • Trong trường hợp quá liều cấp tính, cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc và điều trị triệu chứng bằng cách:
  • Tăng đào thải và giảm hấp thu thuốc bằng việc rửa dạ dày ngay hoặc sử dụng cholestyramin hoặc than hoạt.
  • Cho thở oxy và duy trì thông khí nếu bệnh nhân khó thở nặng
  • Dùng các chất chẹn beta – adrenergic để hạ huyết áp
  • Có thể dùng các glycosid trợ tim nếu suy tim sung huyết xuất hiện.
  • Cần tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt, hạ đường huyết, mất nước khi cần.
  • Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều không quá nghiêm trọng, các triệu chứng không quá rõ ràng, cần theo dõi sát các triệu chứng và đi thăm khám kịp thời để bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều lượng thuốc phù hợp.

Quên liều

  • Nếu quên một liều, hãy cố gắng dùng càng sớm càng tốt.
  • Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra gần với lần dùng kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như bình thường theo kế hoạch.
  • Lưu ý tuyệt đối không gấp đôi liều dùng quy định trong lần tiếp theo.

Thuốc Levosum giá bao nhiêu?

Thuốc Levosum được sử dụng nhiều với bệnh nhân suy giáp, tổn thương tuyến giáp, có khi sẽ phải dùng thuốc cả đời nên gias cả của thuốc cũng rất hợp lý cho mọi đối tượng, phổ biến dao động từ: 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ tùy từng cơ sở kinh doanh.

Thuốc Levosum mua ở đâu chính hãng?

Thuốc Levosum được bán tại hầu hết các nhà thuốc hoặc cơ sở kinh doanh dược phẩm trên khắp cả nước. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu các cơ sở uy tín được Bộ Y tế cấp phép đầy đủ để đảm bảo mua được thuốc chất lượng và giá thành hợp lý.

Levosum hiện nay được sử dụng rộng rãi trong điều trị tuyến giáp nên mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong thuốc điều trị tuyến giáp. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt.

Nguồn tham khảo

Tác giả James V Hennessey, The emergence of levothyroxine as a treatment for hypothyroidism, NCBI, truy cập ngày 09 tháng 1 năm 2022.

Ngày viết:
Dược sĩ Mai Hương, tốt nghiệp ngành Dược học năm 2021. Là một người Dược sĩ, tôi luôn mong muốn có thể dùng vốn kiến thức của mình giúp mọi người hiểu hơn kiến thức về sức khoẻ, y tế, cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và hợp lí. Những kiến thức được tham khảo từ những nguồn y khoa uy tín hàng đầu trên thế giới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây