Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc khác nhau được dùng trong điều trị giun sán ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên thông tin về một số thuốc còn chưa đầy đủ, khiến người dùng gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc. Trong bài viết này, Healcentral xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc Ivermectin.
Thuốc Ivermectin là thuốc gì?
Ivermectin là thuốc dùng để điều trị giun chỉ và các loài giun thân tròn như giun tóc, giun đũa, giun móc, …, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, với thành phần chính là Ivermectin có hàm lượng 3mg hoặc 6mg, ngoài ra còn 1 số tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế và đóng gói: thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim dùng đường uống. Mỗi hộp chứa 1 vỉ 4 viên hoặc chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 4 viên. Thuốc cũng có thể được đóng thành lọ 30 viên đi kèm tờ hướng dẫn sử dụng.
Thành phần của thuốc Ivermectin có tác dụng gì?
Thành phần hoạt chất chính của thuốc là Ivermectin, là một dẫn chất bán tổng hợp của Avermectin có cấu trúc vòng lacton lớn. Ivermectin có phổ tác dụng rộng trên giun chỉ Onchocerca volvulus, các loại giun tròn như giun tóc, giun kim, giun đũa,… và không có tác dụng trên sán dây, sán lá, chủ yếu diệt ấu trùng giun chỉ và có tác dụng kéo dài đến 12 tháng.
Cơ chế tác dụng của thuốc: Ivermectin có khả năng kích thích sự bài tiết chất dẫn truyền thần kinh GABA sau synap của khớp thần kinh cơ trên giun, từ đó gây ra tác động trực tiếp, làm bất hoạt ấu trùng, thải trừ ấu trùng qua đường bạch huyết.
Thuốc Ivermectin thử nghiệm trong điều trị Virus Corona
Thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị Virus Corona trên thử nghiệm lâm sàng In vitro, các thử nghiệm In vivo đang được tiến hành và chứng minh hiệu quả.
Tiến sĩ Wagstaff của viện khám phá sinh học Monash cho biết thí nghiệm dùng 1 liều duy nhất Ivermectin trong ống nghiệm sẽ loại bỏ tất cả RNA của virus trong vòng 48 giờ (số lượng RNA của virus giảm khoảng 5000 lần), sau 24 giờ,số lượng cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên các thí nghiệm trên người vẫn cần thời gian kiểm chứng xem thuốc Ivermectin có thực sự hiệu quả trong điều trị Cov – 19 hay không.
Xem thêm: Thông tin về bệnh Viêm phổi cấp do Virus Corona
Công dụng – Chỉ định
Ivermectin được chỉ định chính trong các trường hợp:
- Điều trị bệnh nhân mắc giun chỉ Onchocerca volvulus.
- Điều trị các bệnh giun tròn gồm có: giun tóc, giun kim, giun móc, giun lươn bao gồm cả giun lươn đường ruột Strongyloides stercoralis, giun đũa trên chó mèo.
Cách dùng và liều dùng
Ivermectin được bào chế ở dạng viên nén dùng đường uống, uống tốt nhất là vào lúc sáng sớm chưa ăn, cũng có thể dùng vào thời điểm khác, tuy nhiên lưu ý tránh ăn trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống thuốc.
Liều dùng đối với trẻ em dưới 5 tuổi chưa được nghiên cứu và xác định.
Đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên và người lớn, liều dùng được tính theo cân nặng: 0,15mg/kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất. Không tự ý tăng liều cao hơn do liều cao có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của thuốc mà không làm tăng hiệu quả điều trị. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người, có thể cần tái điều trị với trường hợp bệnh nhân nhiễm ấu trùng nặng ở mắt.
Dưới đây là liều dùng cụ thể tham khảo tính theo cân nặng:
- Bệnh nhân từ 15 đến 25 kg: uống liều duy nhất 3mg.
- Bệnh nhân từ 26 đến 44 kg: uống liều duy nhất 6mg.
- Bệnh nhân từ 45 đến 64 kg: uống liều duy nhất 9mg.
- Bệnh nhân từ 65 đến 84 kg: uống liều duy nhất 12mg.
- Bệnh nhân trên 85kg: uống liều 0.15mg/kg cân nặng.
Chống chỉ định
Ivermectin chống chỉ định dùng cho các đối tượng:
- Bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân được chẩn đoán có rối loạn hàng rào máu não hoặc bệnh nhân có viêm màng não.
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do chưa có nghiên cứu về tác dụng và an toàn trên nhóm đối tượng này.
Tác dụng phụ của thuốc Ivermectin
Các tác dụng phụ của Ivermectin có thể gây ra trên bệnh nhân trong quá trình sử dụng gồm có:
- Tác dụng phụ trên xương khớp: đau nhức xương khớp, viêm màng hoạt dịch, đau cơ.
- Tác dụng phụ trên thần kinh: chóng mặt, hoa mắt, lú lẫn
- Tác dụng phụ trên da: nổi ban da, phù da, nổi sần, mày đay, ngứa, ra nhiều mồ hôi.
- Tác dụng phụ trên huyết áp, tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh.
- Các tác dụng phụ khác: sốt, sưng hạch bạch huyết ở nách, ở cổ, phù mặt và ngoại vi.
Các tác dụng phụ gây ra trên người bệnh chủ yếu do các phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo ra, thường hết trong khoảng 3 ngày và mức độ của phản ứng phụ thuộc vào liều dùng. Trường hợp bệnh nhân không có cải thiện sau 3 ngày, hoặc bệnh nhân có các biểu hiện nặng ảnh hưởng đến tính mạng, không chủ quan và hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để được kiểm tra và xử trí đúng cách.
Lưu ý – Thận trọng
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ivermectin như sau:
- Đối với phụ nữ mang thai, cần cân nhắc nguy cơ – lợi ích và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Do chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên trẻ nhỏ bú mẹ, do đó thuốc nên được cân nhắc sử dụng với phụ nữ cho con bú.
- Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ trên thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, ảnh hưởng đến tập trung do đó nên thận trọng khi dùng cho người lái xe, người vận hành máy móc nguy hiểm.
- Trong quá trình dùng thuốc, tuyệt đối tuân thủ liều dùng được khuyến cáo, tự ý dùng liều cao có thể tăng nguy cơ và mức độ của các phản ứng phụ.
- Bảo quản tránh ánh nắng mặt trời, để xa tầm với của trẻ nhỏ.
Tham khảo: Thuốc Plaquenil 200mg (Hydroxychloroquine) có tác dụng điều trị Corona Virus không?
Tương tác thuốc
Tương tác giữa thuốc Ivermectin với các thuốc hoặc thực phẩm chức năng dùng đồng thời chưa được báo cáo trên lâm sàng, tuy nhiên theo lý thuyết, thuốc Ivermectin khi dùng cùng với thuốc kích thích thụ thể GABA như Natri valproat hoặc các dẫn chất benzodiazepin có thể làm tăng tác dụng của nhóm thuốc trên.
Để tránh các tương tác xảy ra trong điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý phối hợp thuốc, cần tham khảo bác sĩ để được khuyến cáo về nguy cơ các tương tác có thể xảy ra.
Dược Động học
Nghiên cứu về dược động học của Ivermectin còn chưa được đầy đủ:
- Hấp thu: chưa xác định được sinh khả dụng tuyệt đối của Ivermectin sau khi thuốc được dùng đường uống. Khi dùng Ivermectin trong dung dịch có cồn, nồng độ đỉnh Cmax của Ivermectin tăng gấp 2 lần. Sinh khả dụng Ivermectin dạng viên nén bằng khoảng 60% dạng dung dịch. Thời gian để Ivermectin đạt Cmax trong huyết tương khoảng 4 giờ.
- Phân bố: Ivermectin liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 93%). Thể tích phân bố biểu khiến khoảng 48 lít.
- Chuyển hóa của Ivermectin chưa được nghiên cứu và báo cáo đầy đủ. Ivermectin có bị thủy phân và chuyển hóa một phần qua gan.
- Thải trừ: Ivermectin bào tiết qua mật và thải trừ chủ yếu qua phân, có rất ít thải trừ qua nước tiểu. Thời gian bán thải của Ivermectin dạng dung dịch khoảng 28 giờ.
Triệu chứng quá liều và xử trí
Dùng quá liều Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ do nhiễm độc bao gồm hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, buồn nôn, nôn, nặng hơn có thể gây động kinh, mất thăng bằng, khó thở.
Đối với bệnh nhân dùng quá liều Ivermectin, cần được xử trí bằng cách truyền dịch và điện giải, hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân khó thở, có thể dùng thuốc làm tăng huyết áp nếu bệnh nhân có dấu hiệu choáng, tụt huyết áp đột ngột. Các biện pháp như gây nôn, rửa dạ dày nên được thực hiện đồng thời, càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân nên được theo dõi về dấu hiệu ngộ độc, đưa tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các biện pháp xử trí an toàn.
Mình muốn mua thuốc này ạ
Đến bao giờ mới hết dịch coronavirus đây haizzz
Cầu mong mọi bình an sẽ đến sớm với thế giới.
Liên hệ số ĐT 0918625141 – Trí
Liên hệ số ĐT 0918625141 – Trí