Thuốc Glucophage của Đức: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ

Đánh giá post

Glucophage là thuốc gì?

Glucophage thuộc nhóm thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng chống làm tăng đường huyết sau khi ăn,  giảm đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường thuốc được sử dụng để điều trị tiểu đường cho bệnh nhân. Thuốc có thành phần chính là metformin dưới dạng Metformin Hydrochloride .

Số đăng ký Glucophage:

Số đăng ký thuốc Glucophage là: VN-14744-12.

Các dạng hàm lượng Glucophage trên thị trường

Glucophage 500mg

Glucophage 500mg có thành phần chính là metformin với hàm lượng 500mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao film, được đóng gói trong một hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.Thuốc do công ty dược phẩm Merck của Đức sản xuất.

Glucophage 500mg
Glucophage 500mg

Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg có thành phần chính là metformin với hàm lượng 500mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong một hộp gồm 15 vỉ, mỗi vỉ gồm 8 viên.Thuốc do công ty dược phẩm Merck của Đức sản xuất.

Glucophage XR 500mg
Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 750mg

Glucophage XR 750mg có thành phần chính là metformin với hàm lượng 750mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén giải phóng kéo dài, được đóng gói trong một hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ gồm 15 viên.Thuốc do công ty dược phẩm Merck của Đức sản xuất.

Glucophage XR 750mg
Glucophage XR 750mg

Glucophage 850mg

Glucophage 850mg có thành phần chính là metformin với hàm lượng 850mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao film, được đóng gói trong một hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 20 viên.Thuốc do công ty dược phẩm Merck của Đức sản xuất.

Glucophage 850mg
Glucophage 850mg

Glucophage XR 1000mg

Glucophage XR 1000mg có thành phần chính là metformin với hàm lượng 1000mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén giải phóng kéo dài, được đóng gói trong một hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ gồm 15 viên.Thuốc do công ty dược phẩm Merck của Đức sản xuất.

Glucophage XR 1000mg
Glucophage XR 1000mg

Glucophage có tác dụng gì?

Metformin thuộc nhóm biguanid trong nhóm thuốc điều trị tiểu đường.

Thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau với vị trí tác động khác nhau trong cơ thể.

Tại ruột metformin có tác dụng làm giảm sự hấp thu glucose từ đó tránh làm tăng lượng đường huyết trong máu, đặc biệt là sau khi ăn.

Tại gan metformin tác động lên còn quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose, ức chế quá trình chuyển hóa này do đó dũng làm giảm nồng độ glucose huyết đồng thời thuốc còn tác động lên quá trình tân tạo đường, ức chế quá trình này từ đó làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể

Tại tế bào thuốc tác động lên enzym glycogen synthase, đây là enzym đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa glucose thành glycogen như vậy thông qua việc kích thích enzym này, metformin có tác dụng làm tăng chuyển hóa  glucose thành glycogen.

Cơ chế giảm lượng đường huyết của thuốc còn thông qua việc tăng vận chuyển glucose qua màng từ đó tăng sử dụng glucose cơ tế bào và giảm lượng glucose ở trong máu.

Các nghiên cứu chứng minh rằng metformin còn có tác dụng trong tăng sự nhạy cảm của insulin đây là một hormone đóng vai trò trong việc duy trì lượng đường huyết trong cơ thể, giảm lượng đường huyết khi nồng độ đường huyết tăng cao do đó đây là cũng là cơ chế

góp phần vào tác dụng hạ đường huyết của metformin như vậy metformin có thể sử dụng phối hợp với insulin trong điều trị đái tháo đường tuyp 1.Như vậy với tác dụng đường huyết metformin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 và do tăng sự nhạy cảm của insulin nên được sử dụng phối hợp với insulin trong điều trị đái tháo đường typ 1.

Thuốc Gucophage có tác dụng làm hạ đường huyết trong cơ thể
Thuốc Gucophage có tác dụng làm hạ đường huyết trong cơ thể

Không chỉ tác dụng trên chuyển hóa đường, thuốc còn tác động trên lipoprotein trong cơ thể đo đó có tác dụng trong việc làm giảm LDL-C và cholesterol, triglycerid trong máu,  tác dụng này đã được nghiên cứu và được báo cáo.

Chỉ định của Glucophage

Với tác dụng giảm đường huyết thuốc được bác sĩ chỉ định trong trường hợp điều trị đái tháo đường tuýp II

Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ chỉ định trong trường hợp phối hợp với insulin hoặc các thuốc khác trong điều trị đái tháo đường tuýp I hoặc tuýp II khi các liệu pháp đơn độc không hiệu quả.

Cách sử dụng thuốc Glucophage

Cách dùng: thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được uống trực tiếp với một lượng nước vừa đủ và chú ý bạn không nên nhai nghiền hay bẻ viên thuốc vì có thể gây kích ứng dạ dày hoặc giảm hấp thu của thuốc. Bạn nên uống thuốc vào thời điểm trong hoặc sau bữa ăn.

Thuốc cần được sử dụng liên tục để duy trì được lượng đường huyết trong cơ thể.

Liều dùng: (500mg/viên)

  • Khi sử dụng thuốc để điều trị đái tháo đường cho người lớn thì sử dụng với liều bắt đầu đơn trị liệu hay kết hợp thuốc khác là 1 viên/lần và ngày uống 2-3 lần.
  • Sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc từ 10-15 ngày cần kiểm tra lại lượng đường huyết của bệnh nhân để đánh giá lại sự đáp ứng của bệnh nhân và hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp.
Cách sử dụng thuốc Glucophage
Cách sử dụng thuốc Glucophage
  • Liều sử dụng metformin tối đa cho phép là 6 viên/ngày, chia ra uống 3 lần/ngày.
  • Khi sử dụng metformin kết hợp với insulin trong điều trị đái tháo đường thì liều sử dụng insulin sẽ được hiệu chỉnh theo lượng đường huyết của bệnh nhân còn metformin sẽ được sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần và 2-3 lần/ngày.
  • Đối với những bệnh nhân có suy thận: metformin được đào thải qua thận, cần đánh giá chức năng thận và hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra, đối với những bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước tính  eGFR nhỏ hơn 30 mL/phút/1.73 m2 thì không nên sử dụng metformin.
  • Đối với trường hợp điều trị đái tháo đường cho người già thì cần đánh giá chức năng thận của bệnh nhân để hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân cho phù hợp.
  • Chú ý cần định kỳ đánh giá nồng độ đường huyết và chức năng thận trên những bệnh nhân sử dụng thuốc để hiệu chỉnh liều cho phù hợp
  • Đối với những bệnh nhân là trẻ em trên 10 tuổi thì sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường với liều dùng là 1 viên/lần/ngày. Tương tự như người lớn,sau khi sử dụng thuốc trong vòng 10 đến 15 ngày cần đo  lại lượng đường huyết của bệnh nhân để đánh giá đáp ứng và hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân phù hợp. Khi sử dụng metformin cho đối tượng này thì liều tối đa sử dụng là 4 viên/ngày, chia ra uống 2-3 lần/ngày.

Tham khảo thêm: 10 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỐT NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Tác dụng phụ của thuốc Glucophage

khi sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng, trên hệ tiêu hóa, trên da và mô dưới da, trên gan thận…

Một số tác dụng không mong muốn được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như nhiễm acid lactic: nhiễm acid lactic hoặc giảm hấp thu vitamin B12 tuy nhiên hiếm gặp. Việc nhiễm acid lactic có thể gây nên một số triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, khó chịu.. có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời vì vậy cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế nếu có thấy biểu hiện của một số triệu chứng nhiễm acid lactic. Ngừng sử dụng thuốc nến thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa. Tác dụng không mong muốn này thường được báo cáo trên bệnh nhân suy thận vì vậy trước khi sử dụng thuốc cần chú ý đánh giá chức năng thận cho bệnh nhân, định kỳ đánh giá chức năng thận trong thời gian sử dụng thuốc.

Công thức hóa học của Acid Lactic
Công thức hóa học của Acid Lactic

Một số tác dụng không mong muốn liên quan đến thần kinh được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như rối loạn vị giác đây là tác dụng không mong muốn thường gặp.

Một số tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa có thể xảy ra sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc được báo cáo như cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc có thể có tình trạng tiêu chảy, đau bụng, cảm thấy chán ăn, các tác dụng không mong muốn này hay xảy ra sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Nhiều khuyến cáo cho rằng nên sử dụng thuốc trong hoặc cuối bữa ăn để làm hạn chế các tác dụng không mong muốn này đồng thời khi hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân cần tăng liều từ từ.

Một số tác dụng không mong muốn trên gan được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như rối loạn chức năng gan, viêm gan,nếu tình trạng viêm gan cần ngừng sử dụng thuốc để hạn chế hậu quả của tác dụng bất lợi.

Khi sử dụng thuốc có báo cáo về một số rối loạn da và mô dưới da sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như ngứa, mề đay, hoặc có xuất hiện ban đỏ tuy nhiên tần suất xuất hiện của các tác dụng không mong muốn này thường hiếm gặp.

Báo cáo cho bác sĩ đầy đủ các tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi sử dụng thuốc để được chữa trị kịp thời đồng thời cân nhắc xem có tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay không đặc biệt là tác dụng không mong muốn nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid lactic máu) tuy hiếm gặp những hậu quả có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Chống chỉ định của Glucophage

Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc: metformin và tá dược khác trong thuốc.

Hình ảnh: Thuốc Glucophage 50mg vỉ 10 viên
Hình ảnh: Thuốc Glucophage 50mg vỉ 10 viên

Do thuốc có thể gây nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid lactic máu) nên thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân nhiễm toan thể ceton

Thuốc còn được chống chỉ định trên những bệnh nhân có tình trạng suy thận hoặc rối loạn chức năng thận với độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút do thuốc được đào thải chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa đồng thời nguy cơ gây nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid lactic máu) tăng trong những bệnh nhân này.

Ngoài ra những bệnh nhân  có tình trạng mất nước, nhiễm trùng, nặng, sốc cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc này do nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng thận trong các trường hợp này.

Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân đang bị hôn mê do đái tháo đường.

Một số trường hợp bệnh nhân như suy hô hấp hay suy tim, nhồi máu cơ tim, sốc cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc này.

Những bệnh nhân có bệnh lý như  suy gan hoặc nhiễm độc cấp tính do rượu hoặc những đối tượng nghiện rượu cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc này do tăng nguy cơ tăng một số tác dụng không mong muốn trên gan, nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa.

Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có sử dụng chất cảm quan có chứa iod như thực hiện các xét nghiệm X-quang hệ niệu qua đường tĩnh mạch hay chụp X quang mạch máu do tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid lactic máu).

Ngoài ra những bệnh nhân là phụ nữ mang thai cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc (ở đối tượng phụ nữ mang thai có đái tháo đường thì insulin là lựa chọn đầu tay do phân tử lượng lớn không đi qua hàng rào nhau thai và an toàn trên thai như khi sử dụng hơn)

Thuốc còn được chống chỉ định cho những bệnh nhân có phẫu thuật lớn (thuốc được sử dụng chở lại sau ít nhất 2 ngày sau phẫu thuật).

Tương tác của Glucophage với các thuốc khác

Tương tác của Glucophage với các thuốc khác
Tương tác của Glucophage với các thuốc khác

Nguy cơ gây suy thận có thể xảy ra khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc cùng với một số chất các chất cản quang có chứa iod theo đường tĩnh mạch. Từ đó có thể làm giảm thải trừ metformin qua thận, tăng sự tích tụ metformin trong huyết tương và tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn là nhiễm toan chuyển hóa  (nhiễm acid lactic máu).

Vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn này không được cho bệnh nhân sử dungjt huocs đồng thời với việc sử dụng chất cản quang có chứa iod. Nếu tiến hành các xét nghiệm có sử dụng các chất cản quang có chứa iod cần ngừng sử dụng  metformin ít nhất 2 ngày trước khi tiến hành chụp X quang và sử dụng trở lại sau ít nhất 2 ngày tiến hành chụp X quang.

Một số thuốc có khả năng làm tăng lượng đường huyết có bệnh nhân như glucocorticoid hoặc các thuốc có hoạt tính giao cao khi phối hợp sử dụng với metformin có thể làm giảm tác dụng hạ đường huyết của thuốc do đó cần thận trọng khi phối hợp sử dụng thuốc với một số thuốc có khả năng làm tăng đường huyết. Nếu phối hợp nên chú ý theo dõi lượng đường huyết của bệnh nhân từ đó có thể hiệu chỉnh tăng liều sử dụng cho bệnh nhân để có thể kiểm soát lượng đường trong máu xuống mức ổn định, khi ngừng phối hợp cần hiệu chỉnh lại liều sử dụng của metformin cho phù hợp.

Một số thuốc như các thuốc lợi tiểu trong đó có  thuốc lợi tiểu quai: furosemid có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của bệnh nhân khi sử dụng thuốc này do đó khi phối hợp có thể làm giảm thanh thải của metformin từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa do metformin gây nên vì vậy cần thận trọng khi phối hợp sử dụng thuốc, theo dõi các triệu chứng để có thể kịp thời chữa trị.

Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) với metformin có thể gây hạ đường huyết quá mức trên bệnh nhân do các thuốc này cũng có khả năng gây hạ đường huyết vì vậy khi phối hợp cần chú ý theo dõi đường huyết trên bệnh nhân và hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp, giảm liều của metformin nếu cần và chú ý nếu sau khi ngừng phối hợp cần chú ý hiệu chỉnh lại liều sử dụng của thuốc.

Công thức hóa học của Metformin
Công thức hóa học của Metformin

Khi phối hợp metformin với một số thuốc có tác dụng hạ đường huyết khác như sulfonylureas hoặc meglitinides hoặc insulin có thể gây hạ đường huyết vì vậy cần chú ý hiệu chỉnh liều khi phối hợp các thuốc này sao cho phù hợp dựa trên đường huyết của bệnh nhân.

Tương tác với đồ uống, thức ăn: Nguy cơ gây nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid lactic máu) có thể tăng lên khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc đồng thời với rượu đặc biệt là trên bệnh nhân suy gan vì vậy khuyến cáo cho rằng không cho bệnh nhân sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra trên bệnh nhân.

Như vậy cần chú ý báo cáo đầy đủ các thước đang sử dụng cho bác sĩ biết để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý tránh các tương tác gây tác dụng bất lợi trên bệnh nhân. Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ đề ra khi sử dụng thuốc.

Tham khảo thêm: [Review] Viên uống Diabetna có tốt không? Cách sử dụng hiệu quả

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Glucophage được không?

Phụ nữ có thai: Các thử nghiệm trên động vật chưa chứng minh được liệu thuốc có tác động lên thai nhi khi người mẹ sử dụng thuốc, các dữ liệu an toàn sử dụng cho đối tượng là phụ nữ có thai vì vậy metformin được khuyến cáo không nên sử dụng cho đối tượng là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Các khuyến cáo sử dụng thuốc để điều trị đái tháo đường cho phụ nữ có thai thường ưu tiên sử dụng insulin do phân tử lượng lớn không đi qua được hàng rào nhau thai và ít tác động lên thai nhi khi người mẹ sử dụng thuốc.

Phụ nữ có thai sử dụng Glucophage được không?
Phụ nữ có thai sử dụng Glucophage được không?

Phụ nữ đang cho con bú: các kết quả của thử nghiệm cho thấy thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ tuy nhiên chưa chứng minh được rằng liệu thuốc có ảnh hưởng đến trẻ khi cho trẻ sử dụng sữa mẹ đang có điều trị bằng thuốc. Các dữ liệu an toàn trên đối tượng này còn rất hạn chế vì vậy không nên sử dụng thuốc trên đối tượng phụ nữ co thai trừ khi chứng minh được lợi ích mà thuốc đem lại lớn hơn nguy cơ mà thuốc gây nên, nếu sử dụng thuốc có thể cân nhắc việc ngừng cho con bú và sử dụng sữa ngoài cho trẻ trong thời gian sử dụng thuốc.

Thuốc Glucophage giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường giá bán của Glucophage 500mg là 85000 VNĐ/hộp 50 viên. hiện nay trên thị trường còn có một số sản phẩm Glucophage có hàm lượng và dạng bào chế khác như: Glucophage XR 500mg, Glucophage XR 750 mg, Glucophage 850 mg, Glucophage XR 1000mg vì vậy giá bán có thể khác nhau. Bạn có thể lựa  chọn những dạng bào chế và hàm lượng phù hợp với bản thân và tham khảo giá bán ở trên mạng để lựa chọn cho mình cửa hàng thuốc với giá cả hợp lý.

Thuốc Glucophage mua ở đâu?

Hiện nay thuốc được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Một số nhà thuốc có uy tin, bạn có thể mua thuốc và được hướng dẫn tận tình cũng như tư vấn kiến thức cần thiết như: nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh… Bạn có thể mua thuốc tại nhà thuốc như: nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai, BV quân đội 108, BV Hữu Nghị…

Hãy nhắn tin cho page nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây