[CHIA SẺ] Tác dụng của gạo lứt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Đánh giá post

Gạo lứt được rất nhiều người sử dụng từ xưa tới nay vì không chỉ giá trị dinh dưỡng cao của gạo lứt so với gạo trắng mà loại gạo này còn rất tốt cho sức khỏe của con người. Chắn hẳn ai cũng đã từng nghe qua tên gọi “gạo lứt” nhưng thực tế loại gạo này có hình dáng, giá trị và công dụng gì, thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết sẽ đưa cho bạn đọc những thông tin thú vị về gạo lứt và tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của nó.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo tương tự như gạo trắng thông thường nhưng được bao quanh bên ngoài bởi 1 lớp bột màu vàng hơi nâu, màu cam hoặc thậm chí là màu đen tùy theo loại gọi, được gọi là lớp cám. Để tạo ra gạo lứt, thì mức độ xay xát hạt thóc cần phái vừa phải để hạt thóc chỉ bị bóc tách lớp vỏ trấu bên ngoài, còn lớp cám vẫn được giữ nguyên. Tuy lớp cám sẽ làm cho hạt gạo không có tính thẩm mĩ, nhưng nó lại rất giàu dinh dưỡng. Nhờ lớp cám mà hạt gạo lứt có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, omega-3, các loại vitamin B1, B2, B6,… , nguyên tố vi lượng sắt, Magie, Selen,… và 1 số loại chất khác như phytosteron, sterolin.

Gạo lứt có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Một trong số những tác dụng đó là điều trị thoát vị đĩa đệm.

Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.
Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.

Vì sao gạo lứt có thể chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm?

Nằm giữa các đốt sống là các đĩa đệm, các đĩa đệm này cấu tạo bởi 1 vòng xơ bên ngoài và 1 nhân nhầy bên trong. Chúng có khả năng đàn hồi rất tốt nên nâng đỡ và làm giảm áp lực lên đốt sống khi con người đứng dậy và vận động.

Gạo lứt có nhiều tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Gạo lứt có nhiều tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Trong trường hợp đĩa đệm bị tổn thương hoặc đốt sống bị tổn thương, bào mòn sẽ làm cho nhân nhầy vốn nằm chính giữa đĩa đệm lại bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó, chèn ép vào những dây thần kinh liên tục ở khoảng giữa 2 đốt sống đó. Khi dây thần kinh bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhói nhức nhối liên tục, khiến cho người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi. Đau thường đi kèm với tê nhức, yếu và giảm khả năng vận động ở cột sống, các chi.

Sở dĩ gạo lứt chữa trị được tình trạng thoát vị đĩa đệm là do gạo lứt có chứa những thành phần đáp ứng nhu cầu của toàn bộ hệ thống xương khớp đồng thời giảm thiểu khả năng tổn hại của cột sống trong quá trình nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.

  • Với lượng chất đạm và nguyên tố khoáng dồi dào, gạo lứt đóng góp những yếu tố cơ bản thuộc cấu trúc của hệ thống xương. Đồng thời những thành phần này cũng góp phần xây dựng và ổn định cấu trúc của đĩa đệm, tránh tổn hại phần vòng xơ nên giữ chắc nhân nhầy và ổn định vị trí của nhân nhầy, làm giảm khả năng thoát ra khỏi vị trí vốn có của nhân nhầy.
  • Trong gạo lứt còn chứa phytosteron, sterolin nên có tác dụng giảm đau rất tốt, có ý nghĩa lớn cho những bệnh nhân đang bị cơn đau trong thoát vị đĩa đệm hành hạ.
  • Gạo lứt là 1 nguồn vitamin dồi dào, đặc biệt là 2 loại vitamin B1 và vitamin B6. Đây là 2 vitamin quan trọng tham gia vào hoạt động cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Chúng thường dùng để chữa trị viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm tình trạng tổn hại dây thần kinh mà đặc biệt hay gặp trong thoát vị đĩa đệm.
  • Trong gạo lứt, vitamin K, calci và magie cũng chiếm hàm lượng lớn. Trong đó, vitamin K củng cố khả năng hấp thu calci từ ruột, tăng vận chuyển calci vào hệ thống xương để làm giàu mật độ xương, ngăn chặn quá trình bào mòn các đốt sống – tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát vị. Magie và calci là 2 yếu tố cơ bản của cấu trúc xương. Nhờ chúng mà xương được lấp đầy những mắt xích của lưới protein, tạo nên độ cứng, sức mạnh và sự dẻo dai của xương, ngăn ngừa bào mòn đốt sống, duy trì hình dạng của đốt sống, giảm nguy cơ đĩa đệm lệch vị trí.

Như vậy với sự vượt trội về hàm lượng các yếu tố quan trọng cho cơ thể, giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với gạo trắng, nên gạo lứt trở thành 1 nguồn dinh dưỡng và 1 nguồn thuốc chữa bệnh tiềm năng cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng trà gạo lứt

Uống trà (hay còn gọi là thưởng trà) là thú vui tao nhã của mỗi người hàng ngày. Bất cứ ai cũng có thể thưởng thức nhiều loại trà khác nhau. Với trà gạo lứt, chúng ta không chỉ thỏa mãn thú vui hàng ngày mà còn đem lại giá trị sức khỏe cao, đặc biệt ý nghĩa với những người đang có bệnh về xương khớp, đặc biệt là xương khớp có liên quan đến thần kinh như thoát vị đĩa đệm.

Cách pha trà gạo lứt cũng gồm những thao tác vô cùng đơn giản như:

  • Nên chế biến sẵn gạo lứt và bảo quản chúng để có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và thuận tiện hơn mỗi lần pha trà sử dụng.
  • Chuẩn bị 1 lượng gạo lứt vừa đủ để pha trà trong vài tuần.
  • Vo sạch gạo lứt bằng nước sạch, tuy nhiên không nên vo quá mạnh vì sẽ làm mất lớp cám bao bên ngoài.
  • Đổ toàn bộ lượng gạo đã vo vào trong chảo khô, đun nhỏ lửa và khuấy đều tay, đợi cho đến khi hạt gạo ngả sẫm màu và có mùi thơm thì tắt lửa và để nguội, sau đó cho gạo lứt rang vào lọ, vặn chặt nắp và bảo quản.

Mỗi lần pha trà, bạn có thể dùng khoảng 2 thìa cà phê đủ cho 1 ngày. Bạn đưa lượng gạo lứt rang vừa đủ vào trong bình pha trà , thêm nước khoảng 80 độ C rồi đậy nắp, lắc đều bình trà và uống. Khi uống hết nước, bạn có thể thêm lượng nước như trên và lặp lại tương tự cho đến khi nước trà nhạt (hết chất) thì bạn đổ bỏ bã đi.

Bạn nên uống trà gạo lứt thường xuyên, hàng ngày, có thể uống thay nước để tăng hiệu quả chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra uống trà gạo lứt còn có tác dụng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Bí quyết chữa thoát vị đĩa đệm bằng cốm gạo lứt

Bên cạnh trà gạo lứt, rất nhiều người cũng ưa thích sử dụng cốm gạo lứt vì tạo cảm giác ngon và vị đậm đà hơn, còn có thể sử dụng được toàn bộ lượng gạo lứt.

Ăn cốm gạo lứt giúp người thoát vị đĩa đệm giảm đau hiệu quả.

Chế biến món cốm gạo lứt cũng rất dễ. Bạn phải chuẩn bị 1 lượng gạo lứt vừa đủ sử dụng trong vài ngày theo nhu cầu, sau đó rửa sạch với nước nhưng vẫn phải giữ nguyên lớp màu vàng bọc bên ngoài hạt gạo (thực chất là lớp cám), để ráo nước và nấu cơm bằng gạo lứt như bình thường.

Sau khi cơm gạo lứt đã chín, bạn xúc hết cơm ra khỏi nồi, để cho nguội bớt rồi đem phơi khô. Sau đó rang trên chảo không dầu cho tới khi hạt cơm màu sẫm, có mùi thơm thì tắt bếp, để nguội, khuấy cho tơi rồi cho vào hộp và bảo quản. Mỗi ngày có thể lấy ra 1 ít khoảng 2 thìa cà phê để ăn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cơm gạo lứt muối mè

Cách này lại thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Dùng gạo lứt để nấu cơm ăn hàng ngày thay cho cơm trắng:
  • Chuẩn bị sẵn 1 lượng gạo lứt đủ dùng cho 1 bữa ăn hoàn chỉnh (lượng tương tự như gạo trắng), sau đó vo gạo, đổ vào nồi, thêm nước, cắm điện chờ cho cơm chín là bạn đã có bữa cơm gạo lứt ngon lành. Nếu ăn cơm gạo lứt bạn cảm thấy nhàm chán thì có thể thêm ít muối mè để cơm gạo lứt đẹp hơn, hấp dẫn hơn và ăn ngon hơn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cháo gạo lứt đậu đỏ

Cháo gạo lứt đậu đỏ cũng là 1 lựa chọn dễ dùng cho những người yêu thích gạo lứt.

Cách làm cũng tương đối đơn giản như sau:

  • Nguyên liệu cho 1 người ăn gồm có 100 gram gạo lứt, 50 gram đậu đỏ.
  • Đầu tiên, bạn rửa sạch 2 nguyên liệu này rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun to cho đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa để 1 lúc cho gạo và đỗ nhừ. Riêng đậu đỏ cần phải đun lâu vì khó nhừ, tuy nhiên trước khi đun bạn có thể ngâm đậu đỏ với 1 ít nước sạch cho đậu mềm ra thì sẽ không mất thời gian đun nhừ.
  • Sau khi 2 thứ trên đã nhừ bạn khuấy đều rồi nêm nếm gia vị cho vừa vặn và thưởng thức.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bột gạo lứt rang

Để làm bột gạo lứt rang, bạn cần chuẩn bị sẵn 1 lượng gạo lứt vừa đủ để dùng dần trong vài tuần, hoặc có thể dài hơn nếu bảo quản tốt.

Sau đó bạn làm sạch gạo lứt bằng cách vo gạo với nước, để ráo nước rồi đổ hết lượng gạo vào chảo khô rồi đun bằng lửa lớn cho hạt gạo se lại rồi chuyển sang đun lửa nhỏ. Trong quá trình đun kết hợp khuấy đều tay. Đun cho đến khi gạo chuyển sang màu sẫm hơn và có mùi thơm thì tắt bếp và để nguội, ta thu được gạo lứt rang.

Gạo lứt rang sau đó sẽ được cho vào cối xay nhuyễn thành bột mịn, sau khi xay xong cần đổ ngay bột gạo lứt rang vào trong lọ có nắp đậy kín để tránh hút ẩm làm hỏng gạo. Bạn cần bảo quản bột gạo lứt tốt vì chúng rất dễ hỏng. Thời gian cho mỗi lọ khoảng 1 đến 2 tuần sử dụng. Mỗi lần uống, bạn lấy lượng bột tương đương với 2 thìa cà phê, pha với nước ấm để uống. Hạn chế mở nắp lọ nếu như không cần thiết.

Có nên dùng gạo lứt rang chữa thoát vị đĩa đệm?

Gạo lứt là 1 sản phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể hầu hết các yếu tố cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường bởi trong gạo lứt có chứa glucid, đạm, chất béo, omega – 3, các vitamin và khoáng chất. Gạo lứt không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm cho con người bởi nó có tác dụng giảm đau, chống viêm, bảo vệ đốt sống, bảo vệ và giữ ổn định vị trí vốn có của đĩa đệm trong khoảng giữa 2 đốt sống.

Ngoài ra gạo lứt sau khi rang lên sẽ loại trừ được lượng nước bên trong gạo, làm giàu hàm lượng của các chất có trong hạt gạo lứt. Sự truyền nhiệt sẽ giúp cho các thành phần trong hạt gạo tăng cường khả năng hấp thu vào trong cơ thể, và gây ra tác dụng giảm đau nhanh. Đây chính là lời giải thích cho lí do dùng cốm gạo lứt có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Gạo lứt rang rất an toàn và thân thiện đối với cơ thể. Chúng vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa tăng cường sức khỏe, giúp cho người thoát vị đĩa đệm không hoặc ít phải sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm khác có nhiều tác dụng bất lợi cho cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay gạo lứt khá được ưa chuộng nên người mua cần thận tránh mua phải gạo lứt giả hoặc trộn với gạo lứt giả bằng cách mua ở những cửa hàng, những địa chỉ uy tín.

Gạo lứt màu đen hoặc đỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn màu vàng. Khi chọn nên chọn loại có hạt gạo trơn nhẵn, không mùi, tránh chọn gạo lứt đã bị ẩm mốc, mối mọt.

Không ngâm gạo trong nước, vo gạo phải thật nhẹ nhàng và nhanh.

Gạo lứt dễ ẩm mốc và hỏng sau khi đã chế biến, nên không chế biến sẵn gạo lứt dùng quá lâu.

Gạo lứt chỉ nên dùng 3 lần mỗi tuần.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Đau khớp gối nên ăn gì? 12 thực phẩm nên dùng để cải thiện bệnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây