Tuổi dậy thì đang là một trong những vấn đề quan trọng được các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Đây là độ tuổi thay đổi thể chất, cơ thể của một đứa trẻ chuyển sang giai đoạn thành người trưởng thành với những thay đổi nội tiết tố, tăng cường các loại hormone làm thay đổi cơ thể, phát triển cơ thể và tính cách của trẻ. Sự phát triển về thể chất là một yếu tố rất quan trọng cho trẻ sau này cũng như việc cần quan tâm hơn về tính cách của con mình. Đây là độ tuổi nhạy cảm, khi trẻ bắt đầu thấy thay đổi ở bản thân, tìm hiểu bản thân, phát triển thêm tính cách vì vậy cần được phụ huynh lưu ý. Phần lớn các phụ huynh đều lo lắng về tuổi dậy thì của con cái mình, để có thể hiểu trẻ hơn. Mỗi người sẽ có độ tuổi dậy thì khác nhau, nhưng chung quy lại cũng sẽ có nhiều biểu hiện tương đương nhau. Vì vậy, thông qua bài viết sau đây để có thể tìm hiểu rõ hơn về độ tuổi dậy thì.
Dậy thì là gì?
Quá trình dậy thì được bắt đầu bởi các tín hiệu nội tiết từ não truyền đến cơ quan sinh dục: buồng trứng ở các bé gái và tinh hoàn ở các bé trai. Đáp ứng truyền tín hiệu, các hormon sinh dục trong cơ thể được kích thích sản xuất, kích thích ham muốn, tăng trưởng cơ thể, tăng trưởng các chức năng và các bộ phận của cơ thể như não, xương, cơ, máu, tóc, các tuyến nội tiết, cơ quan sinh dục, …. Quá trình phát triển về thể chất là quá trình được biểu hiện rõ nét nhất trong lứa tuổi dậy thì. Quá trình này được phát triển mạnh trong nửa đầu lứa tuổi dậy thì và kết thúc khi cơ thể được phát triển hoàn toàn, sau khoảng thời gian này, cơ thể sẽ phát triển chậm hơn.
- Dậy thì là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ở cả bé trai và bé gái với các độ tuổi khác nhau. Tuổi dậy thì ở bé gái bắt đầu từ 8 – 13 tuổi và ở bé trai từ khoảng 9 – 14 tuổi.
- Đặc điểm dậy thì ở bé gái: Tuyến vú phát triển, tăng kích thước bộ phận sinh dụng, tuyến nội tiết phát triển, xuất hiện lông mu, lông nách, tăng trưởng nhanh về thể chất, chiều cao.
- Đặc điểm dậy thì ở bé trai: Tinh hoàn to, tăng kích thước bộ phận sinh dụng, xuất hiện lông mu, lông nách, bị khàn tiếng trong quá trình dậy thì, tăng trưởng nhanh về thể chất, chiều cao.
Dậy thì có mấy giai đoạn?
Dựa vào các đặc điểm trong dậy thì ở trẻ, có thể chia dậy thì làm 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Ở thời kì đầu và giữa của giai đoạn 1, các biểu hiện dậy thì của trẻ còn chưa rõ rệt. Đến cuối giai đoạn 1, các biểu hiện chuẩn bị bắt đầu trên cơ thể trẻ. Bởi vì cuối giai đoạn này, não mới bắt đầu truyền tín hiệu đến cơ thể trẻ. Bắt đầu cho quá trình này là vùng dưới đồi tiết hormon gonadotropin (GnRH). Hormon này di chuyển lên tuyến yên để kích thích tiết ra các hormon khác trong cơ thể. Tuyến yên tiết hormon điều chỉnh tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) .
- Giai đoạn 2: Khi các hormon bắt đầu truyền phát tín hiệu khắp cơ thể. Các biểu hiện trên cơ thể trẻ trở nên rõ ràng để nhận biết. Đây là giai đoạn bắt đầu của tuổi dậy thì, ở bé gái từ khoảng 9 – 11 tuổi với các biểu hiện như bắt đầu hình thành núm vú, kích thước ngực phát triển to hơn, tử cung cũng trở nên to hơn và bắt đầu xuất hiện một ít lông mu, lông nách. Còn ở các bé trai, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 12 tuổi với các biểu hiện trên cơ thể như: tinh hoàn to hơn, vùng da bìu cũng trở nên to hơn, xuất hiện một ít lông mu trên dương vật.
- Giai đoạn 3: Những thay đổi rõ rệt về thể chất ở bé trai, bé gái. Những thay đổi này ở bé gái thường bắt đầu lúc 12 tuổi còn ở bé trai thì bắt đầu trong khoảng 13 tuổi. Những thay đổi rõ rệt này khiến trẻ bắt đầu nhận thức được những thay đổi trong cơ thể của mình, với các biểu hiện ở bé gái như ngực, cơ quan sinh dục, vóc dáng đang dần phát triển. Ở các bé trai thì biểu hiện ở vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục cũng đang phát triển nhanh chóng.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong tuổi dậy thì. Với những phát triển thay đổi lớn nhất về cơ thể, dễ dàng nhận biết nhất ở bé trai, bé gái. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển vàng, mạnh mẽ nhất, mức độ phát triển nhanh nhất trong 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối cùng, kết thúc quá trình dậy thì ở trẻ, phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần, hoàn thiện giống với người trưởng thành với những đặc điểm thể chất, tinh thần.
Dậy thì bắt đầu từ năm bao nhiêu tuổi?
Thông thường, độ tuổi dậy thì ở trẻ trong khoảng từ 11 – 18 tuổi. Thời gian bắt đầu dậy thì cũng như quá trình dậy thì trong bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
- Tuổi dậy thì của bé gái: Các bé gái sẽ dậy thì trong khoảng từ 10 – 11 tuổi và kết thúc quá trình dậy thì trong khoảng từ 15 – 17 tuổi. Mốc đánh dấu độ tuổi dậy thì ở nữ giới chính là hiện tượng kinh nguyệt, thông thường sẽ gặp ở độ tuổi từ 12 – 13 tuổi.
- Tuổi dậy thì ở bé trai: Các bé trai thường sẽ dậy thì muộn hơn các bé gái, trong khoảng từ 12 – 14 tuổi và kết thúc quá trình dậy thì trong khoảng 16 – 17 tuổi. Mốc đánh dấu độ tuổi dậy thì ở nam giới chính là thời điểm xuất tinh đầu tiên, thông thường sẽ gặp ở độ tuổi 13 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến dậy thì?
Dậy thì là quá trình phát triển cơ bản, bình thường của mỗi người. Là giai đoạn phát triển quan trọng trong đời sống mỗi người. Thay đổi lớn về vóc dáng, tính cách, tâm lý, yếu tố quan trọng giúp hoàn thiện thành một người trưởng thành. Nguyên nhân dậy thì là sự tăng tiết các hormon tăng trưởng, hormon kích thích chiều cao, các hormon sinh dục dẫn đến một loạt sự thay đổi lớn trong cơ thể các bạn trẻ.
Đặc điểm của tuổi dậy thì
Dậy thì ở nam giới và nữ giới không chỉ khác nhau ở độ tuổi mà còn khác nhau ở các đặc điểm tuổi dậy thì về cả thể chất lẫn tâm sinh lý :
Dấu hiệu dậy thì ở nam giới
- Cơ thể phát triển: Thay đổi vóc dáng cơ thể là biểu hiện rõ nét và quan trọng nhất trong quá trình dậy thì, quyết định vóc dáng và chiều cao cho nam giới sau này. Sự phát triển vượt bậc về chiều cao trong quá trình dậy thì, sau quá trình dậy thì, mỗi năm mỗi bạn nam có thể cao thêm khoảng 10 cm và quá trình phát triển chiều cao trong khoảng 3 năm. Vì vậy đây là giai đoạn vàng để có thể phát triển chiều cao cho trẻ. Kèm theo đó là các biến đổi trên cơ thể như: vai to, nở rộ, xuất hiện cơ bắp, cơ thể rắn chắc và khỏe mạnh hơn.
- Xuất hiện lông nách, lông mu, râu: Đặc điểm điển hình không thể thiếu trong quá trình dậy thì. Thường thì lông mu ở nam giới sẽ xuất hiện trước, ban đầu mọc ít và sau đó phát triển dần lên. Sau khoảng 2 – 3 năm, tiếp theo đó sẽ bắt đầu phát triển lông nách và râu. Tùy theo cơ địa mỗi người mà lượng lông với râu cũng khác nhau.
- Khàn giọng: Kèm theo quá trình phát triển, thanh quản mở rộng và dây thanh quản dày lên sẽ làm cho bé trai trong quá trình dậy thì bị khàn, vỡ giọng và ồm giọng hơn. Hiện tượng khàn giọng cũng sẽ mất đi khi quá trình dậy thì kết thúc. Tuy vậy, giọng của bé trai trước và sau khi dậy thì cũng có sự thay đổi, trở nên trầm và ấm hơn.
- Xuất hiện cục yết hầu: Khi hormone nam giới phát triển, cục yết hầu chính là sụn tuyến giáp, phát triển hormone khiến cho cục yết hầu nhô to ra.
- Phát triển bộ phận sinh dục: Tuổi dậy thì chính là giai đoạn để cơ quan sinh dục phát triển mãnh liệt nhất với những thay đổi lớn nhất. Kích thước dương vật trở nên to hơn, bìu cũng trở nên to và sẫm màu hơn, khi gặp những kích thích, dương vật sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước, có thể trở nên cương cứng. Xuất tinh cũng chính là cột mốc đánh dấu dậy thì ở nam giới. Việc xuất tinh khi đang ngủ còn được gọi với tên khác là hiện tượng mộng tinh.
- Mụn trứng cá: Với sự phát triển, tăng tiết các hormon thì có thể gây tăng tiết tuyến bã nhờn, có thể xuất hiện mụn trứng cá. Tuy nhiên số lượng mụn trứng cá có thể nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Dấu hiệu dậy thì ở nữ giới
- Ngực phát triển: Ngực nữ giới phát triển trong giai đoạn dậy thì với các biểu hiện đầu tiên là có cục u tròn ở ngực, có thể gây hơi đau và nhức. Sau đó, ngực sẽ dần phát triển với kích thước lớn hơn, nhô cao hơn và bắt đầu có núm vú, có quầng sẫm màu.
- Thay đổi về bộ phận sinh dục: Dậy thì là giai đoạn để hoàn thiện các chức năng sinh dục. m hộ khi này sẽ phát triển, sẽ chếch xuống dưới, môi bé sẽ dần bị thu nhỏ lại, sẫm màu hơn. m hộ bắt đầu xuất hiện chất dịch màu trắng, nhạy cảm hơn so với trước đây. Đồng thời, trong giai đoạn này, nữ giới cũng xuất hiện lông bao quanh vùng kín hay còn gọi là lông mu. Lông mu bắt đầu mọc ít, sau quá trình phát triển, lông mu sẽ trở nên dày, xoăn và cứng hơn.
- Xuất hiện lông nách: Lông nách ở nữ giới tuy không nhiều như nam giới nhưng cũng cứng và đen, gây ngứa cho vùng nách.
- Kinh nguyệt: Xuất hiện kinh nguyệt chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển ở độ tuổi dậy thì cho bé gái. Đây là quá trình cho sự biến đổi sinh lý trong cơ thể có vai trò cực kỳ quan trọng cho nữ giới. Tuy nhiên khi mới bắt đầu, kinh nguyệt ở bé gái có thể không ổn định do còn chưa ổn định nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy trong khi dậy thì, nữ giới có thể gặp rối loạn kinh nguyệt.
- Phát triển vóc dáng: Ở nữ giới cũng như nam giới, trong quá trình dậy thì chiều cao sẽ được phát triển nhanh chóng. Ở nữ giới, chiều cao có thể tăng từ 7 – 8 cm mỗi năm và quá trình này sẽ dừng lại sau 2 năm có kinh nguyệt. Tất nhiên độ cao và thời gian cao sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Bên cạnh chiều cao, vóc dáng nữ giới cũng trở nên hoàn thiện hơn như: Eo thon nhỏ lại, vùng xương chậu nở ra, mông to hơn, …
- Giọng nói: giọng nói trở nên trong trẻo, nhẹ nhàng, cao hơn và trở nên trưởng thành hơn.
- Mụn trứng cá: Dậy thì với sự tăng vọt các nội tiết tố trong cơ thể, tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn có thể khiến các bé gái bị mụn trứng cá trong giai đoạn dậy thì. Tùy cơ địa mỗi người mà mức độ bị mụn trứng cá cũng khác nhau.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 6 Cách làm tăng vòng một ở tuổi dậy thì đơn giản mà hiệu quả
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì
Dậy thì sớm
Dậy thì sớm đang là vấn đề đáng lo ngại trong tình trạng xã hội hiện nay, được đa số các bậc phụ huynh chú ý đến.
Dậy thì sớm được biết đến khi cơ thể trẻ xuất hiện các biểu hiện như mọc lông mu, phát triển ngực. Tuổi dậy thì được coi là sớm ở bé gái là trước 8 tuổi, còn đối với bé trai là trước 9 tuổi.
Các nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm:
- Các bệnh lý như u não, u buồng trứng, u tinh hoàn.
- Giới tính: Theo thống kê, các bé gái thường bị dậy thì sớm hơn các bé trai.
- Thực phẩm có lượng estrogen cao: Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm có lượng estrogen cao điển hình như sữa bò là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em ngày nay dễ bị dậy thì sớm, hay trong các loại thực phẩm khác như thịt heo, thịt gà mà trong thịt còn tồn dư hormone tăng trưởng,.. nói chung, chế độ ăn không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em thời nay dễ bị dậy thì sớm.
- Các dẫn chất phtalat: Trẻ dễ bị nhiễm các dẫn chất này khi chơi các đồ nhựa sản xuất không rõ nguồn gốc như chai lọ, can, túi, đồ chơi nhựa gây xáo trộn nội tiết tố và gây dậy thì sớm ở trẻ.
- Huyết thống
- Dùng thuốc
Dậy thì muộn
Dậy thì muộn cũng là vấn đề đang được quan tâm nhiều liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính , sự phát triển không bình thường của các tuyến cơ thể, gây nên những hậu quả cho sự phát triển của trẻ.
Độ tuổi được đánh giá là dậy thì muộn ở các bé trai được cho là trên 15 – 16 tuổi và ở bé gái là trên 13 – 14 tuổi. Nếu ở các độ tuổi đấy mà vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của dậy thì thì được cho là dậy thì muộn.
Các nguyên nhân được cho khiến trẻ dậy thì muộn:
- Trẻ bị các bệnh mãn tính như xơ gan, bệnh thận, u nang, … làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Các bệnh lý về tuyến giáp hoặc tuyến yên cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Vì nơi đây chính là nơi để tổng hợp, tiết ra các hormon tăng trưởng, phát triển cơ thể, chiều cao/
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thức ăn cũng như dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ.
- Luyện tập thể thao quá đà.
- Khối u chèn ép các tuyến.
- Hội chứng liên quan đến hormon: VD: hội chứng suy nhược tuyến giáp.
- Các bệnh di truyền, các bệnh liên quan đến ADN: Hội chứng Turner ở nữ, hội chứng Klinefelter ở nam,…
Phụ huynh cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì?
Ở tuổi dậy thì, trẻ không chỉ có thay đổi về mặt thể chất mà còn có sự thay đổi lớn trong tính cách, tâm lý, sinh lý của trẻ. Chính vì vậy mà phụ huynh cần quan tâm đến con mình hơn trong giai đoạn này. Các bậc phụ huynh có thể lưu ý đến các vấn đề sau:
- Chia sẻ với con cái: Trong những khoảng thời gian nhạy cảm về tâm sinh lý của trẻ, thì việc chia sẻ các câu chuyện thường ngày với con cái là việc hết sức quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Những cuộc trò chuyện tạo sự cởi mở, giúp giải tỏa tâm lý lo lắng của trẻ, đồng thời cũng giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ đời sống con mình hơn, lắng nghe và cảm thông đối với những khó khăn ở cuộc sống hiện đại ngày nay.
- Giáo dục giới tính: Đây là bài học quan trọng không thể thiếu trong xã hội ngày nay. Mọi phụ huynh thường có tâm lý e ngại đối với con em mình, tuy nhiên đây sẽ là những bài học quý giá, làm hành trang cho trẻ khi ra xã hội. Dậy thì là độ tuổi khi các bạn trẻ dễ nảy sinh với tình cảm khác giới, thời điểm nhạy cảm trong tâm sinh lý của con. Vì vậy giáo dục giới tính để trẻ có thể biết được ở đâu là ranh giới, giúp con có thể hiểu hết những tình huống, cách cư xử với những tình huống nhạy cảm trong tương lai, được cho cũng là biện pháp bảo vệ con trẻ.
- Làm bạn cùng con: Các bậc phụ huynh không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào con trẻ. Vì ở mỗi lứa tuổi khác nhau, các con sẽ có những suy nghĩ riêng, và ở tuổi dậy thì chính là lúc trẻ tự nhận thức được những thay đổi lạ ở chính cơ thể mình, tò mò, tìm hiểu thế giới xung quanh nhiều hơn. Vì vậy phụ huynh cũng cần tìm hiểu thêm về tâm lý trẻ em giai đoạn này nhiều, đặt mình vào vị trí của chính con mình để có thể cảm nhận và hiểu con nhiều hơn.
- Tôn trọng và tin tưởng: Ở độ tuổi này, trẻ có thể được ví gần như người trưởng thành với những phát triển về cảm xúc. Vì vậy bên cạnh làm bạn với con, phụ huynh cũng cần tôn trọng và tin tưởng con như một người bạn. Tin tưởng con trong những hoạt động xã hội, tôn trọng con trong những quyền riêng tư, vì ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những tâm sự thầm kín riêng, vì vậy cha mẹ cần tôn trọng, không nên dùng các biện pháp áp đặt như xem điện thoại, đọc nhật ký riêng của con… Khi con có lỗi và nhận lỗi, thì phụ huynh cũng không nên quá khắt khe hay thậm chí đánh đập, mắng chửi vì đây là độ tuổi rất nhạy cảm của trẻ “tuổi nổi loạn” vì vậy phụ huynh nên ôn tồn chỉ bảo cái sai, bao dung cho con của mình.
Tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị
Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì
Sau khi cơ thể đã phát triển hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý, giai đoạn tuổi dậy thì sẽ kết thúc. Kết thúc tuổi dậy thì ở bé trai sẽ trong khoảng từ 16 – 18 tuổi còn ở bé gái sẽ nằm trong khoảng từ 15 – 17 tuổi.
Dấu hiệu ở con trai:
- Tăng trưởng chiều cao đã tối đa, việc tăng trưởng sẽ trở nên chậm lại. Qua tuổi dậy thì, chiều cao vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ tăng trưởng ở mức độ rất chậm.
- Bộ phận sinh dục, tinh hoàn, bìu đã phát triển hoàn thiện như người trưởng thành.
- Râu, lông mu, lông nách phát triển. Các vùng như ngực, bụng, bờ vai trở nên cơ bắp, săn chắc hơn.
Dấu hiệu ở con gái:
- Ngực phát triển hết cỡ. Sau năm 18 tuổi ngực vẫn có thể phát triển nhưng với tốc độ chậm. Kích thước ngực sau dậy thì tùy thuộc cơ địa mỗi người.
- Chiều cao phát triển hoàn toàn, sau tuổi dậy thì chiều cao sẽ tăng rất chậm. Dấu hiệu cho kết thúc tuổi dậy thì.
- Cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện.
- Lông nách, lông mu phát triển hoàn toàn.
- Vóc dáng cơ thể phát triển giống người trưởng thành: Ngực nở, eo thon, xương cơ đùi phát triển, …
Khi nào dậy thì cần đến gặp bác sĩ?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sau, phụ huynh cần đến gặp bác sĩ để tư vấn:
- Chậm phát triển về thể chất và chậm phát triển về giới tính, chưa có các biểu hiện dậy thì trước khi 14 tuổi.
- Thay đổi thói quen ăn uống cũng như thói quen về cân nặng.
- Rối loạn ăn uống, biểu hiện như ở bé gái gầy nhưng vẫn bị ám ảnh bản thân béo.
- Các dấu hiệu tinh thần không ổn định, ví dụ như các triệu chứng của trầm cảm, cảm xúc thất thường, chống đối xã hội, …
- Sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá.
Một số thắc mắc về tuổi dậy thì
Dậy thì sớm có nguy hiểm không?
Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như:
- Dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, khiến cho cho đầu xương đóng khép sớm, vì vậy sẽ rút ngắn thời gian tăng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Đây là một trong những ảnh hưởng đáng kể mà dậy thì sớm gây nguy hiểm cho tương lai trẻ sau này. Trẻ qua tuổi dậy thì thì chiều cao vẫn sẽ bị chững lại, không còn phát triển nữa, chính vì vậy ở các trẻ dậy thì sớm thường có khả năng cao sẽ thấp bé, lùn hơn những bạn cùng trang lứa.
- Dậy thì sớm với đồng nghĩa với việc có kinh nguyệt sớm ở bé gái. Việc có kinh nguyệt sớm sẽ làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn của trẻ, từ đó sẽ làm giảm tượng máu lên não. Vì vậy trẻ sẽ trở nên yếu hơn, mệt mỏi hơn, nguy hiểm hơn là có thể gây chết tế bào thần kinh, thậm chí có thể gây đột quỵ chết người.
- Tăng khả năng bị bệnh ung thư vú, tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch sau này khi về tuổi mãn kinh.
- Thay đổi tâm lý ở trẻ, khi dậy thì sớm, trẻ sẽ sớm có ham muốn. Chính vì dậy thì sớm hơn những bạn cùng trang lứa, trẻ có thể có tâm lý ngại ngùng, thậm chí có thể gây tự ti cho trẻ và ảnh hưởng đến tâm lý khi trưởng thành sau này. Tâm sinh lý không ổn định còn có thể khiến trẻ dễ sa vào các hoạt động không đúng đắn, sa vào các cạm bẫy xã hội, trở nên kích động, nổi loạn hơn khi không được giáo dục giới tính đúng đắn cũng như các kĩ năng chăm sóc cơ thể.
Dậy thì muộn có nguy hiểm không?
- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dậy thì muộn mà mức độ ảnh hưởng đến cơ thể trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường khi dậy thì muộn, các bạn nữ sẽ thường có xu hướng tự ti hơn so với các bạn cùng lứa tuổi về chậm phát triển cơ thể cũng như chậm phát triển về giới tính. Tuy nhiên, các bạn vẫn sẽ dậy thì (muộn hơn) và sau dậy thì vẫn phát triển bình thường, khả năng sinh sản bình thường.
- Đối với các bạn nam, dậy thì muộn cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Hệ thống nội tiết, hormon không được kích thích phát triển có thể khiến cho bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng. Kích thước dương vật nhỏ, tinh hoàn teo vì vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của trẻ, giảm quá trình sinh tinh, giảm khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn có thể khiến bệnh vô sinh ở nam giới. Khi bị dậy thì muộn, tâm lý ở các bạn nam cũng bị ảnh hưởng, thường có xu hướng tự ti so với các bạn cùng trang lứa, trở nên xa lánh, có thể dẫn đến trầm cảm.