Bệnh đau đỉnh đầu: Nguyên nhân, Triệu chứng và Thuốc điều trị

Đánh giá post

Đau đỉnh đầu là bệnh gì?

Đau đỉnh đầu là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và hầu hết ai cũng đã từng bị đau đầu ít nhất một lần hoặc bị nhiều lần. Trên thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp người bệnh không xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau đầu của mình và cơn đau đầu gây ra rất nhiều khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân.

Ảnh minh họa bệnh đau đỉnh đầu
Ảnh minh họa bệnh đau đỉnh đầu

Hiện nay, đau ở đỉnh đầu đang diễn ra khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Cơn đau không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân mà còn là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong.

Nguyên nhân gây nên đau ở đỉnh đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu có thể kể đến như thay đổi thời tiết đột ngột, suy nhược cơ thể, viêm xoang mũi, cảm cúm, mất ngủ hay huyết áp cao.

Cơn đau đỉnh đầu có thể sẽ diễn ra trong vài phút rồi sẽ thuyên giảm và tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải chịu những cơn đau dữ dội, mãnh liệt và kéo dài đến vài ngày. Cơn đau đầu âm ỉ đã khiến chất lượng cuộc sống suy giảm trầm trọng và cũng rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân dẫn đến cơn đau đỉnh đầu có thể đề cập đến như

Do sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc chuyển mùa

Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, mưa sang nắng đột ngột có thể sẽ khiến bệnh nhân xuất hiện các cơn đau ở các vị trí như vùng đỉnh đầu, vùng trán, hai hốc mắt, đau ở vùng 2 cung lông mày và khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu. Có rất nhiều trường hợp người bệnh xuất hiện cơn đau đầu kèm theo các biểu hiện của nôn, buồn nôn,…bệnh thường bị tái phát nhiều đợt trong một năm.

Căng thẳng thần kinh hoặc căng thẳng tâm lý

  • Nguyên nhân do căng thẳng được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý đau đầu. Vùng đau có thể sẽ được khu trú một bên đầu hoặc cũng có thể đau cả ở đỉnh đầu. Bệnh thường rất dễ bắt gặp ở người từng hoặc đang bị mắc bệnh lý trầm cảm, thường xuyên phải lo âu hoặc ở những người đang trong độ tuổi trung niên.
Căng thẳng thần kinh gây ra đau đỉnh đầu
Căng thẳng thần kinh gây ra đau đỉnh đầu
  • Cơn đau đầu thường xuất phát ở hai bên đầu, bắt đầu từ hai bên thái dương hoặc vùng dưới chẩm rồi sau đó đi theo hướng lan phát triển ra đau ở cả đầu. Biểu hiện của con đau có thể là có cảm giác mạch đập không nẩy theo mạch, đau thường xuyên và đổi khi người bệnh còn có cảm giác như vùng đầu đang bị chặt lại từ vùng cổ, hai bên thái dương hoặc vùng chẩm và kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí cơn đau xảy ra trong vài tuần.
  • Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia khoa tầm thần thì hầu hết những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều căng thẳng đều đã từng ít nhất một lần bị các cơn đau ở đỉnh đầu hành hạ.

Xem thêm: Đau đầu vận mạch: Triệu chứng, chuẩn đoán và phác đồ điều trị

Huyết áp cao

Nguyên nhân này thường gặp ở những người trên 50 tuổi và huyết áp cao cũng là một trong các nguyên nhân khá phổ biến gây ra cơn đau đỉnh đầu. Cơ chế được giải thích cho cơn đau là huyết áp cao làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, gây ra giãn mạch máu hoặc xơ vữa động mạch và các triệu chứng của cơn đau đầu.

Hội chứng đau đầu vận mạch hay đau nửa đầu migraine

Biểu hiện của cơn đau đầu này là đau ở vùng đỉnh đầu hoặc đau ở nửa bên đầu. Triệu chứng của cơn đau được diễn tả lại như kiểu giật nhói như đạp mạnh, đau theo từng cơn và cơn đau thường có một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc sợ tiếng động.

Thiếu máu lên não

  • Bệnh nhân có cảm giác chóng mặt và đau ở vùng đỉnh đầu. Đau ở đỉnh đầu đi kèm với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt , mất thăng bằng khi tư thế thay đổi đột ngột. Những biểu hiện này rất có thể là do thiếu máu lên não. Người bệnh bị thiếu máu lên não cũng bị cơn đau đầu hành hạ.
Thiếu máu lên não gây đau đỉnh đầu
Thiếu máu lên não gây đau đỉnh đầu
  • Tuy nhiên bệnh nhân không có cảm giác cơn đau dữ dội như trong cơn đau đầu căng cơ, ở bệnh nhân thiếu máu lên não có cơn đau âm ỉ và thường xuyên có cảm giác như đang có vật thể gì đó chèn vào đầu của mình.

Viêm xoang mũi

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, đè nặng ở hai bên má hoặc ở trán, ở giữa hai mắt hoặc mũi. Cơn đau đầu thường kèm theo các hiện tượng nghẹt mũi, sốt, thậm chí chức năng khứu giác suy giảm.

Thường xuyên bị cơn đau đỉnh đầu hành hạ là dấu hiệu của bệnh gì?

Cơn đau đỉnh đầu có thể là dấu hiệu liên quan đến:

  • Hệ thần kinh trung ương gồm mạch máu não, hộp sọ, não bộ, màng não
  • Những dây thần kinh trong tuyến yên, hộp sọ, cột sống, màng tủy sống, đĩa đệm
  • Hệ thần kinh ngoại vi như những dây hạch thần kinh và dây thần kinh bên ngoài tủy sống và não bộ.

Hướng điều trị đau đỉnh đầu

Cơn đau ở đỉnh đầu hoặc các dấu hiệu khác liên quan đến cơn đau đầu cũng đều đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn không được tốt. Vì vậy, bạn cần lưu ý không được chủ quan. Trong mọi trường hợp bạn nên cẩn trọng, ngoại trừ trường hợp đau đầu bình thường có nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi thời tiết đột ngột.

Khi thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu đau đỉnh đầu nào, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và hợp lý nhất với bạn. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chữa trị ở nhà và không được chủ quan.

Những biện pháp phòng ngừa chứng đau đỉnh đầu hiệu quả có thể đề cập đến như:

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: bạn nên chú trọng cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế tối đa tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Bạn cần tích cực tạo cho bản thân một tình thần lạc quan, thoải mái.
Chế độ sinh hoạt khoa học phòng tránh đau đỉnh đầu
Chế độ sinh hoạt khoa học phòng tránh đau đỉnh đầu
  • Xây dựng kế hoạch luyện tập thể dục thể thao hợp lý và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: thực hiện điều này sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và còn hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Bạn nên tăng cường vận động thể chất mỗi ngày: bạn nên thường xuyên thực hiện các bài tập vừa sức rồi dần dần tăng cường độ luyện tập. Mỗi ngày bạn nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 đến 40 phút và chú ý không nên luyện tập quá sức.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tránh sử dụng những đồ ăn, thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như những loại thức uống có cồn như cafe, bia, rượu,.. và những chất kích thích ví dụ như thuốc lào, thuốc lá.

Các thuốc điều trị đau đỉnh đầu

Thuốc là một con dao hai lưỡi, ngay cả đối với sản phẩm chức năng cũng tiềm ẩn nguy cơ có tác dụng phụ. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Đối với các cơn đau đầu lành tính, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc tương đối và chứa ít tác dụng nhất ví dụ như paracetamol. Thuốc này có thể mua ở hiệu thuốc và được xếp vào nhóm thuốc lành tính và an toàn, ít gây ra tác dụng phụ không tốt trên cơ thể người bệnh.

Sau khi dùng thuốc mà bệnh đã thuyên giảm đi thì bệnh nhân có thể tạm thời yên tâm. Tuy nhiên, sau khi đã sử dụng thuốc paracetamol mà bệnh nhân vẫn có các triệu chứng của đau đầu kèm theo các biểu hiện khác thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị một cách chính xác, phù hợp nhất.

Điều trị cơn đau đầu migraine: sử dụng biện pháp tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Nhóm thuốc thường được ưu tiên sử dụng như non – steroid kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Đối với thuốc acetaminophen (hay paracetamol)

  • Tính mạng người dùng có thể sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu sử dụng quá liều.
  • Việc lạm dụng thuốc quá nhiều có thể ảnh hưởng trầm trọng đến gan và thậm chí dẫn tới tử vong. Các nguy cơ, biến chứng có thể nặng hơn, diễn ra nhanh hơn nếu bệnh nhân sử dụng thức uống có cồn trong thời gian uống thuốc có thành phần acetaminophen.
  • Khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ một cách kỹ lượng và đặc biệt thận trọng khi dùng với trẻ em.

Đối với thuốc NSAID

  • Thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây ra xuất hiện dạ dày cho người dùng thuốc. Đặc biệt là với những đối tượng trên 60 tuổi hoặc người từng có tiền sử mắc bệnh lý chảy máu dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày.
  • Nguy cơ ảnh hưởng và dẫn đến bệnh lý thận cao đối với người đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp hoặc người bệnh đã mắc bệnh thận trước đó. Gặp nhiều ở những đối tượng trên 60 tuổi.
Lưu ý khi sử dụng thuốc NSAIDS
Lưu ý khi sử dụng thuốc NSAIDS

Opioid

  • Tùy theo cơ địa từng người mà mỗi người có liều lượng sử dụng thuốc khác nhau. Cùng một liều lượng thuốc, đối với người này là liều bình thường, tuy nhiên đối với người khác có thể là quá liều thuốc. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên đưa người khác sử dụng thuốc của mình hay không sử dụng thuốc của bất kỳ ai.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc bạn không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc, đặc biệt là đối với những người bệnh mới được bắt đầu sử dụng thuốc lần đầu.

Tham khảo: Chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Đau từ đỉnh đầu lan ra sau gáy ra bệnh gì?

ở da đầu, có các sợi dây thần kinh cảm giác, việc đau đầu ở vị trí đỉnh đầu theo hướng lan ra sau gáy có thể có bản chất là đau ở thần kinh.

Thần kinh chẩm xuất phát từ phần da ở vùng đỉnh đầu chạy dần xuống gáy, do đso có thể thần kinh chẩm bị thương tổn và thần kinh chi phối cảm giác đau đã gây ra cơn đau ở bệnh nhân. Ngoài ra, đau đầu ở vị trí vùng sau gáy này còn có thể xuất phát từ những bệnh lý của chứng đau cột sống cổ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây