[CHIA SẺ] Đau dạ dày khi mang thai – Triệu chứng và cách xử lí an toàn

4.5/5 - (6 bình chọn)

Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường có những thay đổi về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Một số triệu chứng thường gặp như ợ nóng, ợ hơi hay đau bụng, … có thể gợi ý bạn đang gặp vấn đề về dạ dày. Đau dạ dày trong thai kỳ là tình trạng khá phổ biến. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ những hiểu biết về tình trạng này để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày thai kỳ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

  • Tâm lý: Trong thời gian mang thai nhiều bà mẹ thường thay đổi sinh lý, hay có cảm giác lo lắng dẫn đến stress. Khi lo lắng quá mức sẽ khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Tình trạng này lâu dần ảnh hưởng đến niêm mạc ruột gây tổn thương dạ dày.
  • Ăn uống chưa khoa học: Thực phẩm ảnh hưởng một phần rất lớn gây ra tình trạng đau dạ dày. Khi bà bầu ăn quá nhiều thức ăn chua như xoài, mơ, mận, … cũng gây ra tăng sản xuất acid dạ dày.
  • Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi lớn dần, tử cung được đẩy lên sẽ chèn ép lên dạ dày. Thức ăn di chuyển trong đường ruột bị hạn chế, có thể gây ùn ứ và khó tiêu. Tình trạng khó tiêu lâu ngày sẽ làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột
  • Nồng độ hormon progesteron cao: Progesteron bắt đầu tăng cao từ khi mang bầu và luôn duy trì ở mức cao trong suốt thai kỳ. Đây được xem là hormon “ an thai” Tuy nhiên Progesterone lại làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột. Vì thế nó làm phân di chuyển chậm nên thường gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón và ảnh hưởng đến niêm mạc ruột.
Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai
Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

Ảnh hưởng của đau dạ dày đối với bà bầu

  • Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng.
  • Gây ra cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Các tình trạng ợ nóng ợ chua làm cho bà bầu không còn cảm giác thèm ăn.
  • Mang lại sự khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của các mẹ.
  • Gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho người mẹ. Lúc này sự lo lắng quá mức lại làm tình trạng sức khỏe của mẹ tồi tệ hơn.
  • Tổn thương niêm mạc ruột gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của mẹ. Khi bị đau dạ dày ngoài chán ăn thì tình trạng hấp thu dinh dưỡng cho mẹ và bé còn bị ảnh hưởng. Vì vậy nếu không tìm ra cách giải quyết phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cho thai nhi.

TÌM HIỂU THÊM Co thắt dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng nhận biết đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày đôi khi bị nhầm lẫn với biểu hiện của ốm nghén. Nó cũng có một số biểu hiện như buồn nôn, nôn hay đầy bụng và ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên thời gian ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 2 sau khi mang thai và giảm dần khi thai nhi được 22 tuần tuổi. Còn đau dạ dày có thể xuất hiện bất kể lúc nào và thường vào những tháng cuối thai kỳ

Khi đau dạ dày bà bầu thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, gây ra cảm giác khó chịu, chán ăn. Ngoài ra còn xuất hiện các cơn đau bụng. Cơn đau thường âm ỉ, nóng rát ở vùng thượng vị ( tức vùng trên rốn). Đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc ăn no quá.

Khi tình trạng bệnh diễn biến xấu bệnh nhân sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen

Ngoài ra đau dạ dày khi mang thai khiến bà bầu chán ăn, mệt mỏi, và sút cân

Triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai
Triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày sẽ không đáng lo nếu nó được giải quyết kịp thời và dứt điểm. Tuy nhiên cơn đau có thể khiến bạn sợ hãi điều tồi tệ nhất, chẳng hạn như sẩy thai . Điều quan trọng là bà bầu phải hiểu rõ tình trạng sức khỏe của chính mình.

Sự nguy hiểm có thể xảy ra nếu tình trạng đau kéo dài, gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột. Đặc biệt trong những tháng đầu thai kì, đau dạ dày có thể khiến bà bầu nôn nhiều dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng đau trầm trọng, gây chảy máu dạ dày có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Hãy luôn kiểm soát tốt tình trạng của mình, tránh lo lắng quá nhiều.

TÌM HIỂU THÊM Sữa mẹ: 10 bí mật cha mẹ cần biết [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Bà bầu có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày?

Trong quá trình mang thai bà bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một số loại thuốc trong đó có thuốc dạ dày sẽ hấp thu và đi qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn phôi thai nhạy cảm nhất. Giai đoạn từ tuần 2 đến tuần 8 là giai đoạn tạo hình diễn ra nhanh và tế bào nhân lên mạnh nhất. Một số bộ phận quan trọng như tim, thần kinh trung ương, … cũng được hình thành trong giai đoạn này. Sử dụng thuốc trong thời kì này có thể gây ra dị tật, quái thai. Vì thế hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ba tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn ít nhạy cảm hơn đối với thuốc. Tuy nhiên các bộ phận vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Dùng thuốc dạ dày trong thời gian này sẽ ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, mắt và bộ phận sinh dục ngoài.

Ba tháng cuối thai kỳ: Trong 3 tháng cuối thai kỳ hầu hết bộ phận của trẻ đã được hình thành. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận sinh dục ngoài, gan, thận chưa hoàn thiện. Ngoài ra sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ còn ảnh hưởng đến việc sinh nở của người mẹ.

Mẹ bầu có nên dùng thuốc chữa đau dạ dày không
Mẹ bầu có nên dùng thuốc chữa đau dạ dày không

Phương pháp chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn

Sau đây là một số phương pháp an toàn chữa đau dạ dày bà bầu nên tham khảo ngay.

Tránh lo lắng, stress

Luôn tạo cho mình tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức là rất quan trọng. Khi bà bầu có tâm lý thoải mái sẽ hạn chế tiết acid dạ dày, tránh những cơn đau co thắt. Bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý, tránh làm việc quá nhiều gây ra căng thẳng và tăng lực lên dạ dày.

Thay đổi chế độ ăn uống

Không nên ăn quá nhiều vào một bữa, điều này sẽ tăng tiết acid và tạo áp lực lên dạ dày. Bà bầu nên chọn những thực phẩm dễ hấp thu. Các sản phẩm như tinh bột, trứng, sữa, … sẽ cung cấp dinh dưỡng và trung hòa acid dịch vị. Không nên ăn các thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và làm niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề hơn.

Tập thể dục

Vận động hợp lý rất quan trọng trong thời gian mang bầu. Vận động giúp mẹ có sức khỏe tốt, cải thiện tinh thần. Ngoài ra vận động còn cải thiện nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra trơn tru. Do vậy cải thiện tình trạng đau dạ dày, tránh đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.

Sử dụng bài thuốc Đông Y

Một số bài thuốc dân gian có tác dụng chữa tình trạng đau dạ dày và an toàn cho bà bầu. Một trong những bài thuốc hàng đầu được tin dùng là: Nghệ vàng mật ong. Sử dụng nghệ vàng mật ong có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế loét. Hơn nữa chúng còn kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, hệ tiêu quá vận hành trơn tru hơn.

Khi nào bà bầu đau dạ dày cần đi gặp bác sĩ?

Khi lo lắng về bất kỳ cơn đau nào đang gặp phải hoặc cảm thấy có điều gì đó không ổn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi tình trạng đau dạ dày khiến bạn nôn quá nhiều, thường xuyên xuất hiện những cơ đau bụng.

Xuất hiện máu trong phân, hoặc đi ngoài phân đen. Đây là dấu hiệu nhận biết chảy máu dạ dày, bà bầu phải được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất

Chất nôn có máu , hoặc có màu như bã cà phê

Tình trạng đau dạ dày ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bà bầu: ngủ không ngon giấc, sinh hoạt bất tiện, gầy sút cân

Phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả cho mẹ bầu
Phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả cho mẹ bầu

Trả lời một số câu hỏi thường gặp

Đau dạ dày khi mang thai tháng đầu nguyên nhân do đâu?

Ba tháng đầu là thời gian thường hay xảy ra ốm nghén. Tình trạng ốm nghén khiến bạn nôn nhiều dẫn tới nhu động ruột bị kích thích. Lúc này sự bài tiết acid cũng bị tăng lên làm ảnh hưởng niêm mạc ruột, lâu ngày gây ra đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Lúc này thai thi đã phát triển lớn hơn nhiều so với trước. Sự phát triển của thai nhi và tử cung làm gây áp lực lên đường ruột. Thức ăn di chuyển chậm chạp và khó khăn. Sự ùn ứ này có thể dẫn tới tổn thương ruột.

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Nếu bạn lỡ uống thuốc dạ dày khi mang thai đừng quá lo lắng. Hãy dừng ngay thuốc mình uống lại và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Hi vọng bài viết mang lại cho bà bầu kiến thức bổ ích về tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

TÌM HIỂU THÊM Bà bầu bị mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi? Cách chữa?

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây