[SỰ THẬT] Đại Tràng Tâm Bình “giỏi hơn” Bác sĩ và Bệnh viện?

Đánh giá post

Viên uống Đại tràng Tâm Bình là gì?

Đại tràng Tâm Bình là một loại thực phẩm chức năng, thường được dùng trong việc hỗ trợ điều trị ở những người bị bệnh viêm đại tràng.

Đại tràng Tâm Bình được được sản xuất bởi các nguyên liệu là các dược liệu từ thiên nhiên, được điều chế dưới dạng viên nang uống, đóng hộp 60 viên, mỗi hộp có 5 vỉ, mỗi vỉ có 12 viên.

Đại tràng Tâm Bình được sản xuất bởi nhà sản xuất Tâm Bình và được sản xuất tại Việt Nam.

Thành phần của Đại tràng Tâm Bình

Đại tràng Tâm Bình là một thực phẩm chức năng được sản xuất từ những nguyên liệu thuần thiên nhiên, là những dược liệu quen thuộc thường xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền của nhân dân ta được truyền qua từng thế hệ, bao gồm:

  • Bạch truật có hàm lượng 50mg
  • Đảng sâm có hàm lượng 40mg
  • Trần bì có hàm lượng là 40mg
  • Hoài sơn có hàm lượng là 35 mg
  • Bạch linh có hàm lượng là 40mg
  • Nhục đậu khấu có hàm lượng là 35mg
  • Mộc hương bắc có hàm lượng là 40mg
  • Sơn tra có hàm lượng là 35mg
  • Sa nhân có hàm lượng là 30mg
  • Mạch nha có hàm lượng là 35mg
  • Cam thảo có hàm lượng là 30mg
  • Mã tiền chế có hàm lượng là 5mg
  • Hoàng liên có hàm lượng là 30mg

Các phụ liệu khác sao cho vừa đủ 1 viên.

Công dụng của Đại tràng Tâm Bình

Công dụng của Đại tràng Tâm Bình
Công dụng của Đại tràng Tâm Bình

Với sự kết hợp của 13 loại dược liệu khác nhau, thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm bình được dùng hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính hoặc mạn tính, với các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, ăn khó tiêu, đi ngoài có phân lỏng, có lúc thì táo bón, đi ngoài phân sống, đau bụng đầy hơi. Ngoài ra thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình còn là một loại thuốc bổ, bối bổ cơ thể, giúp bổ tỳ vị, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể.

Bạch truật

Bạch truật có tên khoa học là: Atractylodes macrocephela Koidz, họ Cúc – Asteraceae.

Đặc điểm thực vật của cây Bạch truật là: Bạch truật thuốc loại cây thảo mọc lâu năm, thân cao khoảng 40-60 cm. Rễ cây phát triển thành một củ to, bên ngoài củ có màu vàng xám. Lá của cây Bạch truật mọc kiểu so le, mép là có các khía hình răng cưa, các là ở gốc cây thường có cuống dài, xẻ 3 thùy, các là ở gần cụm hoa thì lại có cuống ngắn, không chia thùy như các lá ở gốc cây. Bạch truật có cụm hoa mọc hình đầu, mọc ở ngọn, hoa nhỏ và có màu tím, quả bế và có túm lông dài.

Bộ phận dùng để làm thuốc của Bạch truật: bộ phận thường dùng để làm thuốc của cây Bạch truật là phần thân rễ của cây.

Cách sơ chế thân rễ để làm thuốc: cắt bỏ các phần rễ con ở thân rễ, rửa sạch bằng nước và sấy lưu huỳnh trong vòng 12 giờ, sau đó đem đi phơi khô. Sản phẩm thu được là củ cứng chắc, vỏ bên ngoài màu nâu, ruột bên trong màu trắng, có mùi thơm nhẹ, đây là loại củ có chất lượng tốt khi làm thuốc.

Dược liệu Bạch truật
Dược liệu Bạch truật

Công dụng của Bạch truật:

  • Tính, vị, quy kinh của Bạch truật: Dược liệu Bạch truật là dược liệu có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, dược liệu có tính ấm, quy kinh Tỳ.
  • Dược liệu Bạch truật thường có một số tác dụng như táo thấp, kiện tỳ, an thai,…
  • Bạch truật còn được xem như một thuốc bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể, và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng của gan, ăn chậm tiêu, các trường hợp nôn mửa, khi đi ngoài có phân sống, việm ruột lâu ngày, sốt có ra mồ hôi.
  • Trong một số bài thuốc, Bạch truật còn được dùng để trị đái tháo đường, trị ho cùng với làm thuốc lợi tiểu.

Đảng sâm

Đảng sâm có tên khoa học là: Codonopsis pilosula, họ Hoa chuông – Campanulaceae.

Đặc điểm thực vật của Đảng sâm: Đảng sâm là một loại cây thảo, sống nhiều năm, cây có dạng thân leo, có thể dài đến khoảng 2-3 m. Rễ cây Đảng sâm phình lên thành củ có hình trụ dài, đường kình có thể đạt 1-1,7 cm, phia dưới có phân nhánh có màu vàng nhạt, trên đó có các vết nhăn dọc và ngang. Thân cây có thể mọc bò hay mọc leo tùy  theo địa hình, cây phân làm nhiều nhánh, phía dưới có thể có lông, còn phía trên ngọn thì nhẵn, không có lông. Lá cây có thể mọc đối, có khi mọc so le hoặc thậm chí có thể mọc vòng. Cuống lá dài khoảng 0,5-3 cm, phiến là có hình tim hoặc đôi khi có hình trứng, đầu nhọn hoặc đôi khi là đầu tù, đáy có hình tim mép nguyên hơi lượn sóng hoặc mép có thể mọc kiểu răng cưa. Hoa thường mọc đơn độc ở các kẽ lá, hoa thường  có màu vàng nhạt. Quả của cây Đảng sâm là loại quả nang, khi chín thường có màu tím đỏ.

Phân bố: Ở Việt Nam, cây Đảng sâm thường mọc ở các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng,…

Bộ phận của cây Đảng sâm dùng để làm thuốc: Bộ phận dùng để làm thuốc của cây là phần rễ của cây hay còn gọi là củ.

Dược liệu Đảng sâm
Dược liệu Đảng sâm

Cách sơ chế sau khi thu hái dược liệu: Sâu khi đào phần rễ cây về, cần rửa sạch phần đất cát, phân loại rễ theo kích cỡ và đem đi phơi khô.

Công dụng của Đảng sâm:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Đảng sâm: Dược liệu Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, quy kinh vào Phế, Tỳ.
  • Theo Y học cổ truyền thì Đảng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết, sinh tân. Thường được dùng để điều trị các chứng như phế khí hư, huyết hư, …
  • Theo nghiên cứu về dược lý hiện đại, dựa vào các thành phần chính có trong dược liệu Đảng sâm như các saponin, các alcaloid, đường, tinh bột, … người ta đã chỉ ra một số tác dụng của Đảng sâm như:
  • Đảng sâm có thể dùng làm thuốc bổ, chống mệt mỏi cho cơ thể
  • Dịch chiết của dược liệu Đảng sâm thường được dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng.
  • Đảng sâm có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, tăng đường huyết của cơ thể.
  • Đảng sâm có thể làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, dùng để điều trị các trường hợp ho có đờm.
  • Đảng sâm thường có trong nhiều bài thuốc cổ truyền để trị nhiều loại triệu chứng như các bài thuốc trị lao phổi, bài thuốc trị miệng lở loét ở trẻ, bào thuốc trị huyết áp thấp, bài thuốc trị cơ thể suy nhược, ho và hư lao, bài thuốc trị đại tiện lỏng, mệt mỏ và ăn uống không ngon…

Trần bì

Trần bì có tên khoa học là: Citrus reticulata, họ Cam – Rutaceae.

Đặc điểm thực vật của Trần bì: Trần bì hay còn gọi là cây quýt là một loại cây nhỏ, thân và cành của cây thường có gai. Cây có là mọc so le với nhau, mép có các khía như hình răng cưa, vó thường có mùi thơm đặc trưng. Hoa của cây Trần bì thường mọc đơn đọc ở các kẽ là, hoa thường nhỏ và có mùa trắng. Quả cây Trần bì có hình cầu, hơi dẹt, vỏ của quả thường có mùa cam hoặc màu vàng hơi đỏ, vỏ thường hay sần sùi, dễ bóc. Quả có mùi thơm đặc trưng, bên trong có nhiều múi và nhiều hạt.

Dược liệu Trần bì
Dược liệu Trần bì

Phân bố: là một cây thường gặp, phân bố ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta.

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Trần bì: Bộ phần dùng để làm thuốc của cây Trần bì là phần vỏ quả và phần lá của cây. Vỏ quả để khô người ta gọi là Trần bì.

Công dụng của dược liệu Trần bì:

  • Tính, vị, quy kinh của Trần bì: Dược liệu Trần bì có vị cay hoặc vị cay đắng, tính ôn, quy kinh vào Phế, Can, Tỳ , Vị, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm.
  • Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa làm cho ruột có thể bài tiết một cách dễ dàng hơn, có lợi cho đường tiêu hóa của cơ thể.
  • Trần bì cũng có tác dụng chống viêm, giảm loét, dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng.
  • Ngoài ra Trần bì còn có một số tác dụng khác như lợi mật, chống dị ứng, …

Hoài sơn

Hoài sơn có tên khoa học là: Dioscorea opposita, họ Củ nâu – Dioscoreaceae.

Đặc điểm thực vật của Hoài sơn: Hoài sơn là một loại cây leo, thân cây nhẵn và hơi có chút sần sùi, góc cạnh, mỗi cây Hoài sơn thường có 1 đến 2 rễ củ. Củ của cây Hoái Sơn thường có hình trụ, dài và ăn sâu xuống đất. Lá cây Hoài sơn thường mọc đối xứng với nhau, thỉnh thoảng sẽ có một số cây lá cây lại mọc theo kiểu so le, là cây thường mọc đơn, phiến lá có hình tim, rộng và dài, cuống là dài khoảng 2 cm. Hoa đực và hoa cái mọc khác gốc nhau, quả của cây Hoài sơn thuốc loại quả nang, có 3 cạnh.

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Hoài sơn:  Bộ phận thường dùng để làm thuốc của cây Hoài sơn là phần rễ củ.

Sơ chế phần rễ củ để làm dược liệu: Sau khi thu hái phần rễ củ về, đem rửa sạch đất cát bằng nước, sau đó gọt đi phần vỏ ở bên ngoài, cho phần củ bên trong vào lò sấy trong 2 ngày, đem ra phơi khô là có thể dùng để làm thuốc.

Dược liệu Hoài sơn
Dược liệu Hoài sơn

Công dụng của dược liệu Hoài sơn:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Hoài sơn: Dược liệu Hoài sơn là dược liệu có tính ngọt, vị bình, quy kinh Thận, Phế, Tỳ, và Vị.
  • Dược liệu Hoài sơn có công dụng là bổ thận, sinh tân, ích phế, dưỡng khí và bổ tỳ, dùng để bổi bổ sức khỏe, trị các chứng ăn uống kém, ăn không tiêu, viêm ruột thuốc kéo dài lâu ngày, đi ngoài phân lỏng, di tinh, niệu tinh, tiểu đường (theo y học cổ truyền Việt Nam).
  • Một số bài thuốc cổ truyền có chứa Hoài sơn như: bài thuốc cho trẻ em đi đái nhiều, bài thuốc chữa mục nhọt, thuốc bổ dùng trong các trường hợp có bệnh về dạ dày và ruột.

Bạch linh

Bạch linh có tên khoa học là: Poria cocos, họ Nấm lỗ – Polyporaceae.

Đặc điểm thực vật của Bạch linh là: Bạch linh hay còn gọi là Bạch phục linh là một loại nấm ký sinh thường mọc xung quanh rễ của cây thông. Loại nấm này có thể có hình thoi, hình cầu dẹt, đôi khi là hình khối với kích thước lớn nhỏ không đều nhau. Mặt ngoài của nấm có màu nâu hoặc màu nâu đen, bề mặt thì xù xì, có nhiều vết nhăn và các vết lồi lõm.

Bộ phận dùng để làm thuốc của nấm Bạch linh: toàn bộ cây nấm Bạch linh đều được dùng để làm thuốc.

Phân bố: nám Bạch linh chủ yếu mọc ở Trung quốc, đã tìm thấy nấm Bạch linh ở Đà Lạt nước ta tuy nhiên số lượng còn rất ít và hạn chế.

Dược liệu Bạch phục linh
Dược liệu Bạch phục linh

Công dụng của nấm Bạch linh:

  • Tính, vị, quy kinh của nấm Bạch linh: nấm Bạch linh có tính bình, có vị ngọt hơi nhạt, quy kinh Tỳ, Tâm, Phế, Thận.
  • Theo y học cổ truyển của nước ta, nấm Bạch linh có tác dụng an thần, kiện tỳ, lợi thủy, … thường dùng để điều trị các chứng như: tỳ khí hư, tiểu tiện khó, mất ngủ, nhịp tim nhanh, phù nề, tiêu chảy, ….
  • Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, dược vào các thành phần hóa học chính có trong cây như các chất khoáng, protein, histamine,polysaccarid, adenine, … người ta đã tìm ra một số tác dụng của nấm Bạch linh là:
  • Nấm Bạch linh có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ các tế bào gan.
  • Nấm Bạch linh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng tế bào ung thư, an thần, lợi tiểu.
  • Nước được sắc từ nấm Bạch linh còn có tác dụng ức chế các trực khuẩn đại tràng, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
  • Một số bài thuốc cổ truyền có chứa nấm Bạch linh như: bài thuốc giúp ngủ ngon, an thần, bài thuốc trị tiểu ít, tiểu tiện khó, …

Nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu có tên khoa học là: Myristica fragrans, họ Nhục đậu khấu – Myristicaceae.

Đặc điểm thực vật của cây Nhục đậu khấu là: Nhục đậu khấu là một loại cây to có thân gỗ, cây trưởng thành cao khoảng 8-10 m, cây có các cảnh mành, toàn thân cây nhẵn, ít sần sùi. Lá cây mọc so le với nhau, các là cây có hình mác, có khi có hình elip, đỉnh là ngắn, mép là thì rộng, mép là nguyên không chia thùy, có 8-10 gân trên lá, là có cuống dài khoảng 1 cm. Hoa của cây Nhục đậu khấu thường có màu vàng hoặc màu vàng trắng, mọc thành kiểu xim ở các kẽ lá, các thùy hoa có hình bầu dục hoặc hình tam giác. Quả của cây Nhục đậu khấu thuộc loại quả hạch, thường có hình cầu, đôi khi có hình méo như quả lê. Quả thường mọc đơn lẻ, có cuống dài hoặc ngắn. Khi quả chín, phần đấy của quả sẽ tách ra làm 2 phần lộ ra phần hạt ở bên trong quả. Hạt của quả Nhục đậu khấu có một lớp vỏ dày bên ngoài, và được bao bọc lại bởi một lớp áo có màu hồng.

Dược liệu Nhục đậu khấu
Dược liệu Nhục đậu khấu

Bộ phần dùng để làm thuốc của cây Nhục đậu khấu: Các bộ phận dùng để làm thuốc của cây Nhục đậu khấu là phần phần nhân trong quả được phơi hoặc sấy khô, phần này được gọi là Nhục đậu khấu, còn một bộ phận khác dùng để làm thuốc là phần áo màu hồng của hạt Nhục đậu khấu đã được phơi hoặc sấy khô, phần này được gọi là Nhục ngọc quả.

Sơ chế bộ phần dùng làm thuốc: Sau khi đã thu hái quả Nhục đậu khấu về, người ta sẽ tách riêng phần bỏ quả và giữ lại phần áo quả, sau đó ngâm với muối rồi đe đi sấy hoặc phơi khô.

Công dụng của dược liệu Nhục đậu khấu:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Nhục đậu khấu: dược liệu Nhục đậu khấu có tính tính ấm, vị cay hoặc vị đắng, quy kinh Tỳ, Phế, Vị, Đại tràng.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhục đậu khấu có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng làm thuốc trong các trường hợp kén ăn.
  • Theo y học dược lý hiện đại: Nhục đậu khấu có tác dụng tăng cường hệ miễ dịch của cơ thể do trong dược liệu có nhiều các vitamin và các khoáng chất có thể bảo vệ và tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Nhục đậu khấu có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Nhục đấu khấu có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa như tăng cường bài tiết acid dịch vị giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, ngoài ra các chất xơ có trong dược liệu cũng góp phần làm giảm, ngăn ngừa táo bón.

Cam thảo

Cam thảo có tên khoa học là: Glycyrrhiza glabra, họ Đậu – Fabaceae.

Đặc điểm thực vật của cam thảo là: Cam thảo là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, có thể cao khoảng 40- 150 cm, cây cam thảo có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân của cây ngắn và có lông mềm, trong khi phần rễ, thân ngẩm của cây dài, có thể dài đến 2m, có màu vàng nhạt. Lá cây cam thảo mọc so le với nhau, lá kép lông chim lẻ, có các lá chét có mép nguyên không chia thùy. Hoa cây cam thảo mọc theo kiểu chùm ở các nách lá, các hoa thì tương đối nhỏ và có màu tím nhạt. Quả của cây cam thảo thuốc quả loại đậu, có cong hình lưỡi liềm, quả màu nâu đen bên ngoài có các lông dày.

Dược liệu Cam thảo
Dược liệu Cam thảo

Bộ phần dùng để làm thuốc của cây cam thảo: Bộ phần dùng để làm thuốc của cây cam thảo và phần rễ và thần rễ của chúng.

Công dùng của dược liệu cam thảo:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu cam thảo: dược liệu cam thảo có tính bình, vị ngọt, quy kinh Tỳ, Phế, Vị, Can.
  • Theo y học cổ truyên của nước ta thì dược liệu cam thảo thường dùng để chữa ho, viêm họng, cảm, ỉa chảy, viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài ra còn dùng trong sản xuất mỹ phẩm, làm nước giải khát, làm mứt kéo, v.v.
  • Theo y học dược lý hiện đại:
  • Dịch chiết của dược liệu cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
  • Dược liệu Cam thảo có tác dụng làm long đờm do có chứa các saponin.
  • Dược liểu cam thảo có tác dụng làm giảm độc tính hoặc giải độc của Morphin, Coacain, Strychin, …
  • Ngoài ra dược liệu cam thảo còn có tác dụng nâng cao khă năng miễn dịch của cơ thể.
  • Một số bài thuốc cổ truyền có chứa cam thảo là: bài thuốc chữa ho lao, ho lâu ngày, bài thuốc chữa loét dạ dày, bài thuốc chữa mụn nhọt, ngộ độc.

Hoàng liên

Hoàng liên có tên khoa hoc là: Coptis chinensis, họ Hoàng liên – Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật của Hoàng liên là: Hoàng liên là một lạo cây thảo nhỏ, sống lâu năm, có thể cao tới 30, 40cm. Phần thân rễ của Hoàng liên phình lên thành hình củ dài, đôi khi có phân nhánh có đốt ngắn. Lá cây mọc thẳng từ thân rễ, mọc so le với nhau, lá có cuống dài. Mỗi phiến lá thường có 3-5 lá chét, lá chét ở giữa có cuống dài nhất, mỗi lá chiết lại chia thành nhiều thùy không đều nhau, mép có răng cưa. Hoa của cây Hoàng liên mọc theo cụm, thường có màu vàng lục, hoc mọc trên các cuống dài.

Dược liệu Hoàng liên
Dược liệu Hoàng liên

Bộ phận dùng để làm thuốc của Hoàng liên: Bộ phân người ta lây từ Hoàng liên để làm thuốc là phần thân rễ của cây.

Sơ chế phần thân rễ: cho phần thân rễ của Hoàng liên vào một túi vãi, xát sao cho sạch lông hoặc có thể ngâm thân rễ vào nước tương trong khoảng 2 giờ,sau đó vớt ra, sấy khô để dùng.

Công dụng của dược liệu Hoàng liên:

  • Tính,vị, quy kinh của dược liệu Hoàng liên: Dược liệu Hoàng liên có tính hàn, vị chua, đắng, quy kinh Tâm, Can, Đại tràng.
  • Theo y học cổ truyền của nước ta, dược liệu Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, thanh can mắt sáng, tả hỏa, giải độc, thường được dùng để trị các chứng như: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, lở ngứa, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ.
  • Theo y học dược lý hiện đại: dược lý hiện đại nghiên cứu các thành phần hóa học có trong dược liệu Hoàng liên như: Berberin, palmatin, coptisin, … từ đó phân tích ra một số tác dụng của dược liệu Hoàng liên như sau:
  • Dược liệu Hoàng liên có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, và chống nấm.
  • Dược liệu Hoàng liên có tác dụng hạ huyết áp.
  • Dược liệu Hoàng liên có tác dụng lợi mật, có thể làm tăng việc tạo ra mật và làm giảm độ dính của mật.
  • Dược liệu Hoàng liên có tác dụng kháng viêm.
  • Một số bài thuốc có chứa dược liệu Hoàng liên như: bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tráng, bài thuốc chữa tiêu chảy cấp tính, bài thuốc chữa lỹ mạn tính, bài thuốc chữa trĩ, v.v

Sa nhân

Sa nhân có tên khoa học là: Amomum xanthioides, họ Gừng – Zingiberaceae.

Dược liệu Sa nhân
Dược liệu Sa nhân

Đặc điểm thực vật của Sa nhân là: Sa nhân là một cây thuốc loại cây thảo, cao khoảng 1,5-2,5 m, cây có các thân rễ nhỏ và mọc bò ngang trên mặt đất. Lá của cây Sa nhân mọc so le với nhau, các lá có màu xanh thâm, phiến lá hình mác rộng, dài, trên mặt nhẵn bóng không lông, đầu lá nhọn. Hoa của cây Sa nhân mọc thành từng chùm ở sát gốc, hoa có màu trắng đốm hoặc vàng tía. Quả của cây Sa nhân thuốc loại qua nang, có hình cầu, quả có gai mềm, khi chín có màu đỏ nâu và trong quả chứa 3 mảnh hạt.

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Sa nhân: Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Sa nhân là các quả đã già. Sau khi hái quả vệ, bóc vỏ ra lấy nhân, đem đi phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Thu được các nhân được sấy khô gọi là dược liệu Sa nhân, có mùi thơm, vị cay mát và hơi đắng.

Công dụng của dược liệu Sa nhân:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Sa nhân: dược liệu Sa nhân có tính ôn, vị cay, quy kinh Tỳ, Vị.
  • Theo y học cổ truyền của nước ta, dược liệu Sa nhân có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, thường được sử dụng để trị các chứng như: tỳ hàn tiết tả, tỳ vị ứ trệ, nôn do thai nghén.
  • Ngoài ra, dược liệu Sa nhân còn có tác dụng là hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, an thần, dùng để chữa các triệu chứng như bụng đầy ăn không tiêu, đau bụng do lạnh, …
  • Các bài thuốc cổ truyền có chứa Sa nhân như: bài thuốc trị bùng đầy đau do khí trệ, bài thuốc trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động, bài thuốc trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính.

Sơn tra

Son tra có tên khoa học là: Crataegus cuneata, họ Hoa hồng – Rosaceae.

Dược liệu Sơn tra
Dược liệu Sơn tra

Đặc điểm thực vât của Sơn tra là: Sơn tra là một loại cây cao, có thể cao tới 6m, cây có nhiều cành, các cành nhỏ thường có gai, cành non có nhiều lông. Lá cây Sơn tra mọc so le với nhau, các phiến là có hình trứng, lá dài khoảng 5-8 cm, rộng khoảng 3-6 cm, lá có chia thùy ( khoảng 3-5 thùy), mép là có hình răng cưa. Mặt dưới của là có các lông mịn, cuống là dài khoảng 3-5 cm. Hoa sơn tra tự mọc thành tán, có khoảng 4 đến 5 hoa mỗi tán, hoa có màu trắng, mỗi hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa, bầu có 5 tâm bì. Quả sơn tra có hình cầu, đường kình khoảng 2 cm, có khi to hơn, khi chín có màu đỏ thắm.

Bộ phận của cây Sơn tra dùng để làm thuốc là: Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Sơn tra là Quả sơn tra. Sau khi thu hái các quả sơn tra vừa mới chín, người ta đem cắt thành từng lát dầy khoảng 0,3-0,7 cm, sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô thu được dược liệu Sơn tra.

Công dụng của dược liệu Sơn tra:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Sơn tra: dược liệu Sơn tra có tính hơi ôn, vị chua ngọt, quy kinh Tỳ, Vị, Can.
  • Theo y học cổ truyển của nước ta, Sơn tra có tác dụng hóa tích, hoạt huyết, tán ứu, tiêu thực, thường dùng để trị các chứng như đau bụng, đầy trướng bụng, ăn không tiêu, ợ chua,…

Mộc hương bắc

Mộc hương bắc có tên khoa học là: Saussurea lappa Clarke, họ Cúc Asteraceae.

Đặc điểm thực vật của cây Mộc hương: Mộc hương là một cây thảo sống lâu năm, rễ cây phình to, đường kính rễ có thể đến 5 cm. Thân cây Mộc hương là một hình trụ rỗng, cao khoảng 2m, vỏ ngoài của cây có màu nâu nhạt. Lá của cây Mộc hương mọc so le với nhau, phiến lá chia thùy không đều nhau, mép có hình răng cưa, hai mặt của lá đều có lông nhưng lông ở mặt dưới nhiều hơn. Hoa mộc hương hình đầu, có màu lam tím. Quả của cây Mộc hương hơi dẹt và cong, có màu nâu nhạt lấm tấm những đốm màu tím.

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây Mộc hương: Bộ phân dùng để làm thuốc của cây Mộc hương là rễ đã được sấy khô hay phơi khô, được gọi là dược liệu Mộc hương.

Dược liệu Mộc hương bắc
Dược liệu Mộc hương bắc

Công dụng của dược liệu Mộc hương:

  • Tính, vị, quy kinh của dược liệu Mộc hương: dược liệu Mộc hương có tính ấm, vị cay, đắng, quy kinh Tỳ, Vị, Đị tràng.
  • Theo y học cổ truyền ở nước ta, dược liệu Mộc hương có tác dụng hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, giải độc, lợi tiểu, được dùng để trị các chứng như: tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng ăn không tiêu, không muốn ăn, đau dạ dày, đau thượng vị.
  • Một số bài thuốc có chứa dược liệu Mộc hương là: bài thuốc trị khí đau xóc, bài thuốc trị nội điếu, ruột đau thắt, bài thuốc trị bụng đầy, bụng đau do hàn thấp, bài thuốc trị ruột viêm cấp, lỵ, đau bụng, bùng đầy trướng.

Cách dùng của Đại tràng Tâm Bình

Đại tràng Tâm bình được sản xuất ở dạng viên nang, dùng để uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 viên, nên uống trước khi ăn 30 phút hoặc uống sau khi ăn 1 giờ. Có thể sử dụng thuốc liên tục trong vòng 3 đến 6 tháng.

Tác dụng phụ của Đại tràng Tâm Bình

Thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình được sản xuất với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, là những dược liệu an toàn, gần gũi với tất cả mọi người, do đó hiện nay vẫn cho có bất kỳ các tác dụng không mong muốn nào được báo cáo khi sử dụng sản phẩm này.

Tham khảo thêm: 10 THUỐC CHỮA DẠ DÀY NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Chống chỉ định của Đại tràng Tâm Bình

  • Không sử dụng sản phẩm cho những người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng sản phẩm Đại tràng Tâm Bình cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý – Thận trọng

Không uống quá liều đã được chỉ định.

Đại tràng Tâm Bình có phải là thuốc không?

Hình ảnh: Sản phẩm Đại Tràng Tâm Bình Hộp 5 vỉ x 12 viên
Hình ảnh: Sản phẩm Đại Tràng Tâm Bình Hộp 5 vỉ x 12 viên

Đại tràng Tâm Bình là một loại thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, nó chỉ là một loại sản phẩm để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh, không thể thay thế được các thuốc dùng để chữa bệnh.

Đại tràng Tâm Bình uống sau ăn được không?

Đại tràng Tâm Bình được khuyến cáo là uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ, do đó hoàn toàn có thể uống viên Đại tràng Tâm Bình sau khi ăn, tuy nhiên bạn không nên uống ngay sau khi ăn mà nên uống cách bữa ăn 1 giờ đồng hồ.

Tràng Phục Linh và Đại tràng Tâm Bình

Tràng Phục Linh cùng với Đại tràng Tâm Bình đều là thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bị viêm đại tràng cấp và mạn tính. Tuy nhiên Đại tràng Tâm bình được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, còn Tràng Phục Linh có thêm thành phần không phải dược liệu là chất trợ sinh miễn dịch Immune Gamma có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do đó Tràng Phục Linh có giá thành đắt hơn so với Đại tràng Tâm Bình, tuy nhiên Tràng Phục Linh có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ. Vì vậy lựa chọn sản phẩm nào sẽ tùy thuốc vào nhu cầu sử dụng, đối tượng của người cần sử dụng.

Tham khảo thêm: [Review] Đại Tràng MH có tốt không, giá bao nhiêu, bán ở đâu?

Đại tràng Tâm Bình uống bao lâu?

Đại tràng Tâm Bình được khuyến cáo là sử dụng trong khoảng 2 đến 3 tháng cho mỗi đợt điều trị, hoặc bạn cũng có thể uống kéo dài hơn đến khoảng 6 tháng.

Đại tràng Tâm Bình có tốt không?

Đại tràng Tâm Bình là một sản phẩm tốt, uy tín, được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Sản phẩm đã nhận được rất nhiều các phản hồi tích cực trên các trang đánh giá sản phẩm, đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng trên Webtretho.

Đại tràng Tâm Bình lừa đảo?

Thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình là một sản phẩm được đánh giá cao và được rất nhiều người sử dụng do độ hiệu quả của nó trong việc hỗ trợ điều trị các chứng của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Tuy nhiên vì Đại tràng Tâm Bình có hiệu quả rất tốt, nên đã có nhiều nghi vấn đặt ra rằng liệu Đại tràng Tâm Bình có trộn thêm thuốc Tây vào trong để có thể đặt được hiệu quả như vậy. Điều này đã được kiểm chứng bởi nhiều lần kiểm tra của các cơ quan chức năng, và các lần kiểm tra đó đã chứng minh rằng Đại tràng Tâm Bình không hề trộn thêm bất kỳ loại thuốc Tây nào khác.

Trung tâm kiểm nghiệm của Sở Y Tế Hà Nội và của các tỉnh cả nước hàng năm đều lấy mẫu sản phẩm của thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình để đi phân tích, kiểm nghiệm, cho kết quả là đều âm tính với các thành phần tân dược.

Với việc được sản xuất từ 100% là thảo dược thiên nhiên, Đại tràng Tâm Bình là một sản phẩm có chất lượng cao, an toàn đối với người bệnh, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm để hỗ trợ điều trị các chứng của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Đại tràng Tâm Bình giá bao nhiêu một hộp?

Thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình hiện nay trên thị trường đang có giá là: 89.000VND/hộp.

Mua Đại tràng Tâm Bình ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thực phẩm chức năng Đại tràng Tâm Bình ở các nhà thuốc trên toàn quốc như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, … hoặc bạn có thể liên hệ với Page để được tư vấn thêm về sản phẩm.

TCDN – Công ty dược TNHH SX&TM Dược phẩm Tâm Bình một trong những đơn vị “cộm cán” trong lĩnh vực Dược, Thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) đang có những dấu hiệu “moi tiền” người tiêu dùng sản phẩm trái với quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tài chính Doanh nghiệp về công ty Dược phẩm này thì ngoài website tambinh.vn (nơi đăng quảng cáo các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng của công ty) còn xuất hiện thêm 2 trang website như: chuakhoibenhgout.net và daitrang.net, đăng tải chung thông tin liên hệ như; hotline; mục tư vấn online hiển thị quảng cáo, giới thiệu là thông tin về thực phẩm Viên Gout Tâm Bình, Đại Tràng Tâm Bình,… cùng với rất nhiều những dòng chia sẻ của bệnh nhân về sản phẩm.

2 trang web có nhiều nhiều điểm chung thông tin với website tambinh.vn đang quảng cáo

2 trang web có nhiều nhiều điểm chung thông tin với website tambinh.vn đang quảng cáo “lố” so với quy định pháp luật

Chi tiết tại website chuakhoibenhgout.net quảng cáo sản phẩm Viên Gout Tâm Bình một loại thực phẩm chức năng do công ty TNHH SX & TM Dược phẩm Tâm Bình sản xuất và phân phối. Điều đáng lưu ý hơn cả là trên website này đăng tải rất nhiều những bài chia sẻ của bệnh nhân (chuyên mục: Câu chuyện bệnh nhân) về sản phẩm viên Gout Tâm Bình, tất cả những bài chia sẻ này đều chung một khuôn mẫu câu chuyện rằng: “Khách hàng bị bệnh gout nhiều năm, có chỉ số acid uric cao, đau liên tục,đi khám – điều trị ở nhiều bệnh viện uy tín tại Việt Nam nhưng tình trạng không bớt,nhưng chỉ uống Viên Gout Tâm Bình sau vài tháng là không còn thấy dấu hiệu bệnh gút xuất hiện nữa”.

Ý kiến khách hàng chị Đoàn Thị Thảo được đăng trên website daitrang.net

Ý kiến khách hàng chị Đoàn Thị Thảo được đăng trên website daitrang.net

Việc sử dụng những đoạn trích nguyên văn lời của bệnh nhân để quảng cáo sử dụng Viên Gout Tâm Bình sau 2-3 tháng là hết bệnh, hay in đậm cụm từ “điều trị bệnh gout”,…khiến bệnh nhân hiểu nhầm rằng bệnh này khỏi hẳn được, không cần điều trị nữa, rất có thể dẫn tới những biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng cho bệnh nhân.

Tại tọa đàm trực tuyến “Đề xuất góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý thực phẩm chức năng tại Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội: GS. TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định luôn: Thực phẩm chức năng không có công dụng hỗ trợ điều trị. Bởi theo định nghĩa được Bộ Y tế công nhận, TPCN chỉ có tác dụng “tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”

Còn theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp ban hành kèm theo quyết định số 36/QĐ-BYT/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế thì bệnh gout không thể khỏi hẳn được, bệnh nhân cần được điều trị dự phòng tái phát cơn gút cấp, cũng như dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức, dự phòng biến chứng bởi biến chứng của bệnh gout.

Đại trang Tâm Bình quảng cáo sai quy định

Đại trang Tâm Bình quảng cáo sai quy định “viêm đại tràng mãn tính” lâu năm đều khỏi bệnh

Tương tự trang website daitrang.net cũng đăng tải rất nhiều chia sẻ của bệnh nhân về sản phẩm Đại tràng Tâm Bình cũng cùng 1 nội dung hướng khách hàng, người bệnh như sau: “Khách hàng bị bệnh viêm đại tràng co thắt nhiều năm, đi chữa nhiều bệnh viện, uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, nhưng chỉ khi uống Đại Tràng Tâm Bình là khỏi được bệnh viêm đại tràng co thắt (không những hết bệnh mà còn có những tiến triển về sức khỏe và cân nặng – một câu trong bài viết chia sẻ của cô Hồ Thị Thương (ngõ 95, phố Cự Lộc, Thanh Xuân, Hà Nội), hiện đang là Chuyên gia cố vấn dược sĩ cao cấp của Tâm Bình).

Đặc biệt hơn khi đọc, trong nội dung các bài quảng cáo nhắc rất nhiều từ “thuốc” và in đậm cụm từ “điều trị bệnh gout” khi nói về sản phẩm Đại Tràng Tâm Bình.

Luật Quảng cáo quy định rõ: “Không sử dụng uy tín, hình ảnh của cơ quan y tế, người bệnh, người nổi tiếng… để quảng cáo cho các sản phẩm”. Tuy nhiên, với những dấu hiệu nêu trên, Công ty Dược phẩm Tâm Bình có đang cố tình vi phạm?

Viên Gout Tâm Bình

Viên Gout Tâm Bình “bắt bệnh” giỏi hơn cả Bác sĩ và Bệnh viện

Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Trước những thông tin nêu trên, để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe, tính mạng, người tiêu dùng, tránh việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN như thuốc chữa bệnh, vi phạm những quy định của pháp luật…, đề nghị Bộ Y tế, Cục VFA và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Tài chính Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này tới bạn đọc!

Cục An toàn Thực phẩm cho biết qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng đã phát hiện nhiều sản phẩm sai phạm về luật quảng cáo.

Mới đây, Cục An toàn Thực phẩm cho biết qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng đã phát hiện trên các trang: daitrang.net, chuabenhgout.net đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Gout Tâm Bình và Đại tràng Tâm Bình có nội dung gây hiểu nhầm tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Những nội dung quảng cáo này không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định; quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm; quảng cáo sử dụng hình ảnh, uy tín, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

Dai trang Tam Binh vi pham luat quang cao anh 1
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Gout Tâm Bình và Đại tràng Tâm Bình có nội dung quảng cáo trên các website gây hiểu nhầm tác dụng như thuốc chữa bệnh. Ảnh: Đaitrangtambinh.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình (số 349 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Tuy nhiên, trong quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình không thừa nhận các website nêu trên là của họ. Ngoài ra, công ty cũng không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên Gout Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình trên các website này.

Cục An toàn Thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên Gout Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình đang được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên không đúng với nội dung đã được thẩm định.

Cùng ngày, Cục An toàn Thực phẩm cũng thông báo quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo với 2 sản phẩm Kvoi men và Đào thi. Các sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Medicom (tầng 4, tòa nhà Vimeco Lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Medicom cũng không thừa nhận các website nêu trên là của họ và không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website như lamdephoanmy.com, daothi.com.vn, facebook.com, nilp.vn…

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, cơ quan này khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên các website nêu trên.

Theo báo Zing: https://zingnews.vn/dai-trang-tam-binh-duoc-quang-cao-nhu-thuoc-chua-benh-post1036270.html

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây