Hiện nay, bệnh lý thoát vị đĩa đệm và các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống đang ngày một phổ biến. Đối với những bệnh nhân này thì đai đeo cột sống là một giải pháp hợp lý về giá thành cũng như độ hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu về công dụng, cách sử dụng và trả lời cho bạn câu hỏi đeo đai đeo cột sống có tốt hay không?
Đai đeo cột sống là gì?
Đai đeo cột sống là một thiết bị dùng trong y học được làm từ các nguyên vật liệu đa dạng như gỗ, vải, kim loại. Với mục đích chính là cố định cột sống của người dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Đai lưng cột sống là dụng cụ sử dụng để hỗ trợ điều trị hoặc hỗ trợ phục hồi cột sống do một số bệnh lý gây ra: đau lưng, thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống… và đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.
Với thiết kế ngày càng thông minh và hiện đại hướng đến sự thoải mái, tính độ thẩm mĩ cho người dùng mà vẫn giữ nguyên các nguyên lý hoạt động rõ ràng. Các loại đai đeo cột sống đã góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp phục hồi các thương tổn một cách nhanh chóng.
Phân loại đai lưng cột sống
Dựa vào chức năng sử dụng mà người ta chia đai lưng đeo cột sống thành 3 loại như sau:
- Đai lưng cố định cột sống: là loại đai được dùng để cố định và ngăn cản sự dịch chuyển của cột sống giúp giảm đau khi vận động và bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương. Loại đai này thường được làm bằng chất liệu vải để đem lại sự thoải mái nhất cho người dùng.
- Đai lưng định hình cột sống: là loại đai lưng được thiết kế để lấy lại đường cong chữ S sinh lý dành riêng cho người bị biến dạng cột sống do tai nạn, hoạt động sai tư thế hoặc do các biến chứng của thoát vị đĩa đệm gây ra. Thường được chỉ định cho bệnh nhân bị cong vẹo cột sống do bẩm sinh hoặc thứ phát.
- Đai kéo giãn cột sống: Khi các đốt sống bị thay đổi khoảng cách tiến gần nhau hơn sẽ gây chèn ép và các dây thần kinh gây các chứng đau cột sống ở người bệnh. Đai kéo giãn cột sống được dùng trong trường hợp này mục đích để kéo dãn và gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống với nhau thường dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Thường dùng cho các trường hợp bệnh: thoái hóa cột sống, thoát vị địa đệm, trật đốt sống lưng, đau lưng do béo phì hoặc phụ nữ sau sinh, hỗ trợ cho người mới phẫu thuật đốt sống.
Trong các loại đai lưng kể trên thì dòng đai kéo giãn cột sống được sử dụng nhiều nhất bởi cơ chế hoạt động của loại này giải quyết trực tiếp được tình trạng đau cho chèn ép dây thần kinh đốt sống thông qua việc kéo dãn khoảng cách giữa các đốt sống.
Lợi ích chung khi sử dụng đai lưng kéo dãn cột sống
Đai lưng cột sống khi được sử dụng đúng cách, đúng đối tượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Cụ thể như sau:
- Cải thiện tình trạng thoát vị địa đệm: tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khiến các đốt sống bị mất lớp đệm nâng đỡ giữa các đốt. Khi đó các đốt sống bị xích lại nhau gây ra chứng đau do dây thần kinh ở giữa các đốt sống bị chèn ép. Với khả năng cố định cột sống và kéo dãn các đốt sống giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép từ đó giảm đau, chống sưng viêm tăng cường nuôi dưỡng cục bộ và phục hồi các tổn thương của địa đệm.
- Giảm đau: đai lưng được làm bằng chất liệu vải mềm mại đồng thời bó sát cơ thể làm tăng khả năng giãn cơ và mát xa cột sống nên làm giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Phục hồi khớp và đĩa đệm: sự cố định cột sống sẽ tăng khả năng nắn chỉnh các đốt sống giúp giảm đáng kể sự sai lệch của các đốt sống, lấy lại đường cong sinh lý của cơ thể. Ngoài ra việc đeo đúng và đều đặn đai lưng cũng khiến các khớp linh hoạt hơn và tạo cơ hội cho các đĩa đệm có thể tự quay lại vị trí cũ.
- Cố định cột sống cân bằng: các loại đai lưng cột sống được thiết kế theo đường cong sinh lý tự nhiên vốn có của cơ thể chúng ta nên khi đeo giúp chúng sẽ khiến bệnh nhân thoải mái, giữ được cột sống thẳng theo trụ, hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống, gù lưng.
Đối tượng nên sử dụng Đai nẹp cột sống
Đai lưng cột sống phù hợp để sử dụng cho những đối tượng sau đây:
- Người mắc viêm cột sống, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống vùng thắt lưng.
- Người bị đau dây thần kinh tọa.
- Người đang trong giai đoạn phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật cột sống.
Trên đây là một số đối tượng được chúng tôi đề ra dựa vào những tham khảo qua nhiều nguồn khác nhau. Để chắc chắn rằng bản thân có thuộc đối tượng cần sử dụng đai lưng hay không thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời chỉ định cụ thể.
Khi nào thì đeo đai đeo lưng cột sống?
Đai đeo cột sống được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Cơn đau cột sống có tính cấp tính kéo đến.
- Người đau cột sống hoặc tiền sử đau cột sống phải di chuyển một đoạn đường dài trên xe máy, ô tô.
- Người vừa phẫu thuật cột sống, người thoát vị đĩa đệm vừa phẫu thuật cần đeo đai lưng khi đi lại để tránh chấn thương cột sống tái phái cũng như đảm bảo địa đệm khoogn bị lệch ra trong quá trình phục hồi chức năng.
Cách sử dụng đai đeo cột sống
Lợi ích mà đai đeo cột sống mang lại nhất nhiều tuy nhiên để đạt được những lợi ích này thì cần phải đeo đai lưng đúng cách. Sau đây là cách đeo và cách vệ sinh Đai đeo cột sống:
Cách đeo:
Bước 1: xác định mặt trước và mặt sau của đai.
Bước 2: lật mặt sau của đai, tháo bỏ phần dây thun hỗ trợ.
Bước 3: kéo căng đai rồi đưa đai vào vùng eo sau đó căn chỉnh đai sao cho đeo một cách thoải mái nhất.
Bước 4: kéo dây chun hỗ trợ ở phía sau về phía trước để cố định đai đeo.
Cách vệ sinh: nên giặt bằng nước lạnh với xà phòng và làm khô ở nhiệt độ thường. Không nên giặt máy hay sấy khô.
Đai đeo cột sống có thực sự tốt?
Ngoài những tác động tốt thì đeo đai lưng một thời gian dài sẽ dẫn đến một số rủi ro đối với cơ thể người dùng cụ thể như sau:
- Thứ nhất: khi đeo đai trong một thời gian sẽ dẫn đến các cơ ở thành bụng, cơ thắt lưng phụ phụ thuộc và đai dẫn đến bị yếu đi vì quen với sự nâng đỡ của đai. Bạn sẽ bị đau mỏi các cơ lưng, cơ bụng nếu dừng đeo đai một cách đột ngột vì các cơ chưa kịp thích ứng khi bỏ đai. Khả năng bị đau tái phát, chấn thương cột sống ở những trường hợp này khá cao.
- Thứ hai: do đặc điểm bó sát vào vùng bụng nên người đeo sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp.
- Thứ ba: khi đeo đai lưng thì bạn sẽ có xu hướng vận động mạnh hơn bình thường. Đây là điều hiển nhiên khi các cơ được nâng đỡ bởi đai bó sát. Xu hướng vận động này không hề tốt đặc biệt với các trường hợp bị đau cột sống, thoát vị đĩa đệm có thể gây lên các chấn thương nghiêm trọng cho người bệnh.
Mặc dù những rủi ro khi sử dụng là có tuy nhiên không vì thế mà mang đai lưng không hỗ trợ gì cho người mắc đau cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Đai lưng cho cảm giác ép chặt vào bụng hơn lưng. Nhiều người còn đùa vui là đang giảm cân khi đeo đai lưng bởi bị đai lưng giúp người dùng có được đường cong tự nhiên khi đeo đồng thời cũng tạo ra một vòng eo nhỏ đẹp.
Đai lưng cũng như những thanh nâng đỡ lấy cơ thể khi người dùng làm một việc gì đó cần sức lực lớn như nâng 1 vật lên ngang lưng, hay đơn giản như các vận động viên thể hình nâng tạ cũng thường đeo các đai. Từ đó giúp tránh được các chấn thương khi nâng vật nặng.
Khi đeo đai lưng sẽ tạo ra các áp lực lên ổ bụng, các cơ co thắt ở hậu môn cùng với cơ hoành trên đỉnh ổ bụng các cơ siêng, cơ ngang ở ổ bụng tạo các áp lực đẩy lên bên trên thay vì đẩy ra bên ngoài từ đó làm giảm áp lực lên cột sống.
Lời khuyên của chuyên gia
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hằng ngoài sử dụng đai lưng thì cần kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu và sử dụng các thực phẩm hợp lý để việc điều trị và phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao nhất:
- Nên sử dụng các loại acid béo Omega 3, glucosamine, chondroitin và canxi (thịt, cá, trứng, sữa) để giúp sụn khớp chắc khỏe, ăn các loại rau xanh đậm chứa nhiều khoáng chất và vitamin.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn giàu chất đạm (thịt chó, đồ hải sản…), hạn chế ăn đồ ăn nhanh, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, tăng cường sử dụng các loại trái cây.
- Không nên giữ nguyên 1 tư thể ngồi quá lâu vì điều này gây ra các áp lực lớn lên đĩa đệm. Nếu bạn phải di chuyển xa thì hãy lên kế hoạch dừng chân để tránh đau mỏi cơ thể.
- Hạn chế mang vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến cột sống. Người bị thoát vị đĩa đệm không nên mang vác đồ có trọng lượng từ 2 kilogam trở lên.
- Không chạy nhảy, vận động mạnh hay cử động thắt lưng quá mạnh, điều này dễ gây các áp lực lớn đến cột sống.
- Hạn chế nắm sai tư thế khi đi ngủ để tránh làm các khớp bị co cứng, mất đi sự linh hoạt.
- Nếu bạn dừng đeo đai thì cần có lộ trình thích hợp tránh bỏ đeo một cách đột ngột để tránh các chấn thương nghiệm trọng. Hãy giảm dần thời gian đeo rồi mới bỏ đeo đai.
Một số review của người đã và đang sử dụng Đai lưng đeo cột sống
Anh L.A. Quân quê ở Nghệ An có mẹ đang sử dụng đai đeo cột sống chia sẻ: “Mẹ mình bị đau cột sống được gần năm rồi. Ban đầu thì chỉ dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh không có tiếng triển tốt, cứ dừng thuốc là cơn đau lại ùa đến. Mỗi lần nhìn mẹ đau là mình rất thương mẹ và mong muốn có một giải pháp giúp mẹ mình. Sau đó được sử tư vấn của bác sĩ mình đã mua cho mẹ sử dụng đai đeo cột sống. Công nhận hiệu quả thật! Mẹ mình khi đeo đã có thể thoải mái hơn trong đi lại, các cơn đau cũng kéo đến ít hơn. Kết hợp với dùng thuốc thì đến nay mẹ mình gần như đã khỏi hoàn toàn và đang giảm dần thời gian đeo đai lưng để không bị phụ thuộc vào nó.”
Chị Tâm là nhân viên văn phòng chia sẻ: mình làm văn phòng nên đặc thù là ngồi làm việc một tư thế cả ngày trời lên đau lưng là điều khó tránh. Trước đây mỗi lần đau mình chỉ dùng thuốc giảm đau là xong. Tuy nhiên dạo gần đây tình trạng đau có dấu hiệu tăng lên. Mình có đi khám bác sĩ và được giới thiệu sử dụng đai lưng đeo cột sống để đeo khi làm việc. Đai đeo cột sống giúp nâng đỡ cơ thể tránh nên mình đỡ bị mỏi lưng hơn trước, làm việc cũng thoải mái như hồi mới vào nghề vậy.
Một số lưu ý khi sử dụng Đai đeo cột sống
- Không nên lạm dụng đeo đai: quá lạm dụng việc đeo đai trong thời gian dài sẽ khiến cho cột sống cũng như các cơ bị phụ thuộc. Lâu dần dẫn đến suy giảm chức năng thậm trí nặng có thể gây mất chức năng nâng đỡ của cột sống và các cơ quanh cột sống. Trung bình mỗi bệnh nhân lên đeo đai dao động trong khoảng 2 đến 3 tiếng.
- Trong quá trình đeo: sau khi tháo đai ra khỏi cơ thể nếu bạn thấy có sự xuất hiện của các vết bầm tím hay vết mẩn đỏ thì hãy đến gặp bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.
- Không được sử dụng cho bà bầu: đây là điều hiển nhiên vì khi đeo đai lưng sẽ khiến bà bầu bị đau quanh vùng bụng đồng thời sự bó sát khi đeo cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên sử dụng đai lưng sau khi sinh nếu các chị em phụ nữ bị đau lưng.
- Luyện tập thể dục thường xuyên: cho dù có mang đến cả ngàn lợi ích thì đeo đai cũng chỉ là hỗ trợ chữa trị cũng như phục hồi chức năng cột sống. Vì vậy mỗi ngày bệnh nhân cần dành 30 để tập luyện thể dục thể thao. Quá trình luyện tập sẽ làm tăng cường sự lưu thông máu ở đốt sống nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Giúp hệ xương chắc khỏe, ít bị tổn thương.
Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng
Tôi có thể đeo đai đeo cột sống khi đi ngủ hay không?
Trả lời: không nên. Vì khi ngủ cần một tư thể thoải mái nhất mà đai lưng lại có tính chất bó buộc lưng theo một tư thế nhất định có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Tôi hiện đang là dân văn phòng, đặc thù công việc khiến tôi phải ngồi nhiều giờ liên tục thì tôi có thể đeo đai được không?
Trả lời: khi ngồi nhiều thì các cơ ở lưng, các đốt sống sẽ dễ bị mỏi đặc biệt nếu ngồi lâu từ 6 đến 8 tiếng thì nguy cơ bệnh lý về cột sống là rất hiện hữu. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng đai đeo cột sống nhằm mục đích hỗ trợ. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. Hãy tăng cường tập thể dục nhẹ tại chỗ làm việc, thay đổi tư thế ngồi thường xuyên trong quá trình làm việc.
Đánh giá một số loại đai lưng cột sống thường dùng hiện nay
Đai lưng cột sống Pro Hard Slim Bonbone của Nhật Bản
Ưu điểm: sản phẩm sử dụng cho người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Kích thước đa dạng. Thiết kế nhỏ gọn có tính thẩm mỹ cao, tiện ích bởi có nhiều túi nhỏ trên đai.
Nhược điểm: giá thành cao từ 850.000 đến 900.000 đồng.
Đai lưng bảo vệ cột sống Osaka
Ưu điểm: giá thành rẻ, nguyên liệu là sợi cước kết hợp với các sợi polyme. Có hệ thống kim loại theo chiều dọc của cột sống giúp định hình cột sống tốt hơn.
Nhược điểm: cảm giác đeo không được tốt do nguyên liệu là sợi polyme pha với sợi cước. Các bộ phận kim loại có thể đâm vào người dùng nếu dùng không cẩn thận.
Đai lưng cột sống Lumbamed Basic của Đức
Ưu điểm: đa dạng khi có thể dùng được cho người mắc cột sống, vùng thắt lưng và cả vùng thắt lưng cùng. Được thiết kế hai lớp nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng khí cần thiết nên không gây nóng.
Nhược điểm: giá thành đắt (1.600.00 đến 1.800.000 đồng cho một sản phẩm), đòi hỏi người dùng không bị chấn thương vùng xương chậu, kích cỡ kém đa dạng.
Đai lưng bảo vệ cột sống thắt lưng Disk Dr WG – 50
Ưu điểm: sử dụng công nghệ VAP bơm các túi khí nên có thể giải tỏa các áp lực lên đĩa đệm khiến cơn đau nhanh chóng bị chấm dứt. Đai ôm sát vào cơ thể, có thể làm giãn cách các đốt sống lên gần 3mm. Đối tượng sử dụng bao gồm: người bị hẹp cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, gai đôi đốt sống.
Nhược điểm: khó vệ sinh do có thiết kế bơm túi khí. Giá cả cao so với mặt bằng: 3.850.000 đồng cho một sản phẩm.
Đai cố định cột sống Flamingo Lumbar Sacro Belt
Ưu điểm: làm bằng chất liệu tổng hợp thấm hút mồ hôi giúp người dùng luôn có cảm giác khô thoáng. Giá thành vừa phải từ 350.000 đến 450.000 đồng cho một sản phẩm
Nhược điểm: đối tượng sử dụng hạn chế. Chỉ dùng cho người bị chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống.