Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Cravit, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Cravit như: Cravit là thuốc gì? Thuốc Cravit có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Cravit để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Cravit được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.
Cravit là thuốc gì?
Cravit là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm quinolon mới hay còn gọi là fluoroquinolon. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch dùng để điều trị các nhiễm khuẩn ở mắt, tai mũi họng
Thuốc có thành phần chính là levofloxacin có hàm lượng 5mg/ml. Ngoài ra thuốc còn có sự phối hợp vừa đủ của các loại tá dược có trong thuốc như Natri clorid, acid hydrocloric với nồng độ loãng, nước tinh khiết.
Giá thuốc Cravit?
Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm Santen Pharm- Nhật Bản- đây là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất thuốc, ứng dụng công nghệ cao và có dây chuyền kĩ thuật tiên tiến hiện đại.
Thuốc được nhà sản xuất bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt rất thuận tiện cho người sử dụng và đóng gói trong các chai, lọ, mỗi lọ có thể tích 5ml. Bạn có thể tìm mua sản phẩm trên các nhà thuốc hoặc hiệu thuốc trên cả nước với giá cả phù hợp. Hiện nay trên thị trường có bán sản phẩm kể trên với giá 145.000 đồng/ 1lọ thuốc 5ml
Tác dụng của thuốc Cravit
Như trên đã viết thì thuốc có thành phần chính là levofloxacin. Đây là nhóm kháng sinh nằm trong thế hệ quinolon mới phát huy tác động của mình thông qua cơ chế sau:
Thuốc ức chế AND gyrase và cả Topoisomerase IV của vi khuẩn, từ đó vi khuẩn không tổng hợp được AND và chết, do đó có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn phổ rộng. Thuốc nằm trong nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng hơn quinolon thế hệ kinh điển 10-30 lần. Nó tiêu diệt được đa số các laoij vi khuẩn như E coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, phế cầu, tụ cầu… kể cả các vi khuẩn đã kháng methicilin.
Với cơ chế như trên thì thuốc phát huy tốt tác dụng của mình trong điều trị các nhiễm khuẩn, nhất là các nhiễm khuẩn ở ngoài da.
Chỉ định
Với công dụng diệt khuẩn, nhất là các nhiễm khuẩn ở bề mặt da và niêm mạc, thuốc dùng tốt cho các vấn đề ở mắt, tai mũi họng.
Thuốc thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho những trường hợp sau:
Viêm đường hô hấp trên như: viêm xoang cấp
Viêm nhiễm ở niêm mạc mắt và khu vực xung quanh mắt như: viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm sụn mi
Viêm nhiễm ở giác mạc mắt như viêm giác mạc, loét giác mạc
Có thể dùng làm kháng sinh dự phòng trước các phẫu thuật vùng mắt, các nhiễm khuẩn sau tiểu phẫu, hậu phẫu vùng mắt
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng: do thuốc được sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mắt nên thuốc được dùng trực tiếp nhỏ lên vùng bị bệnh. Trước khi sử dụng bạn nên về sinh tay sạch sẽ, vùng mắt vệ sinh sạch sẽ, tháo bỏ kính áp tròng nếu có
Khi sử dụng bạn nên ngửa cổ chếch khoảng 45 độ, sau đó bóp nhẹ vào phần thân lọ thuốc. Sau khi nhỏ thuốc xong nhắm mắt nhẹ trong vòng 5-10 giây để thuốc không bị trào ra ngoài, có thể để 1 ngón tay chặn ở phần gốc mũi để tránh tình trạng thuốc trào ra. Tuyệt đối không được day, dụi mắt, máy mắt trong quá trình nhỏ thuốc vì dễ gây tổn thương thêm cho thuốc và không đảm bảo hiệu quả điều trị
Liều dùng mà bác sĩ khuyên dùng là mỗi lần 1 giọt, 1 ngày dùng 3 lần. Liều dùng có thể thay đổi tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân
Tác dụng phụ
Tuy thuốc có tính an toàn cao ít khi gây nên các tác dụng không mong muốn. Song trên lâm sàng cũng đã ghi nhận được một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như:
Vùng niêm mạc mắt và giác mạc bị đỏ, chảy nhiều nước mắt
Kích ứng mắt, ngứa, khó chịu vùng mí mắt
Mi mắt có biểu hiện sưng nề, chảy nhiều nước mắt, chảy nhiều gỉ
Một số trương hợp nặng có thể gặp tổn thương giác mạc, viêm giác mạc lan toả nông
Tuy nhiên những triệu chứng nêu trên chỉ xuất hiện ở một số ít các trường hợp, bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn nên tuân thủ theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê đơn, và tư vấn ý kiến của các bác sĩ
Trường hợp không được sử dụng thuốc
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc người đã có tiền sử dị ứng với các thuốc trong nhóm fluoroquinolon
Không dùng cho phụ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú
Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
Vì thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt nên cũng có ít thuốc có thể tương tác với Cravit. Tương tác xảy ra khi dùng 2 hay nhiều loại thuốc trở lên có tương kị với nhau trong cùng 1 khoảng thời gian. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng Cravit có xảy ra tương tác với những loại thuốc khác.
Vì vậy trước khi sử dụng thuốc bạn nên cần nhắc, liệt kê hết tất cả những thuốc mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả thực phẩm chức năng, thảo dược cho các bác sĩ, hoặc dược sĩ được biết để tránh những tương tác không đáng có
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, để thuốc xa tầm tay trẻ em vì trẻ nhỏ rất dễ nhầm với các đồ chơi, thức ăn của trẻ
Vệ sinh sạch sẽ vùng đầu nắp, chóp lọ, nên nhỏ trực tiếp vào mắt để tránh thuốc bị nhiễm khuẩn
Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, nếu bắt buộc phải dùng thì nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ
Trước khi dùng thuốc thì nên vệ sinh sạch sẽ vùng mắt, tháo bỏ kính cận, kính áp trong nếu có, tẩy bỏ lớp trang điểm trên mắt
Thuốc không gây giảm hiệu quả làm việc, sau khi dùng thuốc thì nên cho mắt nghỉ ngơi tránh làm việc luôn dễ gây giảm hiệu quả điều trị. Nên sử dụng thuốc vào buổi tối, vì khi đó mắt của bạn sẽ được nghỉ ngơi tốt nhất, và nếu có kích ứng khó chịu xảy ra cũng không ảnh hưởng đến việc làm.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều: nếu dùng quá liều thuốc thì bạn nên dừng lại ngay. Nếu có thể bạn nên sử dụng nước muối sinh lý nhằm trung hoà nồng độ thuốc đã nhỏ vào mắt. Tốt nhất nếu thấy kích ứng khó chịu thì nên đến các cơ sở y tế để kịp thời xử lý và tham khảo ý kiến các chuyên gia
Quên liều: nếu quên 1 liều thì bạn nên dùng lại ngay càng sớm càng tốt. Nếu quên đã lâu mà các triệu chứng của bệnh không tăng nặng thì nên hỏi lại ý kiến bác sĩ trước khi dùng lại